5 cách tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trong năm 2023

Quảng cáo hiển thị (display advertising) sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ nếu marketer biết cách tận dụng tiềm năng của hình thức này. 5 tips sau đây có thể giúp bạn tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo và đạt được mức ROI mong muốn.

Việc chuẩn bị và khởi chạy một chiến dịch quảng cáo luôn tồn tại một số rủi ro nhất định. Để chiến dịch đi đúng hướng, bạn nên biết cách tối ưu hóa thông qua việc chạy thử nghiệm, phân tích dữ liệu hiển thị và tìm ra những điểm cần cải thiện.

Trong tình hình nền kinh tế tiếp tục bất ổn, 2023 hứa hẹn sẽ là một năm đầy thách thức với quảng cáo trả phí (paid advertising). Vì vậy, việc tối ưu hóa chiến dịch sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sau đây là 5 mẹo từ các chuyên gia, có thể giúp bạn tối ưu hóa và đạt được mức ROI cao nhất cho chiến dịch quảng cáo trong năm tới.

Tập trung hơn vào khía cạnh sáng tạo và cá nhân hóa

Bước sang năm mới, nhiều chuyên gia trong ngành marketing đã công nhận rằng “The creative is king” (tạm dịch: Ý tưởng sáng tạo là vua). Tối ưu hóa quảng cáo ngày càng trở nên cần thiết vì khả năng mở ra những cơ hội tăng độ nhận biết thương hiệu (brand recognition) cũng như mức độ tương tác.

Nhu cầu của khách hàng về những trải nghiệm mang tính cá nhân hóa đang trên đà gia tăng. Để đáp ứng những kỳ vọng này, advertiser phải vừa thiết kế quảng cáo với số lượng lớn, vừa đảm bảo khối lượng công việc trong tầm kiểm soát.

Cách dễ nhất để làm được điều này là hướng tới tự động hóa tiếp thị. Các công cụ lập phiên bản (versioning tool) và công cụ thiết kế quảng cáo tự động dựa vào data khiến công việc trở nên đơn giản hơn, qua đó cho phép bạn tạo ra những nội dung mang tính cá nhân hóa cho toàn bộ chiến dịch ngay lập tức.

Nếu bạn muốn đi xa hơn và tăng cơ hội chuyển đổi, bạn có thể thử dynamic ads (quảng cáo sản phẩm động). Vì dynamic ads có thể tự thay đổi dựa vào dữ liệu liên quan tới người xem (ví dụ: ad copy tuỳ thuộc vào địa điểm của người xem), bạn có thể chắc chắn rằng bạn đang gửi đúng thông điệp tại đúng thời điểm và đến đúng người xem.

Bất kể bạn chạy loại quảng cáo nào, chúng đều cần hướng đến một thông điệp thống nhất. Ngoài việc đảm bảo user có được một trải nghiệm quen thuộc và chân thực mỗi lần xem quảng cáo, thông điệp thống nhất còn giúp xây dựng niềm tin vào thương hiệu của bạn.

Một khía cạnh khác bạn cần lưu ý đó là hãy tối ưu hóa quảng cáo của mình cho những thiết bị khác nhau. Ví dụ như, nếu đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu sử dụng thiết bị di động, hãy sử dụng những kích thước banner phù hợp với mobile nhất khi thiết kế. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc rich media (loại quảng cáo kết hợp giữa video, âm thanh hoặc các yếu tố khác để kêu gọi người dùng tương tác) hoặc animated ad (hoạt ảnh) để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Thử nghiệm những phương pháp khác nhau để xác định đối tượng mục tiêu

Nhìn chung, bạn càng thu hẹp đối tượng mục tiêu của mình, quảng cáo sẽ càng mang lại hiệu quả cao. Hãy áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng có khả năng sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp. Điều này góp phần thúc đẩy tỉ lệ tương tác và tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) tốt hơn. Tuy nhiên, việc thu hẹp cũng có những nhược điểm, ví dụ như chi phí cao hơn cho mỗi lần click.

Một chiến lược khác đó là cá nhân hóa quảng cáo của bạn cho tới khi bạn tự tin vào khả năng thúc đẩy chuyển đổi và mở rộng phạm vi tiếp cận. Dựa vào sức mạnh của quảng cáo, bạn có thể sử dụng ngân sách của mình hiệu quả hơn, đồng thời hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu rộng hơn.

Cho dù bạn chọn cách tiếp cận nào thì cũng đừng quên theo dõi performance của các đối tượng khách hàng mục tiêu ban đầu trong suốt quá trình chạy chiến dịch. Bạn có thể tạm dừng những nhóm đối tượng không hoạt động tốt như mong đợi và thêm vào những đối tượng mới để đưa quảng cáo đến đúng nhóm khách hàng.

Đừng ngại thử nghiệm các phương án lựa chọn mục tiêu khác nhau trong năm 2023, bởi không có một công thức chung nào có thể tạo ra một nhóm đối tượng luôn mang tới hiệu quả cao. Thông qua việc khám phá những lựa chọn khác nhau, bạn mới có thể biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho một campaign cụ thể.

Cân chỉnh ngân sách

Bước sang năm 2023, đừng mong đợi mức budget như năm trước cũng mang lại hiệu quả tương tự. Cost per lead (CPL) cho Google Ads đã tăng 91% đối với một vài ngành công nghiệp, với mức tăng trung bình toàn ngành là 19%. Trên thực tế, nếu bạn là một chuyên gia về quảng cáo trả phí, bạn nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng và thực tế cho khách hàng cũng như cấp quản lý của mình.

