Đã đến lúc thương hiệu Nước Giải Khát FMCG tận dụng cơ hội để bùng nổ trong Hè 2023

Với đặc thù quốc gia nhiệt đới, Việt Nam đối diện với tiết trời oi nồng, nóng bức khi mùa hè đến. Đón đầu những tín hiệu của mùa hè, ngành Nước giải khát, Thức uống đóng chai (không cồn) trở nên vô cùng nhộn nhịp. Tháng 4/2023, thời điểm hè gõ cửa, cuộc đua chinh phục người tiêu dùng của những thương hiệu đồ uống FMCG chính thức bắt đầu.

Ngành đồ uống FMCG và mùa “khát” nhất trong năm

Thị trường mùa hè là sân chơi của các ông lớn FMCG trong mảng nước giải khát, đồ uống đóng chai (không cồn). Đặc thù đất nước có khí hậu mùa hè nóng ẩm và việc người dân hoạt động mạnh ở ngoài trời dẫn tới nhu cầu giải khát, “hạ nhiệt” là vô cùng cần thiết. Hòa nhịp cùng với nhu cầu đa dạng, các thương hiệu đồ uống FMCG trên thực tế cho ra đời vô vàn SKU sản phẩm đồ uống với danh sách công dụng trải dài phục vụ mọi nhu cầu giải khát của đông đảo người người tiêu dùng: Từ “làm mát”, “thỏa cơn khát tức thì”; đến những công dụng khó hình dung hơn như “detox, thanh lọc cơ thể”, “bù khoáng, điện giải”,...

Năm 2023, bức tranh Nước giải khát, đồ uống đóng chai (không cồn) trở nên đa dạng và thú vị bởi những thói quen mới dẫn đến hành vi và sở thích mới của họ so với 02 năm trước đây. Chẳng hạn, trào lưu bảo vệ môi trường, hạn chế dùng đồ nhựa đã dẫn tới việc người tiêu dùng hạn chế mua các sản phẩm đóng chai nhựa và vô cùng quan tâm tới việc các sản phẩm vỏ chai có thể tái chế được hay không, dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược Marketing của nhiều nhãn hàng.

Dưới lăng kính thương hiệu, hãy cùng điểm qua những xu hướng tiêu dùng mới mẻ này trước khi định hình “danh sách việc cần làm” vào mùa hè 2023 với Novaon Digital:

Điểm mới trong bối cảnh

Trải qua 02 mùa hè với câu chuyện gắn liền với giãn cách xã hội và bảo vệ sức khoẻ, đến 2023, cách đặt vấn đề của thương hiệu đồ uống FMCG nét mới mẻ và khác biệt nếu họ mong muốn nhận được sự chú ý từ phía người tiêu dùng.

Trên những khảo sát thông qua những chiến dịch hợp tác với các thương hiệu FMCG lớn, Novaon Digital nhận thấy những bài toán lớn sau mà thương hiệu FMCG cần giải quyết.

  • Bài toán từ sản phẩm & thông điệp hướng tới sức khỏe người tiêu dùng

  • Bài toán về lối sống xanh: cách để thương hiệu FMCG san sẻ sứ mệnh với xã hội

  • Bài toán về sức khỏe tinh thần: Làm sao để người tiêu dùng không những khoẻ mà còn vui

05 xu hướng cơ hội cho ngành hàng Đồ uống/Đồ không cồn/Sữa FMCG

Xu hướng giải trí mùa hè: nhanh, ngắn gọn, bùng nổ

Hay còn có cách cận khác đó là sử dụng “snackable content” (nội dung nhanh và đậm tính giải trí).

Thời tiết mùa hè đã là một trở ngại, vì thế sự có mặt của sản phẩm hay thương hiệu cần giúp mọi thứ trở nên dễ dàng. Snackable content là một cách tiêu biểu để hiện thực hoá mục tiêu đó.

