Brand Marketing #10: Recap Khóa Học Brand Building - Module Consumer Insight

Mở đầu cho Series lần này là bài viết Recap về Module nghiên cứu và nhận diện Insight từ người tiêu dùng thuộc khóa học "THE JOURNEY OF BRAND BUILDING – Thiết kế chiến lược và kế hoạch Marketing" tại CASK Academy

* Hiện nay, khái niệm Insight đã quá phổ biến trong giới kinh doanh, thế nhưng, không ít bạn vẫn chưa nắm rõ:

- Thực chất, Insight là gì?

- Tại sao Insight đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp?

- Làm sao để xác định 1 Insight tốt?

=> Đây đều là những kiến thức cơ bản cần biết về Insight, bạn hãy cùng Cask tuần tự khám phá trong nội dung bài viết dưới đây!

* Trước tiên, Insight được định nghĩa là những sự thật sâu sắc, ngầm ẩn bên trong khách hàng mục tiêu, cụ thể:

- Họ khao khát đạt được điều gì – GAIN

- Những chướng ngại nào ngăn cản họ làm điều mình muốn – PAIN

=> Thấu hiểu Insight giúp doanh nghiệp thấu tỏ những nhu cầu, tâm tư sâu sắc của người dùng, nhờ đó phát triển được sản phẩm phù hợp, đủ sức lay động trái tim của họ. Một Insight mạnh giàu tiềm năng tác động đến tâm lý khách hàng và ngược lại.

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Dòng sản phẩm “Omachi - Bữa ăn 1 đô đủ thịt đầy rau” được Omachi cho ra đời để đáp ứng Insight của khách hàng mục tiêu là những người trẻ bận rộn. Tuy biết bữa ăn sáng quan trọng nhưng họ thường bỏ bữa vì thiếu thời gian. Giải pháp lý tưởng cho họ là một bữa ăn đơn giản, chế biến nhanh mà lại đủ chất.

* Có thể nói tính sâu sắc là cốt lõi của Insight. Insight không phải kiến thức ở bề nổi. Chúng ta hãy thử so sánh Finding – kiến thức với Insight – kiến thức sâu:

𝟏. 𝐅𝐢𝐧𝐝𝐢𝐧𝐠 – kiến thức – cho biết:

- Hành vi được người tiêu dùng thể hiện ra.

- Hành động hiện tại của người tiêu dùng.

- Thông tin thuần túy.

- Thông tin thiên về nguyên lý.

- Không cho biết những căng thẳng bên trong của người tiêu dùng.

𝟐. 𝐈𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭 – kiến thức sâu sắc – cho biết:

- Động cơ đằng sau hành vi của người tiêu dùng.

- Những yếu tố có thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

- Sự thấu cảm đằng sau thông tin thuần túy.

- Thông tin thiên về hành động.

- Những khát vọng/căng thẳng của người tiêu dùng.

* Sau đây là một số thủ thuật hữu ích để phát hiện Insight

𝟏. 𝐋𝐮𝐨̂𝐧 𝐬𝐮̛̉ 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐚̂𝐮 𝐡𝐨̉𝐢 “𝐖𝐡𝐲 - 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨?”

Sử dụng kĩ thuật đặt liên tiếp các câu hỏi ‘tại sao’ có thể giúp bạn khám phá những Insight quý giá, làm nền tảng cho việc phát triển những sản phẩm/dịch vụ giá trị cao.

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Trong ngành hàng F&B hiện nay, nhiều khách hàng có xu hướng ngày càng ưa chuộng nước giải khát không đường. Hiện tượng đó biểu hiện Insight gì về nhóm khách hàng này? Chúng ta hãy thử đặt chuỗi câu hỏi ‘Vì sao’ để khám phá:

+ 𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝟏: Vì sao khách hàng ưa chuộng nước giải khát không đường? => Vì sản phẩm sẽ làm giảm nguy cơ gây đau họng và nóng trong người.

+𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝟐: Vì sao khách hàng sợ đau họng và nóng trong người? => Vì họ ý thức được sự quan trọng về sức khỏe của bản thân và gia đình.

+𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝟑: Vì sao người tiêu dùng dành sự quan tâm đến sức khỏe? => Vì người tiêu dùng sợ mắc các bệnh nan y và ung thư.

+ 𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝟒: Vì sao người tiêu dùng sợ mắc bệnh nan y và ung thư? => Vì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ bệnh ung thư cao & chi phí điều trị tốn kém. Mặt khác, bệnh nan y khiến người tiêu dùng xuống sắc, không còn giữ được nhan sắc và vóc dáng như trước.

=> 𝐈𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭: Người tiêu dùng ưa chuộng nước giải khát không đường vì họ muốn tránh hậu quả từ bệnh nan y và giữ gìn vóc dáng.

𝟐. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐞̂𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐤𝐡𝐢 đ𝐚̀𝐨 𝐬𝐚̂𝐮 𝐈𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭

❖ 𝐊𝐡𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐬𝐚́𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐢𝐞̂𝐮 𝐝𝐮̀𝐧𝐠

- Đặt những câu hỏi ‘như thế nào’, ‘cái gì’ – câu hỏi WH – như: ‘Họ cảm thấy sao?’, ‘Họ nghĩ gì?’…

- Đừng quá mong ngóng kết quả bạn MUỐN biết, điều đó có thể khiến bạn mất sự khách quan khi quan sát.

- Cẩn trọng với 1 số sự kiện ngắn hạn vừa xảy ra, chúng có thể tác động nhất thời đến tâm lý/hành vi người tiêu dùng. 𝐂𝐡𝐚̆̉𝐧𝐠 𝐡𝐚̣𝐧: Nhu cầu bánh kẹo và nước ngọt vào dịp Tết thường tăng mạnh; tuy nhiên, hiện tượng đó chỉ phản ánh tâm lý ngắn hạn của người tiêu dùng .

