Khắc Họa Chân Dung Của Một Copywriter

Copywriter là ai? Công việc của “hắn” là gì, khác gì với cái gã Content Writer mà chúng ta đã biết? Bài viết này sẽ khắc hoạ chân dung một người Copywriter, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nghề và nhận biết sự khác biệt giữa Copywriter và Content Writer.

Đọc hết bài viết có thể giúp các bạn xác định được rõ con đường sự nghiệp phù hợp với những điểm mạnh của mình mà từ đó phát huy hết được tiềm năng của bản thân.

SƠ LƯỢC VỀ COPYWRITER

Copy là ‘Sao chép’?! Writer là ‘Người Viết’?!

Vậy nhiệm vụ của Copywriter là chuyên đi sao chép hả ta?

KHÔNG.

Copy ở đây được hiểu là “written material” – những tài nguyên quảng cáo ở dạng chữ viết, từ ngữ, để phân với dạng hình ảnh, tranh vẽ. Copywriter là người viết quảng cáo – những loại nội dung giúp tạo ra một cảm xúc nào đó ở người đọc (buồn, vui, xúc động, hào hứng, yêu quý…) để thôi thúc họ thực hiện một hành động mà thương hiệu mong muốn. Hành động ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà còn có thể là phát sinh nhu cầu, nhận biết tính năng sản phẩm, ghi nhớ thương hiệu, yêu cầu tư vấn, để lại thông tin, điền phiếu khảo sát, dùng thử sản phẩm, v.v…

Cụ thể là họ viết những gì?

À…ừ thì… Copywriter là viết mấy cái câu “Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt” hay “Diana – Là con gái thật tuyệt” đó chứ gì?

Nhiều “mầm non” cứ nhắc đến Copywriter là nghĩ đến những câu slogan, tagline nổi tiếng của các nhãn hàng hay chiến dịch. Nhưng thật ra, phạm vi công việc của một tay viết quảng cáo rộng hơn thế nhiều. Họ còn viết brochure, print ads, kịch bản phim ngắn, kịch bản TVC, lời bài hát quảng cáo, nội dung trên mạng xã hội…

COPYWRITER LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

Thông thường, Copywriter làm việc tại bộ phận Creative của các Agency – những công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo. Tại đây, họ có thể làm đúng với phạm vi công việc và chuyên môn của mình – nghĩa là chỉ lo phần “viết quảng cáo”. Những phần còn lại sẽ có những người khác phụ trách.

Đôi khi bạn vẫn sẽ thấy các công ty thuộc Client đăng tin tuyển dụng Copywriter. Tuy nhiên, ở Client, bạn thường phải linh hoạt với nhiều đầu việc khác như một Content Writer, hay thậm chí là một Designer, một Video Editor…

PHÂN BIỆT CONTENT WRITER VÀ COPYWRITER

Cùng đọc thử 2 câu chuyện sau nhé.
Đây là một ví dụ về suy nghĩ của một bạn sinh viên sau khi đọc được một bài viết định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực Content Marketing.

(1) Eh mày! Hôm qua tao đọc được một bài viết định hướng nghề nghiệp ở AIM Academy hay lắm. Bài viết cung cấp nhiều thông tin giá trị ghê. Tao đọc xong mà mở mang được biết bao nhiêu kiến thức về nghề. Mày thích thì để tao gửi link cho mày đọc. Mấy bài viết này nó thú vị lắm.

(2) Eh trời ơi! Mày biết hôm qua tao đọc được cái gì không? Hôm qua tao mới tìm thấy cái bài viết quảng cáo này của AIM Academy nè. Không ngờ cái khoá học này thú vị ghê, tao đọc xong mà tao thấy còn nhiều thiếu sót trong kỹ năng viết quá hizz. Đọc xong cái tao liên hệ với AIM luôn. Lúc đó đang giờ nghỉ trưa mà tao gọi điện thoại cái mà vẫn có người tư vấn liền cho tao. Phải đi đăng ký học một khoá Content Marketing để cải thiện khả năng làm nội dung mới được.

Nếu bạn đọc tinh ý quan sát và nhận ra thì ở hai câu chuyện nhỏ ở trên, cảm xúc và hành vi của bạn sinh viên có điểm khác biệt.

Ở câu chuyện số (1), bạn sinh viên đã đọc được một bài viết do một bạn Content Writer biên soạn. Bạn Content Writer mang đến những thông tin giá trị, bổ ích, hấp dẫn đến với một bộ phận động giả. Tiếp cận được nhóm người này để phục vụ cho những mục đích của team Marketing trong tương lai.

Ở câu chuyện số (2), Copywriter là người đã tạo nội dung hấp dẫn được bạn sinh viên. Copywriter tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, cung cấp thông tin về sản phẩm để giúp người đọc có thể tự nhận thức nhu cầu cá nhân và nhằm khuyến khích người đọc hành động.

Điều này cho thấy, tùy vào mục tiêu đặt ra ban đầu mà người viết sẽ có những nhiệm vụ khác nhau ứng với từng vị trí cụ thể.