“Cùng một khoảng thời gian nhưng người dùng muốn được xem nhiều hơn”

Theo khảo sát của Meta, đối với người dùng Việt Nam, giải trí ”nhanh” đang dần trở thành 1 xu hướng thịnh hành khi họ bắt đầu có hành vi ưu tiên xem nhiều các video giải trí ngắn nhiều hơn. Những năm vừa rồi cũng đã chính thức đánh dấu sự bùng nổ của các MXH video ngắn như: TikTok, Facebook Reels, Youtube Short,...

Bằng những lý do trên, nội dung ngắn với những điểm chạm bùng nổ chính là hướng triển khai mà các thương hiệu đồ uống nên tận dụng ngay trong mùa hè này để không bỏ lỡ cơ hội tiến gần tới trái tim của người tiêu dùng.

Chăm sóc sức khoẻ chủ động

Giải nhiệt cơ thể là mối bận tâm hàng đầu về sức khỏe của người tiêu dùng trong suốt các dịp mùa hè. Cụ thể, người tiêu dùng quan tâm đến các phương thức để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết nắng nóng (các thức uống dinh dưỡng giải nhiệt và các cách khử mùi cơ thể,...)

Trải qua 02 năm sống chung với dịch bệnh, tâm lý “phòng ngừa” đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Họ đã quen với việc nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe, từ việc “chữa bệnh” chuyển sang “ngừa bệnh”, “phòng bệnh”. Mùa hè 2023, câu chuyện không chỉ dừng ở COVID-19 mà còn đối với tất cả các bệnh lý có thể mắc phải trong dịp Hè. Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp rèn luyện sức khỏe, đòi hỏi việc thương hiệu có thể thấu hiểu và “chăm sóc” họ.

Gợi ý cho thương hiệu: Triển khai menu “Thức ngon mùa hè” hay cẩm nang chăm sóc họng khỏe ngày hè để có thể an tâm tự tin thưởng thức mọi đồ uống trong thời tiết nóng nực.

Sức khỏe tinh thần được quan tâm cấp thiết

Ngoài các vấn đề về thể chất, chăm sóc tâm trí cũng là xu hướng mới được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Những cụm từ như “Burn out”; “Healing”,... xuất hiện nhiều hơn trên MXH, đây là cơ hội rất tốt để các thương hiệu có thể xây dựng Brand love đối với người tiêu dùng thông qua việc “chăm sóc sâu”.

Theo báo cáo Google Year In Search 2022, số lượng kết quả tìm kiếm gắn với cụm từ “giảm căng thẳng” gia tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Mobile game tiếp quản và duy trì sức hút sau dịch COVID

Gắn bó với người tiêu dùng như một cách thức quen thuộc trong mùa dịch, việc sử dụng thiết bị di động nói chung và Mobile Game nói riêng ngày càng phát triển. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Game Mobile xuất phát từ nhu cầu giải trí của người tiêu dùng & mong muốn kết nối cộng đồng trong thời gian làm việc tại nhà.

28,4 triệu là con số người chơi tại Việt Nam (tính đến thời điểm tháng 12/2022) và doanh thu các game Mobile sản xuất tại Việt Nam, phát hành toàn cầu lên đến 200 triệu USD/ năm.

Thị trường Game Mobile hứa hẹn có khả năng “chiếm sóng” cho thương hiệu nước giải khát FMCG trong dịp Hè, do Người tiêu dùng có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn khi thời tiết trở nên khắc nghiệt.

Gợi ý từ phía Novaon Digital dành cho thương hiệu: Thiết kế game tương tác với người tiêu dùng trong chiến dịch hè.

Game “Cặp nào - Món nào” lấy cảm hứng từ việc lựa chọn đồ uống mà Novaon Digital gợi ý cho nhãn hàng

Podcast từng phút len lỏi vào cuộc sống thường ngày

Thời đại của các định dạng nội dung sáng tạo đang lên ngôi, cố gắng thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng. Podcast là một trong số đó.

Theo Statista, đến hết năm 2022, ước tính số lượng người nghe podcast sẽ chiếm hơn 20% tổng lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (khoảng 424 triệu người).

