Các Phương Pháp Đo Lường Marketing Thích Hợp.

1. Google Analytics:

- Google Analytics cho phép bạn phân tích thông tin khách hàng ghé thăm website, blog cùng với đó là những gì khách hàng tương tác trên trang của doanh nghiệp.

- Theo Brianhonigman. com: trong các thông tin của Google Analytics thì “Bouce Rates” và “Visit Time” là những thông tin cơ bản cần nắm được.:

+ Bouce Rates: Thông số cung cấp thông tin tỷ lệ % truy cập website hoặc truy cập đến website từ 1 trang khác nhưng lại thoát khỏi trang mà không xem thêm 1 trang nào nữa.

+ Visit Time: Cung cấp thông tin về % thời gian khách hàng lưu lại trên trang doanh nghiệp.

-Những thông tin cơ bản này giúp nhận ra vấn đề cần khắc phục với trang web và cái nhìn sáng suốt về những gì khách hàng thực sự tương tác trên trang doanh nghiệp.

2. Tỷ lệ chuyển đổi:

- Marketing thường được hiểu như mảng công việc quan trọng trong cấu trúc thu hút và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi với quảng cáo, nội dung và khuyến mãi. Tuy nhiên, dù được thực hiện dưới những hình thức quảng bá thông tin hay thu hút khách hàng nào thì tăng tỷ lệ chuyển đổi vẫn là một số liệu đo lường cần thiết trong marketing.

- Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những phương pháp hữu hiệu để nhận diện mức độ tiêu tốn trong marketing và những tác động từ các chương trình đem lại cho doanh nghiệp. Vì vậy, các startup cần quan tâm và thường xuyên kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi trong các chiến dịch marketing của mình.

3. Chi phí để có khách hàng:

- Có rất nhiều doanh nghiệp hiện đang theo dõi chi phí để tạo ra một đơn hàng nhưng rất ít nhà quản lý thực sự chú ý đến chí phí để có một khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC).

- Chi phí này thực chất khá khó khăn để tính toán và định lượng hay đặt ra công thức cụ thể nhưng đây lại là một số liệu đo lường marketing rất quan trọng. So sánh giá trị CAC này với giá trị dài hạn mà khách hàng đem lại (long-term value - LTV) để nhận ra liệu doanh nghiệp có đang tính toán đến chi phí này không. Tuy nhiên, nếu chi phí để có được 1 khách hàng cao hơn giá trị dài hạn thì doanh nghiêp của bạn đang đi lệch hướng đó.

4. Nguồn thông tin mạng xã hội:

- Một trong những số liệu đo lường marketing đáng chú ý dù chưa có phần mềm hay ứng dụng nào được viết ra để đo lường chỉ số này. Đó là nguồn thông tin mạng xã hội.

- Hãy tập trung vào việc phân tích nguồn thông tin và cách hướng những cư dân mạng khác vào những thông tin như vậy, tập trung thời gian và tiền bạc vào những kênh này sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động marketing.

5. Tỷ lệ gắn bó của khách hàng:

- Phần lớn các doanh nghiệp dù đang trong giai đoạn khởi nghiệp hay phát triển đều tập trung sự chú ý vào việc thu hút khách hàng, nhưng lại ít lưu tâm đến tỷ lệ gắn bó của khách hàng đối với số liệu đo lường này.

- Hãy đặt ra những câu hỏi, như: “Tần suất khách hàng sử dụng sản phẩm? Bao lâu họ sẽ mua sản phẩm tiếp theo?” Các doanh nghiệp với tỷ lệ gắn bó của khách hàng cao có thể tập trung chăm sóc và thu về nhiều lợi nhuận hơn từ nhóm khách hàng trung thành. Vì vậy, ngay từ khi khởi nghiệp kinh doanh, hãy tập trung cho số liệu đo lường marketing.

6. Điểm hòa vốn:

- Khi nghĩ đến marketing nói chung hoặc các chiến dịch đang thực hiện nói riêng, điều cần quan tâm và luôn quan tâm chính là lợi nhuận.

- Nếu tính toán ra điểm hòa vốn ngay từ những ngày đầu khởi động chiến dịch marketing, có thể đánh giá liệu các ý tưởng có thực sự hợp lý và sẽ đạt được một mục tiêu kinh doanh hay không.

- Thường xuyên kiểm tra số liệu đo lường marketing này sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ hướng phát triển và tập trung hơn nữa vào mục tiêu cuối cùng của chiến dịch.

7. Tỷ lệ thu hút khách hàng từ quảng cáo:

- Dù doanh nghiệp đang tự thực hiện chiến dịch quảng cáo hay thuê đối tác bên ngoài thực hiện, hãy yêu cầu họ tính toán tỷ lệ thu hút khách hàng từ các chiến dịch của họ.

- Số liệu đo lường marketing này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định và thẩm định chi phí và mức độ thành công của việc quảng cáo. Suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng của các chiến dich quảng cáo là thu hút khách hàng click hoặc đăng ký, gọi điện đến doanh nghiệp.

8. Tỷ lệ click:

- Tỷ lệ click (click-through rate - CTR) là một số liệu đo lường rất quan trọng, được coi như một trong những số liệu cơ bản khi đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch marketing online.

- Tỷ lệ click càng cao dẫn đến chi phí marketing sẽ được giảm thấp, đây cũng chính là cơ sở hoạt động của những nền tảng quảng cáo như Google Adwords và Facebook Ads.

- Cùng với việc giảm bớt chi phí quảng cáo, theo dõi và phân tích tỷ lệ click cũng thể hiện tính hiệu quả của chiến dịch marketing, từ đó giúp doanh nghiệp xác định hình thức quảng cáo nào phù hợp và nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

===

Bài viết được sửa dổi dựa trên nguồn ths. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân) - tapchicongthuong. vn.

===

Tài liệu tham khảo thêm:

- John Davis (2011), Sách Đo lường tiếp thị, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hà Nam Khánh Giao (2018), Sách Đo lường chất lượng dịch vụ tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.

- Philip Kotler and Nancy Lee, (2020), Sách Từ chiến lược marketing đến doanh nghiệp thành công.