Marketer Le Duc
Le Duc

SEOer @ Đức Lê Marketing

Nghề SEO đang bị "Underestimate" như thế nào?

Nghề SEO đang bị biến động rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Không chỉ là sự ra đời của các công nghệ AI mà nó còn là các cách thức marketing mới nơi mà SEO không còn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp (vĩ nhiên không phải là tất cả).

SEO ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng với Google, nó tạo ra những công việc mới, những kiến thức mới và cả những khái niệm mới trong Marketing. Do đó đôi khi nó bị nhận định sai và bị đánh giá thấp.

Nhiều anh em trong nghề hay thậm chí là các doanh nghiệp thì đều sẽ nghĩ rằng làm SEO chỉ đơn giản tối ưu trên platform Google là xong.

Nó không hẳn là sai nhưng chưa đủ để đúng. SEO hay Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá "công cụ tìm kiếm". Ngày trước thì rõ ràng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sản phẩm hay để tìm một câu trả lời cho một câu hỏi nào đó thì chỉ có thể tìm đến Google mà thôi.

Nhưng bây giờ thì sao chúng ta có rất nhiều platform tìm kiếm khác nhau, nào là ChatGPT để trả lời những câu hỏi thông tin, Shopee, Lazada để tìm sản phẩm, Tiktok để tìm review về đồ ăn hay review về một món đồ muốn mua. Còn chưa kể đến những thị trường khác như US thì họ tập trung tìm kiếm trên Bing mà thôi.

Đấy chính là câu chuyện và cũng là vấn đề mà những người làm SEO hay chính cái nghề SEO này cần phải giải đáp cho doanh nghiệp và người dùng: "tại sao tôi cần SEO nếu bạn chỉ biết SEO Google?". Ở bài viết này tôi sẽ phân tích góc nhìn của mình trên một dài khía cạnh.

Thứ nhất, ở góc độ phát triển kinh doanh, thúc đẩy nhận diện thương hiệu. Tại sao doanh nghiệp lại cần những người làm SEO như chúng ta?. Trong khi hiện giờ có hàng tá các platform khác có thể mang lại kết quả nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng ý là với sự ra đời của Tiktok hay ChatGPT chúng ta có thể thấy nhu cầu được trả lời nhanh được học nhanh đang là xu thế.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả, nó cũng giống như việc chỉ nhìn thấy phần nỗi của tảng băng trôi không đồng nghĩa là tảng băng đó chỉ có nhiêu đó.

Phần bên dưới của tảng băng thì sao, nó to như thế nào làm sao biết được. Trở lại với bài toán marketing trong doanh nghiệp, nếu không triển khai SEO thì làm sao đoán định được là người ta có tìm kiếm họ trên Google hay không, dung lượng thị trường của họ trên platform Google là bao nhiêu.

Chưa kể đến những cơ hội đẩy mạnh thương hiệu một cách sâu sắc và bền chặt khi mà các platform khác nó chỉ thu hút những người dùng muốn nhanh. Tôi sẽ dùng Tiktok để so sánh cũng như đưa cho doanh nghiệp một góc nhìn về cách phát triển thương hiệu và tìm kiếm người dùng.

Đối với Google đó là sự tin cậy. Khi website của doanh nghiệp được xếp hạng cao trên Google, khách hàng có xu hướng tin tưởng hơn vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó.

Ngoài ra nó còn tăng doanh số bán hàng. Khi lượng truy cập tăng lên, số lượng khách hàng tiềm năng cũng tăng, từ đó doanh nghiệp có cơ hội bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.

Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo. SEO Google là một hình thức quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với quảng cáo truyền thống. Tuy nó có lâu một chút nhưng bù lại sau khi đã đạt được thứ hạng cao thì quả ngọt nhận lại là vô cùng tốt.

Hơn thế nữa nếu doanh nghiệp không có mặt trên trang đầu của Google, khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang các đối thủ khác có thứ hạng cao hơn. Tìm đọc thông tin về sức khoẻ mà toàn thấy Vinmec thì rõ ràng là người ta muốn đi khám bệnh ở Vinmec rồi.

Đối với Tiktok nó scale rất nhanh. Cái gì nhanh đến thì cũng nhanh đi, Tiktok cho doanh nghiệp cơ hội có nhiều người quan tâm trong thời gian ngắn, nhưng nên nhớ người dùng trên đó họ không quan tâm đến brand, cái họ quan tâm là nội dung do brand tạo ra có "giải trí" hay không.

Khi mà tính giải trí không còn tự khắc sẽ họ sẽ rời đi, unfollow, kênh bị flop,... Rõ ràng Tiktok hay những nền tảng thông tin nhanh khác vẫn đang và sẽ là trend nhưng nó là trend và là cơ hội cho việc phát triển thương hiệu cá nhân KOLs, KOC chứ không phải cho brand.