Phân tích sâu hơn thì Content Writer là người làm nội dung để phục vụ cho những mục đích dài hạn, công việc của họ là làm ra những chuỗi nội dung có liên kết với nhau để cung cấp thông tin giá trị cho người đọc. Đôi khi những thông tin mà người làm Content Writer cung cấp có thể không liên quan tới tính năng và đặc điểm của sản phẩm. Mục đích công việc là hình thành một nhóm độc giả để phục vụ cho mục đích Marketing trong tương lai.

Còn đối với Copywriter thì mục đích của họ là tạo ra cảm xúc, khiến người đọc thay đổi thái độ, hành vi và thôi thúc họ hành động. Ngoài ra, người làm Content Writer là người tạo ra nội dung có giá trị nên họ phải mô tả nội dung càng đơn giản càng tốt. Mô tả sự vật hiện tượng sát với bản chất của nó giúp người đọc hiểu và nhận thức được vấn đề.

Còn Copywriter là người sẽ thuyết phục độc giả nên cần tạo nội dung giàu yếu tố cảm xúc nhất. Người viết quảng cáo cần biết cách mô tả sự vật hiện tượng theo cách mà độc giả thích.

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CỦA COPYWRITER

Bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào cũng có lộ trình phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Xác định rõ được mục tiêu và định hình bản thân rõ ràng giúp tăng cường khả năng gắn bó với công việc.

Theo lộ trình thông thường, một bạn Copywriter sẽ đi từ Intern – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Creative Director. Mất bao lâu để hoàn thành lộ trình trên, tùy thuộc vào khả năng, sự nỗ lực cũng như sự đánh giá, công nhận của công ty bạn.

Tuy nhiên, đó không phải là con đường duy nhất mà Copywriter nào cũng phải theo nếu muốn phát triển sự nghiệp. Có những Copywriter khi đã cứng nghề thì chuyển sang đánh freelance hay đầu quân cho team Content, team Marketing phía Client. Hoặc đơn giản, họ chỉ muốn trở thành một Copywriter thật giỏi mà thôi, không quan trọng title là gì.

Mỗi cá nhân cần phải tự mình trả lời được những câu hỏi sau: Biết mình là ai? Muốn mình đi tới đâu?

Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu thích câu chữ, thì với chức vụ một Senior Copywriter thì đã đủ. Tuy nhiên nếu bạn là người có niềm yêu thích vượt qua giới hạn của ngôn từ hay đơn giản là muốn khám phá bản thân ở những mảng khác thì việc phát triển lên Creative Director là một ý tưởng hay.

Đối với Creative Copywriter hay sẽ tập trung đến việc phát triển ý tưởng cho nhãn hàng và tạo ra các Key Hook (hoạt động chính), và đôi khi có thể lấn sang cả PR Plan và các hoạt động sự kiện Offline Event nếu bản thân giàu kinh nghiệm.

Có thể nói, làm nội dung quảng cáo sẽ không có giới hạn. Nếu bạn yêu thích, thì hãy tự tạo cơ hội cho chính bản thân để có thể trải nghiệm ở các lĩnh vực khác. Biết đâu bạn sẽ tìm ra thêm được một tình yêu mới!

HỌC VẤN CẦN CÓ CỦA MỘT COPYWRITER

Hiện tại ở Việt Nam chưa có trường Đại học nào đào tạo nghề Copywriter cả.

Vì thế, các nhà tuyển dụng sẽ dành sự ưu tiên cho những bạn học chuyên ngành Marketing (có hiểu biết tổng quan về ngành tiếp thị – quảng cáo), Báo chí, Truyền thông, hoặc những bạn có nền tảng viết lách đến từ các ngành Văn học, Ngôn ngữ…

Tuy nhiên, nếu là dân đến từ một ngành khác… chẳng liên quan, bạn vẫn có thể ghi điểm với những tấm bằng chứng nhận từ các khóa học ngắn hạn về Marketing, quảng cáo, Copywriting… hoặc một chiếc portfolio thật sáng tạo.

Để có thể theo đuổi nghề viết quảng cáo chuyên nghiệp, ngoài việc trang bị kiến thức chuyên ngành và hệ thống kiến thức có liên quan, bạn phải luôn trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.

Tiếp tục đọc phần dưới đây để xem kinh nghiệm và những kỹ năng thiết yếu nào cần có cho một người Copywriter.

KINH NGHIỆM KHI LÀM COPYWRITER

Kinh nghiệm của một người Copywriter không chỉ là số năm đi làm, đó còn là những “thành phẩm” bạn tạo ra khi làm CopyWriter ở Client hoặc ở Agency, làm Freelancer, Intern hay là những dự án cá nhân nhỏ (Blog, Vlog, Podcast…)

Đừng quên lưu lại những “sản phẩm” xuất sắc nhất của bạn trong portfolio để tự xem mình đã phát triển đến đâu, và “tự quảng cáo” chính mình đến các nhà tuyển dụng.

Còn nếu như bạn là một Fresher chưa có kinh nghiệm nhiều thì sao?

