Marketer SR Fashion Business School
SR Fashion Business School

Style Republik Fashion Media and Education Company

Bước chân vào lĩnh vực fashion marketing cần chuẩn bị những gì?

Thế giới của người làm fashion marketing – quảng bá thời trang đứng giữa lằn ranh thú vị và thách thức. Tuy không phải là người làm nên trang phục, nhưng người làm marketing thời trang có vai trò quan trọng trong việc mang phong cách và tinh thần của một nhà thiết kế đến với công chúng. Họ chính là người giúp cho thương hiệu được biết đến nhiều hơn và được phổ biến rộng rãi.

Marketing là nơi là mà thời trang và kinh doanh giao nhau, sau tất cả, vai trò chính của việc quảng bá là gia tăng khách hàng, xây dựng vị thế cho thương hiệu. Với những ai yêu thích thời trang nhưng lại không thích hợp với việc cắt may trang phục, vai trò marketing cho một thương hiệu như một lời mời gọi.

Nếu muốn thử sức ở vai trò này, bạn cần phải chuẩn bị những gì?

Trau dồi kinh nghiệm

Vì marketing trong ngành thời trang là một loại hình đặc thù, đòi hỏi bạn phải có kiến thức về thời trang kết hợp với kinh nghiệm trong ngành này. Tất nhiên, cực kì ít người có thể nhận được lời mời làm việc ngay từ khi vừa ra trường. Vì thế, vị trí intern (thực tập sinh) tại các cửa hàng bán lẻ thời trang hay bộ phận marketing trong một công ty thời trang cũng sẽ giúp ích cho sự nghiệp của bạn rất nhiều.

Bên cạnh đó, để hiểu chuyên sâu hơn về quá trình vận hành của ngành công nghiệp này, đặc biệt nếu bạn học chuyên ngành thiết kế thời trang/ dệt may hoặc tốt nghiệp trái ngành, thì một khóa học chuyên về Fashion Marketing là điều cần thiết. Việc học sẽ giúp bạn bổ sung những kiến thức còn thiếu và đồng thời mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành. Khóa học Fashion Marketing & Communications – Chương trình Đào Tạo Chiến Lược Gia Thời Trang từ SR Fashion Business School là một gợi ý.

Mở rộng mạng lưới quan hệ

Không bao giờ là quá sớm để mở rộng quan hệ, dù muốn làm việc trong ngành này hay bất kì ngành công nghiệp nào khác. Trong ngành thời trang các mối quan hệ hay thương hiệu cá nhân có vai trò mạnh mẽ trong việc quyết định thành công của người làm fashion marketing. Bạn càng quen biết nhiều, bạn càng có nhiều cơ hội tìm thấy loại hình công việc và vị trí phù hợp cho mình. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn khi bắt đầu trong ngành thời trang là hãy khiêm tốn và học hỏi. Bạn có thể lời khuyên từ các anh chị/ chuyên gia đi trước mà bạn được gặp ở các sự kiện/ hội thảo chuyên ngành (nên hãy tích cực tham gia chúng). Nếu bạn còn mới hoàn toàn và chưa có nhiều quen biết, hãy bắt đầu với sự kiện SR Fashion Talk được tổ chức định kỳ hàng tháng của Style-Republik, đây là nơi bạn được nghe chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành thời trang.

Xác định những gì bạn muốn làm

Với nhiều bạn trẻ, chỉ xác định bản thân muốn làm công việc quảng cáo trong ngành thời trang thôi thì chưa đủ. Tốt nhất bạn nên xác định chính xác mình muốn làm ở mảng nào: ví dụ như chuyên về digital marketing đang “hot” hiện nay, hay PR – quan hệ công chúng (làm việc nhiều với báo chí/ truyền thông/ người nổi tiếng và giải quyết những khủng hoảng truyền thông cho thương hiệu – nếu có), hay bạn muốn trực tiếp tạo dựng quan hệ cho thương hiệu của mình…

Nếu sớm xác định được vai trò cụ thể mà mình sẽ làm bạn càng dễ dàng hoạch định con đường nghề nghiệp chính xác, tránh được việc loay hoay trước muôn vàn ngã rẽ hay lúng túng trong công việc vì thiếu kỹ năng/ kiến thức cần thiết.

Chuẩn bị sẵn sàng tâm thế cho công việc

Có một đặc thù của lĩnh vực truyền thông, nếu bạn làm truyền thông hay marketing trong ngành thời trang, công việc của bạn sẽ gắn liền với hàng loạt sự kiện mà chúng thường được tổ chức vào cuối tuần và thậm chí tại một thành phố nào đó rất xa nơi bạn đang sinh sống. Ví dụ như khai trương một pop-up store tại một quận ngoại thành hay thương hiệu tổ chức một show diễn ở một thành phố du lịch… điều này đòi hỏi bạn phải sẵn sàng tâm thế làm việc vào cuối tuần và di chuyển đến các thành phố lớn, có khi tần suất liên tục.

Hãy chuẩn bị sẵn tâm thế này cho công việc vì đôi khi bạn còn phải đối mặt với việc xử lý các tình huống phát sinh khi hết giờ làm việc. Hãy xác định từ đầu bạn có chịu được áp lực của ngành này hay không?

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội cũng là mảnh đất màu mỡ để mỗi cá nhân thể hiện bản thân. Hãy biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân của mình để tạo điểm nhấn trong mắt các nhà tuyển dụng. Ngày nay, nhiều thương hiệu thích làm việc với những cá nhân nổi bật/ có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý là một hồ sơ cá nhân sạch sẽ, tinh gọn, thể hiện được phong cách sống và sự chuyên nghiệp của bản thân. Hãy học cách xây dựng portfolio online và làm quen với các kênh truyền thông đa phương tiện, vì có thể sau này chúng không thể tách rời với công việc của bạn.