Đã là doanh nghiệp, là đại diện cho rất nhiều cá nhân thì không thể qua loa như thế. Chúng ta có thể thấy những thương hiệu lớn mấy khi xuất hiện trên TikTok. Không phải vì họ không muốn đây mà là vì họ sợ, sợ bị nhận định sai về nhận thức thương hiệu. Để bán hàng đôi khi brand chỉ cần thuê KOLs là đủ.

Tôi sẽ không xoáy sâu thêm về sự khác nhau giữa Google và TikTok, và những nhận định khách quan này của tôi là để những người chủ doanh nghiệp hiểu được sự quan trọng của tất cả nền tảng và thứ mà họ nên triển khai trong chiến dịch marketing của mình và tránh mấy câu hỏi khó anh em SEO chúng tôi kiểu: "tại sao lại cần SEO Google khi mà giờ tôi có ChatGPT hay Tiktok".

Thứ hai, tôi sẽ nói ở dưới góc độ công việc, nhiệm vụ phải làm trong SEO. nhiều doanh nghiệp hay một số bộ phận anh/chị ở vị trí marketing nghĩ rằng làm SEO rất dễ, chỉ cần viết nội dung tối ưu cho điểm Rankmath hay YoartSEO nó xanh là được, xong rồi ngồi đó rung đùi chờ nó lên hạng. Ừ, cứ chờ đi, may mắn thì nó cũng ranking đấy, không ít doanh nghiệp hiện tại ranking tốt mà chẳng cần người làm SEO.

Tuy nhiên khi website tụt thứ hạng, bị án phạt từ Google, lỗi technical thì tràn đầy luôn. Thì lúc đấy phải làm thế nào, ai sẽ là người xử lý, đi thuê outsource thì người ta chỉ nhận không dưới 40, 50tr một tháng, chưa kể đến mấy site bị dính án phạt có khi người ta còn không nhận, cho đại dài cái giá 100, 200tr cho doanh nghiệp xanh mặt rồi bỏ đi luôn.

Mất bò mới lo làm chuồng, tới lúc site tụt hạng mới đi kiếm chuyên viên SEO. Xong người ta vào quăng cho người ta một đống bài toán cần giải, nào là fix lỗi, nào là ranking. Tôi nói thật cầm một website làm SEO từ đầu còn dễ chứ đưa một website bị phạt kèm một ngàn lẽ một lỗi technical thì chịu. Những người làm được điều đó thì người ra làm riêng hết rồi không có đi làm cho ai chi cho mệt.

Câu hỏi đặt ra là: "sao không làm chuẩn chỉnh ngay từ đầu?". Xây dựng và tối ưu từ lúc build web có phải sẽ tốt hơn không. Tìm và audit những lỗi technical thường xuyên có phải tốt hơn không? Xây dựng các chỉ số bên ngoài trang hợp lý có phải tốt hơn không?

Nếu không có người làm SEO thì ai sẽ tối ưu hóa trang web? tối ưu hóa nội dung, meta description, tiêu đề, thẻ alt và tốc độ tải trang? Hay cứ thích viết gì là viết, tiêu đề ngắn dài làm sao không quan trọng, ảnh thì kệ nó dung lượng bao nhiêu? Ai là người nghiên cứu từ khóa? Hay thích chủ đề gì thì viết chủ đề đó trên web và khiến cái web như một cái lẫu thập cẩm? Ai là người xây dựng liên kết internal link, external link hay chỉ viết bài rồi thắp nhang mong nó lên top với site có 0 độ trust, 0 sức mạnh nào? Ai là người check lỗi và audit các lỗi đó cho website? Hay cứ mặc kệ đời, để lỗi đó cho tự nhiên nó sửa, tự nhiên nó mất? Ai là người báo cáo các chỉ số trong SEO, tỷ lệ impression, Click, Bounce rate, hành trình khánh hành trên website, chủ để nào là chủ đề mà site mạnh nhất, EAT tốt nhất? Hay là để một ông chuyên viết báo cáo, một ông chuyên vẽ chiến dịch marketing báo cáo?

Tôi sẽ không nói thêm về thứ mà người làm SEO làm được cũng như là những điều mà bộ phận khác trong marketing không làm được. Vĩ nhiên là có một số "full stack" ở đây vè bĩu quan điểm này nhưng mà ok thôi. Quan điểm vẫn cứ là quan điểm. Thích thì nghe không thích thì phản bác để chúng ta có một kết quả tốt hơn.

Bài viết này có lẽ đã đủ dài và đủ "quan điểm" để tôi có thể giải đáp cho doanh nghiệp hay những bạn đang làm SEO về cái nghề của mình nó quan trọng ra sao và sẽ có thể làm những gì. Hẹn gặp lại mọi người trong một bài viết khác dài hơn.

Bài viết gốc: https://duclemarketing.com/nghe-seo-dang-bi-underestimate-nhu-the-nao/

#duclemarketing