Trade Marketing #23: Bán lẻ thời ChatGPT

Trí tuệ Nhân tạo – AI đã lan tỏa vào lĩnh vực bán lẻ vài năm gần đây; nhiều doanh nghiệp đã tiên phong thử nghiệm các ứng dụng AI để tối ưu hóa Đề xuất Bán hàng, nâng cao hệ thống Toàn Kênh – Omnichannel cũng như các hệ thống hậu ẩn – BackEnd System. Đến đầu năm nay, chủ đề này càng trở nên nóng sốt với sự phổ biến của ChatGPT. Hoạt động ứng dụng ChatGPT vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi nhưng tiềm năng thật vô cùng lớn lao. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Cask xem qua những công ty bán lẻ đang đi đầu áp dụng ChatGPT ra sao để hiểu rõ thêm xu hướng này nhé!

1. Thương mại điện tử - E-commerce

Một số hoạt động thương mại điện tử hết sức phù hợp với ChatGPT. Trước tiên chính là ứng dụng ChatBot. Ứng dụng này có thể hiểu & tạo ra ngôn ngữ gần với tiếng nói tự nhiên của con người; nhờ đó, nó trở thành trợ tá đắc lực giúp giải đáp các thắc mắc sơ bộ về sản phẩm/dịch vụ từ phía khách hàng – như: thông tin sản phẩm, mức giá, tình trạng tồn hàng, tình trạng đơn hàng/vận chuyển… Các nhà bán lẻ chẳng có lý do gì từ chối tích hợp ChatBot vào trang Web hay ứng dụng di động của mình.

Kế đến, nhờ khả năng phân tích dữ liệu về thói quen tìm kiếm cũng như lịch sử mua hàng của Shopper, ChatGPT có thể đề xuất sản phẩm và quảng cáo phù hợp riêng cho khách hàng. Điều đó nâng cao trải nghiệm của Shopper, đẩy mạnh doanh thu & lòng trung thành.

Và cuối cùng, cũng nhờ dữ liệu, ChatGPT còn có thể bán nâng – Upsell và bán bổ sung – Crosssell. Chẳng hạn: dựa vào bản mô tả sản phẩm, ChatGPT có thể nhanh chóng tạo ra các bản mô tả chính xác cho nhiều SKU khác nhau; sáng tạo hình ảnh chất lượng cao cho nhiều sản phẩm theo hình dạng, kích cỡ… Trái với suy nghĩ nhiều người, các bản mô tả sản phẩm chính xác cao có thể giúp tăng doanh thu, giảm tỉ lệ đổi trả hàng.

2. Các chức năng hậu cần – Backend

Các chức năng hậu cần cũng không thiếu cơ hội cho ChatGPT. Đầu tiên là mảng quản lý kho: ChatGPT có thể phân tích dữ liệu, dự đoán nhu cầu tương lai, giúp doanh nghiệp tối ưu tồn kho và giảm chi phí lưu kho.

Thứ hai, ChatGPT có thể giúp công ty tối ưu hóa mức giá, định mức giá cạnh tranh – có tiềm năng doanh thu & lợi nhuận đều cao; tránh rơi vào bẫy giá quá cao hay quá thấp.

Thứ ba, thông qua việc phân tích hành vi & xu hướng tìm kiếm của người dùng, ChatGPT xác định các từ khóa quan trọng, nên dùng khi viết nội dung truyền thông hay bản mô tả sản phẩm.

Cuối cùng, ChatGPT có thể phân tích kết quả kinh doanh của nhà bán lẻ và xuất các báo cáo chi tiết, thể hiện các xu hướng trong hành vi người dùng & doanh thu, góp một phần hỗ trợ quy trình định chiến lược.

3. Bán hàng toàn kênh – Omnichannel

Hệ thống bán hàng toàn kênh – Omnichannel cũng có thể áp dụng ChatGPT. Ứng dụng này sẽ được tích hợp vào hàng loạt kênh khác nhau – từ cửa hàng, trang Web cho đến trợ lý ảo… giúp tăng trải nghiệm cá nhân hóa – Personalization – và CX; và hẳn nhiên, doanh thu & lợi nhuận nhờ đó cũng sẽ tăng.

Kết: ChatGPT còn cả một tương lai đầy hứa hẹn phía trước, nhưng ít nhất hiện nay, các nhà bán lẻ có thể vận dụng ngay những phương sách trên để bắt tay vào công cuộc AI hóa hoạt động của mình.

Để hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng Trade Marketing hiệu quả, hãy tham gia ngay Khóa học “Impactful Trade Marketing Management” tại CASK Academy – Kinh nghiệm 10 năm làm Trade được hệ thống đầy đủ trong 23 buổi học.

Thông tin khóa học