Điều nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất là thái độ và mức độ năng lượng của các ứng cử viên. Bạn chỉ cần thể hiện những thành tích nhỏ mình vốn có và sở hữu một thái độ làm việc đúng đắn để bộc lộ tiềm năng phát triển trong tương lai.

Mọi nhân tài đều cần phải có thời gian rèn giũa mới có thể trở thành viên ngọc sáng. Nhiều công ty có chế độ training tốt sẽ hỗ trợ đào tạo và nâng cấp kiến thức cho nhân viên.

KĨ NĂNG CỦA COPYWRITER

Làm Copywriter cần có những kỹ năng gì?

1. Viết

Khả năng viết liên tục giúp dòng ý tưởng của bạn liền mạch và kết nối rõ ràng, logic. Dành nhiều thời gian luyện tập giúp bạn sở hữu sức bền trong công việc. Viết nhiều, gặp lỗi nhiều, sửa lỗi cũng nhiều để cuối cùng là những kinh nghiệm đã được đúc kết. Theo thời gian bản thân sẽ hình thành ra lối viết theo phong cách cá nhân, giúp bạn tạo ra được những bài viết mang màu sắc riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được.

2. Tư duy sáng tạo

Hình thành tư duy sáng tạo giúp bạn thoát khỏi cảnh bí ý tưởng mỗi ngày. Tư duy sáng tạo được hình thành bởi nhiều góc nhìn khác nhau trong cuộc sống mà ở đó bạn nhìn thấy được những thứ không ai nhìn thấy được, trong những sự vật, hiện tượng bình thường. Ngoài ra, khả năng liên kết và kết nối thông tin sẽ giúp bạn khai phá ra những ý tưởng sáng tạo, mang phong cách và màu sắc nổi trội.

3. Quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là điều tối cần thiết cho mỗi người Copywriter, vì bạn sẽ luôn bị bủa vây bởi một rừng deadline. Người viết quảng cáo cần chuẩn bị sắp xếp thời gian cập nhật thông tin để nắm bắt xu hướng, đảm bảo việc sản xuất nội dung được thực hiện trong thời gian ngắn nhất.

Hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Calendar, WIP report… để tối ưu hóa nguồn thời gian và sắp xếp đảm bảo được các đầu công việc.

4. Tư duy thiết kế

Đôi khi việc truyền tải thông điệp giữa Copywriter và Designer sẽ không diễn ra trơn tru nếu bạn hoàn toàn mù mờ về hình ảnh, công cụ thiết kế và các quy tắc thẩm mỹ. Rất nhiều khi, trong một ý tưởng sáng tạo, phần hình và phần chữ là không thể tách rời.

Việc nắm bắt và sở hữu kĩ năng cơ bản về các công cụ thiết kế đồ hoạ như: Adobe Photoshop và Illustrator sẽ giúp cho bạn làm việc suôn sẻ hơn và ghi được dấu ấn trong mắt đồng nghiệp.

5. Digital Marketing

Với sự bùng nổ của Digital, các nội dung quảng cáo cũng ngày phải thay đổi để thích nghi với môi trường số. Chẳng hạn như để giúp thương hiệu của bạn nâng cao thứ hạng tìm kiếm trên Google, người Copywriter cần phải hiểu rõ thuật toán của Google, cách thức sử dụng công cụ sẽ giúp người viết sản xuất ra các mẫu Google Ads thu hút được người xem với chi phí tiết kiệm.

6. Chứng chỉ

Ngoài các chứng chỉ anh văn, tin học thông thường thì một chứng chỉ của một đơn vị đào tạo uy tín sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như bằng tốt nghiệp lớp Creative Ideas của AIM Academy. Ngoài chứng chỉ có giá trị, quan trọng hơn, bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức thiết yếu đối với một người viết quảng cáo, kỹ năng xây dựng ý tưởng lớn – big idea và ứng dụng viết cho từng loại hình quảng cáo.

Vậy là chúng ta đã “soi thấu” chân dung của một Copywriter, không còn gì bí ẩn mơ hồ nữa. Nếu đó đúng là “hình tượng” mà bạn đang theo đuổi, chúc bạn trở thành một tay viết “cự phách” với những câu copy, những kịch bản TVC được triệu người biết đến.

Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu thích câu chữ, thì với chức vụ một Digital Copywriter thì đã đủ. Tuy nhiên nếu bạn là người có niềm yêu thích vượt qua giới hạn của ngôn từ hay đơn giản là muốn khám phá bản thân ở những mảng khác thì việc phát triển lên Creative Director hay Content Director là một ý tưởng hay.

Đối với Creative Copywriter hay sẽ tập trung đến việc phát triển ý tưởng cho nhãn hàng và tạo ra các Key Hook (hoạt động chính), và đôi khi có thể lấn sang cả PR Plan và các hoạt động sự kiện Offline Event nếu bản thân giàu kinh nghiệm.

Tham khảo khóa học Creative Ideas để phát triển mindset viết của bản thân nhé.