Các chỉ số đánh giá chiến dịch marketing F&B thành công

Chỉ số đánh giá chiến dịch Marketing F&B là gì? Tại sao chúng ta có thể đánh giá một chương trình quảng cáo thành công và hiệu quả khi nhìn vào các chỉ số?

Marketing hay còn gọi là quảng cáo là một cầu nối quan trọng để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được sản phẩm. Đặc biệt, trong ngành F&B, marketing lại càng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng để các nhà hàng, khách sạn, chuỗi cửa hàng thực phẩm có thể tiếp cận được đến với những khách hàng tiềm năng. Hiện nay, marketing F&B đang là cách thức phổ biến mà nhiều nơi sử dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu. Vậy marketing F&B là gì? Những chỉ số nào quan trọng trong một chiến dịch marketing F&B. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Marketing F&B là gì?

Marketing F&B là viết tắt của Marketing Food & Beverage Service. Đây là hình thức quảng cáo cho các dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, quán ăn,... Với mục đích cuối cùng là gia tăng doanh số, thu hút khách hàng hoặc giữ chân các vị khách trung thành,...

Trong Marketing F&B bao gồm nhiều chiến dịch như ra mắt thương hiệu, ra mắt chi nhánh cửa hàng, chiến dịch gia tăng doanh số, thu nhập khách hàng hội viên, chiến dịch ra mắt món mới,... Với rất nhiều chiến dịch như trên thì Marketing F&B là một trong những chương trình quảng cáo được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhưng cũng có rất nhiều nhà hàng, khách sạn thất bại trong sử dụng Marketing F&B và người ta sẽ nhìn vào các chỉ số đánh giá để đưa ra kết quả marketing có thành công hay không?

Các chỉ số đánh giá chiến dịch Marketing F&B

Để đánh giá được một Marketing F&B có hiệu quả hay không thì chúng ta thường sẽ dựa vào các chỉ số để biết được chương trình quảng cáo đó có mang lại hiệu quả hay không.

Lợi tức đầu tư (ROI)

ROI là viết tắt của Return on Investment hay còn được gọi là lợi tức đầu tư. Đây là một chỉ số quan trọng và phổ biến nhất để đánh giá xem khoản đầu tư đó có lợi nhuận hay không.

Khi nhìn vào chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được lợi nhuận hoặc thua lỗ của một khoản đầu tư bằng việc đo lường hoặc so sánh lợi tức đầu tư với chi phí đầu tư.

Trong nhiều trường hợp ROI được xem là công cụ để xây dựng các kế hoạch kinh doanh bằng cách thu thập dữ liệu. Như vậy ROI sẽ có công thức là ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x100.

Chi phí cho mỗi hành động (CPA)

CPA hay còn viết là Cost Per Action được gọi là chi phí cho mỗi lần mua, hoặc các khoản phải trả cho các hoạt động. Ở tiêu chí này doanh nghiệp sẽ biến những khách hàng đang trong tiềm năng trở thành một khách hàng mang lại lợi nhuận cho công ty. Trong marketing CPA cũng được coi là hình thức để xác định các chiến lược bằng cách mua hàng hoặc điền vào biểu mẫu từ người tiêu dùng tiềm năng. Hiện tại CPA được sử dụng nhiều vì tính rủi ro thấp chính vì vậy nên đây là một tiêu chí khá quan trọng mà các nhà hàng cần chú ý. Công thức để tính CPA = Chi phí / Số lượng chuyển đổi

Lợi nhuận chi phí trên quảng cáo (ROARS)

ROAS (Return On Advertising Spend) hay còn được gọi là lợi nhuận chi phí trên quảng cáo. Có thể hiểu chi phí này một cách đơn giản là lợi nhuận kiếm được từ những hoạt động quảng cáo của công ty. Đây là một chỉ số quan trọng đối với marketing vì nó phản ánh được chiến dịch quảng cáo đó có thành công hay không dựa trên lợi nhuận thu lại. Có thể thấy ROI là cái nhìn tổng thể về chiến dịch marketing còn ROARS là cái nhìn chi tiết về các chiến dịch quảng cáo theo từng mảng lưới triển khai chiến dịch marketing.

ROARS sẽ được ứng dụng trong các chiến dịch quảng cáo cụ thể từ đó giúp nhà hàng hoặc doanh nghiệp nhìn thấy được mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và đưa ra các quyết định tiếp theo cho chiến dịch marketing. Công thức tính ROARS = Doanh thu quảng cáo / Chi phí của nguồn quảng cáo.

Giá trị vòng đời khách hàng (CLV)

CLV (Customer Lifetime Value) hay còn gọi là giá trị vòng đời khách hàng. Để xác định được giá trị kinh tế của khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian là khách hàng của doanh nghiệp thì chúng ta sẽ sử dụng CLV để đo lường. CLV cho bạn biết được từ lần đầu tiên mua hàng đến lần cuối cùng mua hàng của khách hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn bao nhiêu lợi nhuận. Để dễ hiểu CLV hơn thì có thể nói rằng nếu CLV của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn từ một kênh marketing cụ thể thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn hướng đi đầu tư nhiều cho việc duy trì khách hàng.

Để xác định được CLV thì bao gồm những công thức sau:

AOV = (Số đơn đặt hàng x Doanh thu) – (AOV: Average Order Value)

PF = (Giá trị đặt hàng trung bình / Số khách hàng duy nhất) – (PF: Purchase Frequency)

CV = (Giá trị đặt hàng trung bình x PF)

CLV = Giá trị của Khách hàng x Thời gian của khách hàng với công ty

Tỷ lệ duy trì khách hàng

Chi phí để thu hút khách hàng mới bao giờ cũng sẽ tốn kém hơn so với chi phí giữ chân khách hàng. Chính vì vậy việc tạo nên lòng trung thành cho khách hàng với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được lợi nhuận cũng như đưa ra được các chiến dịch kinh doanh phù hợp.

Trên đây là những chỉ số đánh giá một chương trình Marketing F&B cần phải chú ý để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất. Hy vọng những chỉ số cũng như công thức của bài viết sẽ giúp bạn nhìn ra mức độ hiệu quả chương trình quảng cáo F&B bạn đang thực hiện từ đó đưa ra quyết định và hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.