Email Marketing: 9 bí quyết viết phần văn bản xem trước giúp tăng tỷ lệ mở email của khách hàng

Hộp thư đến (Email Inbox) của khách hàng là một “mớ hỗn loạn” với dày đặc các loại email mời chào từ nhiều doanh nghiệp. Do đó, mặc dù khách hàng đã đăng ký nhận bản tin từ phía bạn nhưng người nhận sẽ phải lọc qua hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm email mỗi ngày để quyết định trong vài giây nội dung email nào đáng để mở.

Với tỷ lệ cạnh tranh cao như vậy, bạn cần phải làm mọi thứ để nổi bật giữa đám đông và cho độc giả thấy rằng email của bạn rất đáng để mở. Và Email Preheader sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh đó.

Bài viết này, Ori Agency sẽ tổng hợp 9 bí quyết giúp bạn có thể xây dựng được đoạn Preheader cuốn hút khách hàng.

I. Email Preheader là gì?

Email preheader (Văn bản xem trước) là dòng văn bản tóm tắt ngắn nội dung email. Cụ thể, các đoạn văn bản này là phần nội dung nằm sau dòng tiêu đề (Title) của email khi chúng hiển thị trong hộp thư đến trên hầu hết các thiết bị di động bao gồm iOS và Samsung Galaxy cũng như các ứng dụng email web như Gmail và Outlook.

Email Preheader là nội dung quan trong của một email bởi nó cung cấp một cơ hội để chia sẻ bản xem trước và thuyết phục độc giả rằng nội dung email chứa thông tin có liên quan đến nhu cầu và có giá trị cao với họ.

II. Tại sao Email preheader lại quan trọng?

Chủ đề email và văn bản preheader là nội dung mà bạn có thể chắc chắn rằng mọi khách hàng của bạn đọc được. Do đó, những gì bạn viết sẽ quyết định việc khách hàng có mở thư để đọc tiếp hay không.

Hộp thư đến (Email Inbox) của khách hàng là một “mớ hỗn loạn” với dày đặc các loại email mời chào từ nhiều doanh nghiệp. Do đó, mặc dù khách hàng đã đăng ký nhận bản tin từ phía bạn nhưng người nhận sẽ phải lọc qua hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm email mỗi ngày để quyết định trong vài giây nội dung email nào đáng để mở.

Với tỷ lệ cạnh tranh cao như vậy, bạn cần phải làm mọi thứ để nổi bật giữa đám đông và cho độc giả thấy rằng email của bạn rất đáng để mở. Và Email Preheader sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh đó.

III. 9 bí quyết viết preheader giúp tăng tỷ lệ mở email của khách hàng

1. Độ dài phù hợp

Một số nghiên cứu cho thấy 70% email được mở trên thiết bị di động. Vì màn hình của các thiết bị di động nhỏ hơn máy tính nên số lượng ký tự hiển thị của preheader sẽ bị hạn chế.

Các chuyên gia từ Mailerlite, một phần mềm tiếp thị email chuyên nghiệp, khuyên rằng một preheader nên chứa khoảng 100-140 ký tự. Bởi nếu preheader của bạn quá ngắn, nó sẽ tự động nhận nội dung đoạn văn bản từ phần thân (body).

Tuy nhiên nếu bạn đọc 5 bài viết về email preheader, bạn có thể sẽ nhận được 5 ý kiến ​​khác nhau cho độ dài văn bản xem trước. Sở dĩ có nhiều ý kiến như vậy độ dài ký tự phụ thuộc vào ứng dụng email (Gmail, Outlook, v.v.) và thiết bị hiển thị (máy tính để bàn, thiết bị di động, máy tính bảng, v.v.).

Vì vậy, nếu bạn có dữ liệu nhất định báo cáo về thiết bị mà người nhận mở email của họ, bạn có thể điều chỉnh độ dài preheader để phù hợp với phần lớn khách hàng.

2. Nhấn mạnh nội dung đề xuất giá trị

Mỗi email gửi đi nên có một mục tiêu rõ ràng dù đó là email quảng cáo chào hàng sản phẩm hay email chia sẻ tin tức, kiến thức. Hãy nêu và truyền tải rõ mục tiêu, giá trị mà khách hàng nhận được khi đọc email bạn gửi ngay ở phần preheader. Bởi đó chính là yếu tố quyết định khách hàng có mở email để đọc tiếp hay không.

3. Thêm lời kêu gọi hành động (Call to Action)

Để tăng tỷ lệ mở email của khách hàng, bạn có thể thêm một lời kêu gọi hành động rõ ràng (CTA) trong phần preheader. Đồng thời, hãy cho người nhận biết rằng khi mở email họ sẽ nhận được những thông tin giá trị. Vì vậy, hãy xây dựng một đoạn văn bản ngắn gọn nhưng phải đưa cho khách hàng một lý do rõ ràng để họ phải mở email đó.

Để hiểu rõ hơn hãy cùng xem một email mẫu từ Hotels.com. Phần preheader của hãng này cho phép người đọc biết rằng bằng cách tham gia sử dụng dịch vụ của họ, khách hàng sẽ nhận được phần thưởng gấp đôi.