❖ 𝐊𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐡𝐨́𝐦 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 – 𝐂𝐥𝐮𝐬𝐭𝐞𝐫𝐢𝐧𝐠

- Dựa vào nhu cầu thực sự của người tiêu dùng.

- Được viết/thể hiện bằng phong cách ngôn ngữ của chính người tiêu dùng.

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Bột giặt Omo đã rất thành công khi khai thác đúng Insight và truyền tải thông điệp đến nhóm khách hàng mục tiêu một cách gần gũi, đó là “ Tôi muốn cho con mình vui chơi và tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, nhưng e ngại về việc để cho trẻ lấm bẩn”

❖ 𝐊𝐡𝐢 đ𝐚̀𝐨 𝐬𝐚̂𝐮 𝐈𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭

- Bắt đầu với nhóm thông tin có tiềm năng lớn nhất về mặt MKT.

- Liên tục đào sâu hơn: ‘Vì sao như vậy? Điều đó có nghĩa gì? Tại sao nó quan trọng? Kế đến là gì? Họ cảm thấy thế nào?...’

𝟑. 𝐈𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐚 đ𝐮̛̣𝐧𝐠 𝐦𝐚̂𝐮 𝐭𝐡𝐮𝐚̂̃𝐧 𝐜𝐨̂́𝐭 𝐥𝐨̃𝐢

Insight bạn tìm ra nên chứa đựng một điểm mâu thuẫn nào đó, chính mâu thuẫn đó thể hiện chiều sâu của Insight và là cái cần khai thác để phát triển sản phẩm, xây dựng ý tưởng truyền thông… Để thể hiện tính mâu thuẫn, bạn có thể dùng các từ như ‘nhưng, tuy nhiên…’.

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣:

+ Tôi thích uống nước ngọt có Gas vì hương vị thơm ngon và bổ sung năng lượng nhưng sợ chúng hại sức khỏe, gây đau họng và nóng trong người. Vì thế tôi cần 1 dòng nước ngọt không đường.

+ Tôi thích nấu ăn và yêu thích công việc bếp núc nhưng tôi lại không thích rửa chén bát. Vì thế tôi cần 1 máy rửa chén để làm những điều này.

+ Tôi thích tập thể thao và mong muốn có 1 thân hình đẹp, khỏe mạnh nhưng tôi quá bận rộn, không có nhiều thời gian. Vì thế tôi cần mua một số máy tập thể dục có thể sử dụng tại nhà.

𝟒. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐫𝐚́𝐧𝐡

- Thụ động nghe & ghi nhận những gì người tiêu dùng nói. Bạn cần chủ động đặt các câu hỏi cho họ để khám phá Insight đằng sau những gì họ nói.

- Vội hài lòng mức độ đào sâu hiện tại. Bạn cần lưu ý việc đào sâu có nhiều cấp độ, Insight cần phải sâu sắc và thể hiện động cơ, hiện tượng tâm lý của người tiêu dùng có liên quan đến ngành hàng mà đôi khi chính người tiêu dùng cũng không ý thức được.

𝟓. 𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐚̂𝐮 𝐡𝐨̉𝐢 𝐱𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐈𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭

Khi đã phát hiện ra Insight, bạn cũng cần xác nhận lại để có được kết quả chắc chắn, giá trị. Hãy dùng 4 câu hỏi sau làm công cụ xác nhận:

- Insight này có liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ MKT không?

- Insight này có khác biệt với Insight mà đối thủ đang khai thác hay không?

- Insight này có mang tính bất ngờ, chạm đến trái tim người tiêu dùng hay không? Nói cách khác, người tiêu dùng có phải thốt lên: ‘À ha, bạn đã nhìn thấu tim đen tôi!’ hay không?

- Insight này có được phát biểu theo đúng ngôn từ và tâm lý của người tiêu dùng hay không?

=> Áp dụng tốt những thủ thuật trên sẽ giúp bạn phát hiện Insight tốt. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi Insight sẽ là nền tảng cho Ý niệm – Concept, vốn là yếu tố định hướng cho mọi chữ ‘P’ trong 6P của một thương hiệu: từ hoạch định chiến lược đến thực thi thường nhật.

🔺 Đến đây bạn đã nắm bắt được những mảng kiến thức quan trọng và có thể bắt tay ngay vào công việc khám phá Insight một cách đầy thú vị và hứng khởi. Trong bài viết kỳ tới, CASK sẽ tiếp tục mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề Consumer Insight cùng những phương pháp hỗ trợ tìm kiếm Insight một cách nhanh chóng.

------------------------

Khóa The Journey of Brand Building chuyên sâu về xây dựng & phát triển thương hiệu, học viên sẽ có năng lực tư duy về cách làm: Phân khúc thị trường, xác định phân khúc nhu cầu & nhóm khách hàng tiềm năng, thiết kế chiến lược ngành hàng để nắm bắt cơ hội, chiến lược thương hiệu, lập kế hoạch Brand Plan để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Bên cạnh đó, các module về các hoạt động Trade Marketing & Tài Chính cũng được giảng dạy để marketer hiểu được bức tranh toàn cảnh của business.

CASK chuyên thiết kế giải pháp (chiến lược & thực thi) giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh & huấn luyện cá nhân về chuyên môn Brand – Trade – Sales – Business. Đến với chúng tôi, chủ doanh nghiệp & học viên sẽ có đủ năng lực giải quyết vấn đề trong kinh doanh lẫn chuyên ngành.

Thông tin liên hệ: