Kinh nghiệm làm marketing manager

Dành cho những bạn mới được bổ nhiệm, và đang lúng túng không biết phải quản lý ra sao. Không phải ai cũng có kỹ năng lên kế hoạch tốt, quản lý tốt rồi mới được thăng chức. Có thể do trong tổ chức đang trống vị trí manager nên bạn phải kiêm nhiệm luôn, cũng có thể bạn làm việc lâu năm đột nhiên manager nghỉ thì bạn lên làm thay. Đa phần là không có sự chuẩn bị để thay đổi.

Dưới đây là những thứ mà Marketing Manager mới nên làm, lưu ý là tại các công ty vừa và nhỏ, hoặc công ty to không có phân chia tổ chức quá chi tiết.

1. Chuyên Môn và kỹ năng cần:

Bạn cần biết rất rất nhiều thứ:

- Kiến thức về 5 fields: Brand, Research, Product, Trade, Digital Marketing. Trong 5 cái này sẽ có mọi thứ bao trùm về ngành marketing. Bạn có thể không giỏi hết, nhưng bạn cần phải biết, để có thể chi cho cấp dưới, họ sẽ cần làm gì?, và kiểm tra kết quả họ làm có đúng không, hơn nữa là để hỗ trợ họ hoàn thành công việc.

- Kỹ năng lên kế hoạch: đây là điều mà rất nhiều bạn mới lên làm quản lý bị bỡ ngỡ và không biết lên kế hoạch từ đâu.

Kế hoạch sẽ phân theo mục tiêu: Mục tiêu doanh nghiệp (dài hạn 3-5 năm) > mục tiêu 1 năm > Mục tiêu chiến dịch > mục tiêu chiến thuật > mục tiêu theo action >... Bạn có thể hỏi những người đi trước về tài liệu cũ, nhưng tự xây dựng lại theo ý bạn thì vẫn hơn. Nắm rõ được hướng đi của cấp trên và doanh nghiệp sẽ giúp bạn có tầm nhìn để lên kế hoạch chi tiết.

Lên kế hoạch sẽ có thể cụ thể theo hình bên dưới nữa nha. Một sản phẩm có thể dùng nhiều program marketing để phát triển, trong mỗi program có thể có nhiều chiến dịch. Trong mỗi chiến dịch, chỉ có 1 làn sóng marketing/trend,....

May be an image of blueprint, floor plan and text that says 'Campaign Tactic Wave Action Program marketing Action factic Action Campaign Action Tactic Customer segment Target Group Product ine Wave Action Acton Tactic Action Action Campaign Tactic Wave Action Action Program marketing Tactic Action Action Campaign Tactic Wave Action Action Tactic Action Action'

2. Quản lý - lãnh đạo

Có thể là vào làm quản lý ở công ty mới, hoặc đi dần từ nhân viên lên quản lý trong vài năm làm việc. Vấn đề lớn nhất là giao tiếp với nhân viên.

Quản lý ở môi trường mới sẽ bị nghi ngờ về năng lực, có những người lớn tuổi hơn sẽ không tin tưởng vào khả năng của bạn.

Quản lý ở môi trường cũ sẽ không thể thoát ra khỏi việc ngang hàng với đồng nghiệp cũ. Mọi người xung quanh bạn vẫn sẽ sử dụng cách làm việ cũ với bạn, và vô hình chung bạn cũng sẽ không đặt ra giới hạn với họ.

Hãy quản lý bằng hiệu quả công việc, chỉ quan tâm đến quá trình khi nhân sự gặp khó khăn một cách khách quan. Nói chuyện 1:1 với những ai đang chưa thực sự tin tưởng bạn, hỏi về mong muốn của họ, và nói ra kỳ vọng của bạn. HÃY BẢO VỆ CẤP DƯỚI, và nói với họ rằng họ chỉ đang chịu trách nhiệm với mỗi bạn, còn bạn đang chịu trách nhiệm với những chuyện, những người lớn hơn.

Không tự dưng bạn được bổ nhiệm vào vị trí quản lý, không tự dưng cấp trên chọn bạn chứ không phải họ. Nên là hãy tự tin, làm chủ cuộc chơi này.

3. Độ hiểu biết và Tầm nhìn

+ Góc kinh doanh: bạn làm quản lý cấp nào cũng cần quan tâm đến sự phát triển chung của công ty. Không còn thời kỳ làm công ăn lương, và không quan tâm đến ngày mai nữa rồi. Hãy hỏi cấp trên để nắm bắt rõ những mục tiêu chung.

+ Góc khách hàng: Hãy nhìn nhận những ai có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Từ B2C đến B2B, từ việc phân phối trực tiếp cho tới gián tiếp, bán chéo,... miễn là bán. Đã bán được, thì đồng thời phải xây dựng trải nghiệm khách hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng. Đó là những tài nguyên để làm marketing, giúp tiếp cận khách hàng mới. Biết ai có thể là khách hàng, tìm cách tiếp cận họ ở mọi nơi, từ chỗ làm tới đi cafe, hay tối lên giường đọc sách bạn vẫn có thể tiếp cận. Đó là tầm nhìn.

+ Góc nhân sự: Sẽ có những người trong team, thực sự họ chẳng làm được việc quái gì. Đừng nghĩ thế =)) đó là bạn không biết dùng người và không biết quản lý người. Kể cả bạn giao việc, và họ hoàn thành 70% thôi, thì lỗi vẫn thuộc về bạn, do cách bạn đặt KPI hoặc quản lý nhân sự bằng OKR bla bla.

Hãy tự nâng cao kỹ năng, và rồi đào tạo lại cho nhân sự. Việc dạy lại cho người khác sẽ khiến bạn hấp thu kiến thức nhanh hơn. 1 lần tự học, 1 lần chuẩn bị bài giảng, 1 lần dạy là ít nhất bạn có 3 lần học lại kiến thức rồi.