Marketer Stage! VietNam
Stage! VietNam

Content Director @ Stage!Vietnam

Công nghệ ChatGPT: Liệu sẽ thay đổi cách lên kế hoạch cho các sự kiện? (Phần 1)

Sau đại dịch COVID-19, nhiều chuyên gia tổ chức sự kiện đã chuyển hướng sang các sự kiện ảo và tái tập trung vào các hoạt động tương tác trực tiếp. Sự tiến bộ trong công nghệ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong ngành tổ chức sự kiện, một công nghệ nên được nói đến là việc sử dụng AI trong lập kế hoạch sự kiện và tiếp thị.

Với sự gia nhập của ChatGPT trong đấu trường AI, bạn có thể tự hỏi ChatGPT có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Stage!Vietnam tìm hiểu cách ChatGPT và các công cụ AI khác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sự kiện của bạn như thế nào.

I. ChatGPT là gì?

ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì, chẳng hạn như viết công thức nấu ăn bằng các ngôn ngữ khác nhau, gỡ lỗi mã và tạo nội dung trong bất kỳ ngành nào.

ChatGPT đã trở nên phổ biến trong những tháng gần đây, nhưng nó không phải là công cụ AI duy nhất trên thị trường có thể thực hiện các tác vụ như vậy. Có rất nhiều công cụ AI khác trên thị trường, chẳng hạn như YouChat và GPT-3 Playground.

Vì vậy nên, người tổ chức sự kiện phải khám phá được những vai trò của ChatGPT và các công cụ AI khác hoạt động như thế nào trong lĩnh vực của mình để giúp việc tổ chức sự kiện trở nên dễ dàng hơn.

II. Cách bạn có thể sử dụng ChatGPT cho sự kiện của mình

ChatGPT và AI khác rất linh hoạt, chúng sẽ cung cấp cho bạn nhiều cách để phát triển công việc lập kế hoạch sự kiện. Vì vậy, ChatGPT ảnh hưởng như thế nào đến các sự kiện? Dưới đây là một số lĩnh vực lập kế hoạch sự kiện sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi ChatGPT:

1. Ý tưởng và chủ đề của sự kiện

ChatGPT có thể là một công cụ có giá trị trong việc giúp các chuyên gia sự kiện tìm thấy các chủ đề sự kiện có liên quan. Nó có thể hỗ trợ tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu để xác định các chủ đề thịnh hành và các chủ đề mới nổi trong ngành.

Sau đó, thông tin này có thể được sử dụng để tạo danh sách các chủ đề sự kiện tiềm năng phù hợp với mục đích và mục tiêu của sự kiện. ChatGPT cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết và đề xuất về cách làm cho sự kiện trở nên độc đáo và hấp dẫn đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, ChatGPT có thể hỗ trợ phát triển và định hình khái niệm về một sự kiện. Bằng cách sử dụng các khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nó có thể tạo ra các ý tưởng và đề xuất cho các khía cạnh khác nhau của sự kiện như chủ đề, hoạt động và trải nghiệm tổng thể của một sự kiện một cách hoàn hảo và thành công.

2. Lập kế hoạch và tiếp thị sự kiện

Tạo ra các kế hoạch tiếp thị hấp dẫn cho các sự kiện của bạn không phải là một chuyện dễ dàng. Việc này đòi hỏi sự sáng tạo nhằm phát triển các hồ sơ giới thiệu sự kiện thuyết phục khách hàng tiềm năng xem xét các dịch vụ mà bạn cung cấp.

Thời điểm này, ChatGPT là một công cụ hữu ích cho công việc sáng tạo của bạn. Với sự trợ giúp từ chatbot AI này, bạn có thể viết các kế hoạch tiếp thị và hồ sơ giới thiệu sự kiện một cách thu hút. Chẳng hạn, ChatGPT có thể giúp bạn tạo chiến dịch email, bài đăng trên mạng xã hội, trang web sự kiện và các tài liệu tiếp thị liên quan khác.

3. Tạo ý tưởng nội dung

Sự thật là nội dung giúp hình thành nên phần lớn chiến lược tiếp thị của bạn – và tất nhiên, đó cũng là một phần trong hoạt động kinh doanh lập kế hoạch sự kiện – nên đôi khi, việc có nội dung thú vị và mới mẻ trở nên khó khăn.

ChatGPT và AI khác có thể giúp bạn đưa ra ý tưởng nội dung về bất kỳ chủ đề nào. Nếu bạn muốn chia sẻ nội dung về lập kế hoạch sự kiện, bạn có thể hỏi chatbot: “Hãy cho tôi 5 ý tưởng cho các bài viết về lập kế hoạch sự kiện”.

Sau khi bạn có câu trả lời từ chatbot, hãy nhớ kiểm tra lại để đảm bảo chúng phù hợp với nhu cầu của bạn. AI có thể giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo của bạn trong việc tạo nội dung cho doanh nghiệp.

4. Xây dựng lịch trình sự kiện

Không dừng lại tại đó, ChatGPT có thể hỗ trợ những nhà tổ chức sự kiện xây dựng lịch trình cho sự kiện của mình. Nếu như bạn truyền tải đúng, đầy đủ nội dung mình mong muốn, ChatGPT có thể đưa ra lịch trình cụ thể bao gồm các hoạt động, ngày, giờ, gợi ý nội dung tổ chức cho từng giai đoạn.

Việc sử dụng đúng ChatGPT đúng mục đích sẽ giúp nhà tổ chức sự kiện tiết kiệm thời gian, đảm bảo các khâu diễn ra liền mạch và có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn dành cho sự kiện của bạn.

Chương trình trên được thiết kế trở thành một hội thảo trực tuyến kéo dài 2 giờ có các bài thuyết trình và các phiên tương tác kết hợp với hỏi & đáp, thảo luận sẽ thu hút được người tham dự. Các phần trình bày chính sẽ đưa ra các ví dụ, nghiên cứu điển hình về cách sử dụng dữ liệu trong ngành.

5. Viết Email tiếp thị sự kiện

Doanh nghiệp sự kiện sẽ không thể phát triển nếu như không thu hút được những khách hàng của mình, đặc biệt là khách hàng tiềm năng. Nếu gặp trục trặc ở bước này, bạn có thể sử dụng ChatGPT. Bạn chỉ cần nhập yêu cầu ngắn gọn như “Bạn có thể giúp tôi viết Email tiếp thị cho sự kiện này không?”, ChatGPT sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

Việc của bạn là lựa chọn, có thể điều chỉnh hoặc không, miễn là phù hợp với sự kiện mình cần tiếp thị. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng ChatGPT cho các chiến dịch tiếp thị qua Email, chẳng hạn như Email tái tương tác, Email đánh giá.

Kết luận

ChatGPT đã thực hiện khá hiệu quả những công việc được yêu cầu, và có thể coi đây là một công cụ hữu ích để phục vụ cho sự kiện của bạn. Những công việc ChatGPT có thể thực hiện trong lĩnh vực này sẽ được liệt kê tiếp trong Phần 2, các bạn hãy cùng Stage!Vietnam đón chờ nhé!

Thảo Lê, Ngọc Hân, Huyền Thương
* Nguồn: Tổng hợp