Kinh doanh sản phẩm thủ công: 3 cách tăng doanh thu không thể bỏ lỡ

Nếu đã từng tham gia một hội chợ thủ công, có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì người nghệ nhân đem bán và số tiền người khác sẵn sàng mua. Không chỉ tại thị trường nội địa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới vì sản phẩm này thể hiện được tính độc đáo, phản ánh bản chất của nghệ thuật và văn hóa dân tộc.

Kinh doanh thủ công hiện nay không hề giới hạn và nhỏ lẻ như thời xưa nữa, hiện nay rất nhiều bên kinh doanh thủ công đạt được tiếng vang như các brands (Maztermind, CHULA, Hiên Vân Ceramics, Sông Cái Distillery…), các cửa hàng ký gửi (The Craft House, Sạp Chàng Sen, OH QUAO..), thậm chí đã xuất hiện sàn thương mại điện tử dành riêng cho đồ thủ công như CHUS.


(Một số thương hiệu thủ công in đậm dấu ấn sáng tạo, đại diện cho thế hệ mới)

(Các tiệm hàng ký gửi phát triển mạnh)

Cuốn sách “CRAFT - Khởi sự kinh doanh sản phẩm thủ công” sẽ gợi ý cho bạn 3 cách phổ biến nhất hiện nay để phát triển trong lĩnh vực kinh doanh thủ công.

1. TIẾP CẬN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Mức độ phổ biến của các sàn thương mại điện tử đã bùng nổ trong khoảng năm năm trở lại đây. Với sự xuất hiện của bán lẻ trực tuyến và các kênh thương mại điện tử khác nhau, khả năng tiếp cận các sản phẩm thủ công đã trở nên thuận tiện hơn đối với người tiêu dùng, do đó, đã tạo ra lực đẩy cho việc bán hàng thủ công trên toàn cầu.

Các mặt hàng thủ công và các tác phẩm nghệ thuật là những sản phẩm vô cùng thích hợp để rao bán trên các sàn thương mại như vậy. Tin tốt là các sản phẩm độc nhất vô nhị của bạn có thể bán được giá cao hơn do không có sự cạnh tranh – đặc biệt là khi bán đấu giá.

Ngoài các sàn TMĐT phổ biến ở Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada… bạn hoàn toàn có thể tiếp cận đến các sàn quốc tế: eBay, Esty, Amazon… để tiếp cận đến thị trường quốc tế tiềm năng.

2. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHỈN CHU VÀ PHÁT TRIỂN BÁN LẺ

Thị trường có rất nhiều làng nghề đang tạo ra các sản phẩm giống nhau. Nếu nghệ nhân có thể xây dựng thương hiệu riêng thì đó là một điểm sáng để khách hàng nhớ đến và mang tới cơ hội đẩy cao giá trị sản phẩm.

Khi có thương hiệu, bạn sẽ cần phát triển nhiều khâu khác như cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm mới sản phẩm, truyền thông trên các phương tiện khác nhau…. để mang tới hiệu quả tốt nhất. Những sản phẩm của bạn khi đó có thể bán với giá trị cao hơn x2, x3 hoặc thậm chí là gấp nhiều lần nữa nếu thương hiệu có tạo được bản sắc riêng.

3. TIẾP CẬN CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI NHỜ SỰ TRỢ GIÚP CỦA CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH

Ngành thủ công mỹ nghệ từ xưa đến nay luôn nằm trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là ngành hàng có thể giải quyết bài toán công ăn việc làm cho các vùng nông thôn. Do vậy, kinh doanh thủ công là đang ngành được các cơ quan lớn quan tâm và hỗ trợ.

Liên hợp quốc, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn, Cục xúc tiến thương mại… là các đơn vị luôn hỗ trợ sự phát triển của các thương hiệu làm thủ công tại Việt Nam. Nếu kinh doanh thủ công, bạn có thể tiếp cận đến một số dự án/ hội chợ này:
- VIFA (Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam)
- Hanoi Gift show (sự kiện thường niên, uy tín của ngành thủ công mỹ nghệ với quy mô 470 gian hàng)
- Hanoi Makers Pie (tổng hợp các sự kiện sáng tạo cho các nhà sản xuất thủ công nghệ thuật tại Việt Nam)

👉🏻 Nếu bạn đang quan tâm thị trường kinh doanh sản phẩm thủ công tiềm năng nhưng cũng khó đoán này, cuốn sách “CRAFT - Khởi sự kinh doanh sản phẩm thủ công” - sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro và phát triển việc kinh doanh bền vững!

Đọc thử cuốn sách tại ĐÂY.