​​Các xu hướng nghe - nhìn đã phát triển đa dạng trong thời gian lockdown và dần dần tiếp tục len lỏi trong hành vi Người tiêu dùng. Podcast luôn được liên kết chặt chẽ với việc di chuyển khi đi làm việc hoặc học tập, nhưng nó cũng ăn sâu vào môi trường sinh hoạt. Thời gian chờ đợi, thời gian di chuyển, tập thể dục hoặc ngay cả trước giờ ngủ cũng trở nên thích hợp để lắng nghe podcast.

Đây là khoảng thời lượng quý báu mà thương hiệu không nên bỏ lỡ để du nhập vào trong thế giới của người tiêu dùng.

Trải nghiệm thực tế ảo dẫn dắt xu hướng nâng cấp CX (Customer Experience)

VR và AR trước giờ chỉ được được biết đến thông qua trò chơi, phim ảnh và giải trí. Nhưng hiện nay, VR và AR đã vượt ra khỏi nguồn gốc đó và trở thành xu hướng dẫn đầu cho việc ứng dụng công nghệ vào nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là mảnh đất tiềm năng cho ngành hàng FMCG - ngành hàng đòi hỏi sự đầu tư, thay đổi, phát triển liên tục để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng, có thể ứng dụng.
Trải nghiệm thực tế ảo nâng cấp mức độ tương tác của chúng ta, tăng sự liên kết giữa những trải nghiệm số và cảm xúc thật.

Trong năm 2022 vừa qua, ngành hàng FMCG nói chung đã đón nhận các chiến dịch VR nổi bật. Đơn cử có thể kể đến case study của Kinh Đô “Keeping festive stories virtually alive” rất thành công trong mùa Trung thu 2022.

Nguồn ảnh

Hay case study tiêu biểu “Hệ phòng thủ 1170” của Vinamilk đã truyền tải thành công tính cách trẻ trung, khỏe khoắn của thương hiệu qua AR game “Vũ điệu bụng khỏe”. Chiến dịch được thực hiện trong thời điểm từ Xuân sang Hè, thể hiện rằng Vinamilk là thương hiệu tinh tế khi khai thác câu chuyện về hệ miễn dịch và thời điểm chuyển mùa.

Nguồn ảnh

Tổng kết phần 1: Cơ hội từ phía nhãn hàng Đồ uống FMCG

Về xu hướng tiêu dùng

Những xu hướng và hành vi tiêu dùng, các mối quan tâm và bận tâm của Người tiêu dùng trong Hè 2023 không thay đổi quá nhiều so với các năm trước như: nhu cầu về giải trí, nhu cầu về du lịch, chăm sóc sức khỏe – giải nhiệt mùa hè.

Tuy nhiên Đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối 2022 đã gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng Việt: Họ đòi hỏi “được chăm sóc” nhiều hơn, toàn diện đến từ thương hiệu, hay nhu cầu về giải trí cũng cần “nhanh chóng” hoặc “được nhiều” hơn.

Dự báo đây chính là xu hướng nội dung dẫn dắt trong Hè 2023.

Về xu hướng nền tảng

Bên cạnh những Platform giải trí, truyền thông đã quen thuộc với Người tiêu dùng Việt. Giai đoạn 2022 - 2023 đánh dấu sự xuất hiện của những nền tảng mới ngày càng được người tiêu dùng Việt quan tâm và yêu thích. Đây chính là cơ hội dành cho các thương hiệu trong việc tích hợp vào truyền thông: Gamification; Podcast; Virtual Reality (VR); Short Video.

Tới phần 2, Novaon Digital sẽ đưa ra 4 gợi ý “Hè concept’ để bứt phá chiến dịch mùa tiềm năng nhất này với các nhãn hàng FMCG ngành đồ uống. Hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đón đầu chiến dịch Hè 2023, nếu nhãn hàng còn đang gặp khó khăn trong việc định hình chiến lược triển khai, hãy liên hệ tư vấn từ Novaon Digital.

Novaon Digital đã và đang là đơn vị tư vấn chiến lược Digital Marketing cho nhiều nhãn hàng lớn, hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong mùa tiêu dùng Hè 2023 này.

Tìm hiểu thêm về giải pháp của chúng tôi tại đây: www.novaondigital.com