Bạn phải sử dụng ngân sách một cách khôn ngoan để đạt được những mục tiêu của chiến dịch, bất kể mục tiêu đó là để thúc đẩy doanh thu, thu hút thêm lead, tăng lưu lượng truy cập website, hay nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

Hãy lựa chọn các chiến lược đặt giá thầu tự động (automated bidding). Đặt ra một mức ngân sách trung bình hàng ngày cho chiến dịch, rồi nhân con số đó với 30,4 để ra được mức ngân sách tổng quan của tháng. Sau này, nếu bạn nhận thấy tỉ lệ chuyển đổi tăng lên và chi phí trên một lần chuyển đổi (cost per conversion) ở mức tốt, bạn có thể nâng ngân sách của mình lên.

Mặt khác, nếu chi phí trên một lần chuyển đổi quá cao, bạn có thể giảm chi phí đó bằng cách cắt giảm ngân sách. Tuy nhiên, trước khi làm vậy, hãy thử những phương án tối ưu hóa khác, ví dụ như thay đổi các chi tiết trong quảng cáo hoặc trên landing page, hay loại bỏ các vị trí đặt quảng cáo không hiệu quả.

Những sự thay đổi ngân sách đột ngột và mạnh mẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch. Vậy nên, quy tắc chung là mỗi lần thay đổi chỉ điều chỉnh tối đa 10% mức ngân sách. Nếu bạn cần cắt giảm đáng kể, hãy thực hiện việc này một cách từ tốn. Điều tương tự cũng áp dụng trong tình huống tăng ngân sách.

Khi phân bổ ngân sách, hãy luôn dành ra một khoản cho A/B testing. Việc thử nghiệm này sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả chiến dịch của mình một cách đáng kể.

Chạy A/B testing kể cả khi chiến dịch đang hoạt động hiệu quả

Cho dù bạn xác định rõ đối tượng mục tiêu và cá nhân hóa quảng cáo tới đâu, vẫn có khả năng bạn không thể dự đoán được phản ứng của khách hàng với chiến dịch của mình.

May mắn thay, A/B testing là một công cụ hữu dụng trong trường hợp này. Đối với những chiến dịch hoạt động không hiệu quả, bạn có thể chạy thử hai phiên bản quảng cáo hoặc landing page khác nhau để quyết định những yếu tố có thể được tối ưu hóa. Bằng cách này, bạn có thể nhận ra đâu là phiên bản thành công hơn trong việc gia tăng tương tác và thu hút khách hàng.

Tuy nhiên, những thử nghiệm này nên được thực hiện liên tục thay vì chỉ là lựa chọn cuối cùng khi bạn không đạt được kết quả mong muốn. Hãy chạy A/B testing kể cả khi bạn đang hài lòng với số liệu của mình. Việc thử nghiệm liên tục, ngay cả khi phiên bản hiện tại vẫn ổn, sẽ giúp bạn tìm ra được những phiên bản quảng cáo hoặc landing page tốt hơn nữa.

Khi làm A/B testing, hãy chỉ thay đổi mỗi lần một chi tiết. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi được đâu là chi tiết ảnh hưởng tới hiệu quả của quảng cáo. Ví dụ, chạy hai phiên bản ad với chỉ một chi tiết bị thay đổi, dù đó là ad copy, hình ảnh hoặc hình minh họa, call to action, màu sắc, hoặc bất kì khía cạnh nào. Quy tắc này cũng áp dụng tương tự với landing page.

Ngoài ra, đừng thử những phiên bản khác nhau của quảng cáo và landing page cùng một lúc. A/B testing sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có một phương án tối ưu hóa riêng biệt.

Đánh giá dữ liệu hiển thị định kỳ để đưa ra những cải thiện kịp thời

Data là “người bạn” không thể thiếu trong ngành quảng cáo trả phí. Data hướng dẫn bạn đi đúng hướng, và là la bàn đảm bảo bạn không lạc mất mục tiêu của mình.

Bỏ qua những phép ẩn dụ ở trên, bạn cần tận dụng các dữ liệu phân tích một cách triệt để nếu bạn muốn chiến dịch đạt được mức ROI cao nhất.

Hãy dành thời gian chọn ra những KPI tốt nhất ngay từ đầu. Quan trọng nhất là những KPI này phải phù hợp với những mục tiêu bạn đặt ra cho chiến dịch của mình. Nếu bạn theo dõi những KPI không phù hợp, bạn sẽ thực hiện việc tối ưu hóa không đúng cách, và điều này sẽ đẩy bạn ra xa những mục tiêu ban đầu.

Hãy kiểm tra báo cáo theo định kỳ và phân tích data, từ đó tìm ra những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao performance. Có vô số công cụ có thể giúp bạn gộp báo cáo thành những dashboard dễ hiểu, tránh trường hợp bỏ qua những dữ liệu quan trọng.

Hãy nhớ rằng việc tối ưu hóa chiến dịch là một quá trình liên tục. Hãy kiểm tra báo cáo hàng tuần để chắc chắn mọi việc trong tầm kiểm soát của bạn, kể cả khi không phải tuần nào bạn cũng đưa ra một quyết định tối ưu hóa mới.

Một lưu ý quan trọng là đừng vội thực hiện những thay đổi sau tuần đầu tiên chạy chiến dịch, kể cả khi hiệu quả có vẻ kém. Thời gian “học máy” của thuật toán Google Ads là khoảng 7 ngày. Vậy nên hãy kiên nhẫn một chút trước khi thực hiện những thay đổi.

Kết luận

Việc xây dựng và tối ưu hóa những chiến dịch quảng cáo hiển thị là không đơn giản. Nhưng quá trình phức tạp đó đang dần trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn nhờ sự trợ giúp từ các công cụ và cách thức nói trên.

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.

* Nguồn: Search Engine Land