4. Tạo sự liên kết giữa chủ đề và preheader

Chủ đề (subject line) và đoạn preheader luôn xuất hiện cùng nhau trên một màn hình. Do đó, thay vì viết 2 dòng văn bản hoàn toàn riêng biệt cho hai nội dung trên, bạn có thể tạo một câu chuyện thu hút bằng việc liên kết chúng. Ví dụ, bạn có thể đưa ra hỏi một câu hỏi và sau đó trả lời nó.

5. Kích thích sự tò mò

Copywriters thích sử dụng các yếu tố kích thích tâm lý (psychological triggers) để kêu gọi độc giả hành động. Và một trong những phương pháp tâm lý thường được ứng dụng là FOMO (Fear Of Missing Out) - đánh vào nỗi sợ bị bỏ lỡ của khách hàng.

Cụ thể, bạn có thể kết hợp các yếu tố khơi gợi sự tò mò hoặc tạo cảm giác cấp bách để đánh vào tâm lý người nhận. Ví dụ, để tạo cảm giác cấp bách bạn có thể sử dụng những từ ngữ nhấn mạnh vào sự nhạy cảm của thời gian như “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Cơ hội cuối cùng”, “Ngày mai”... để nhắc nhở khách hàng về chương trình khuyến mãi… Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ rằng, nội dung email của bạn phải truyền tải và thực hiện “lời hứa” của bạn trong đoạn preheader.

6. Cá nhân hóa nội dung preheader

Cá nhân hóa email sẽ cải thiện và kích thích tỷ lệ mở email của khách hàng. Bởi khi người đọc thấy một cái gì đó quen thuộc về bản thân họ như tên, thành phố, sinh nhật, v.v., họ có nhiều khả năng bấm mở email của bạn. Đồng thời, chiến lược này cũng giúp khách hàng cảm thấy được nội dung bạn gửi là phù hợp với nhu cầu của riêng họ chứ không phải là của số đông.

Thật vậy, nghiên cứu của Experian Marketing Services chỉ ra rằng việc sử dụng tên riêng của người nhận có thể tăng tỷ lệ mở email của khách hàng. Do đó, bạn có thể thực hiện cá nhân hóa bằng cách thêm thông tin về người nhận.

Ví dụ, bạn có thể xây dựng nội dung preheader bằng cách sử dụng tên của người nhận kết hợp một sự kiện cụ thể mà họ đã bỏ lỡ như ảnh minh họa.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc cá nhân hóa, bạn cần phải xác định trước 2 yếu tố:

- Khách hàng của bạn là ai?

- Bạn có thể cung cấp giá trị nào cho khách hàng mà họ không thể tìm thấy được ở những doanh nghiệp khác?

Hãy liệt kê những thứ nổi trội bạn đang có rồi khéo léo lồng chúng vào nội dung preheader.

7. Tránh sử dụng các từ “Spam”

Để chắc chắn email của bạn được gửi thành công vào “Hộp thư” của khách hàng, bạn nên tránh sử dụng các từ kích hoạt bộ lọc “thư rác” ngay từ phần preheader của mình. Ví dụ, việc sử dụng các từ ngữ mang tính chất bán hàng như “Mua ngay bây giờ” sẽ dẫn tới khả năng cao thư của bạn sẽ nằm trong mục “thư rác” của khách hàng. Hay việc sử dụng các dấu chấm than bừa bãi, không chuyên nghiệp cũng dẫn đến tình trạng kể trên.

8. Sử dụng emojis ở mức độ vừa phải

Không thể phủ nhận rằng biểu tượng cảm xúc (emojis) làm cho nội dung văn bản trở nên bắt mắt, thu hút người đọc và khiến quá trình đọc trở nên thú vị hơn. Thật vậy, theo nghiên cứu của MailerLite, 78% khách hàng cảm thấy thích thú hơn khi đọc nội dung có chèn biểu tượng cảm xúc.

Do đó, bạn cũng có thể sử dụng emojis để giúp email của bạn nổi bật hơn trong hàng nghìn email được gửi đến hộp thư của khách hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên lạm dụng biểu tượng cảm xúc trong phần preheader vì nó có thể tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp, giảm độ uy tín cũng như giá trị của email bạn.

9. Thử nghiệm A/B

Để có một đoạn preheader hoạt động hiệu quả, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ nội dung email đã gửi cho khách hàng trước đó. Bởi hoạt động này sẽ giúp bạn xác định đâu là loại tin nhắn đang hoạt động tốt nhất với khách hàng.

Tuy nhiên, để tối đa hóa thời gian, bạn có thể thực hiện thử nghiệm A/B để kiểm tra mức độ hiệu quả của preheader. Việc triển khai hoạt động thử nghiệm này rất đơn giản. Bạn chỉ cần thiết lập 2 email có nội dung hoàn toàn giống nhau ngoại trừ các tiêu đề. Sau đó, bạn hãy gửi 2 email trên đến một số lượng nhỏ khách hàng để kiểm tra xem đâu là nội dung có tỷ lệ mở cao hơn từ phía khách hàng.

Nguồn: Ori Marketing Agency