Loại mobile game nào có thể tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ USD?

Thời gian qua, mobile game đã trở thành một trong những hình thức giải trí chủ yếu của người dùng. Các nhà phát triển đã xây dựng game từ những game đơn giản dạng pixel như trò “snake” đến sản phẩm game 3A hiện đại như “metaverse” và “thế giới mở”. Nhờ sự đa dạng về lối chơi, giá trị thương mại của các mobile game là không thể xem nhẹ.

PocketGamer, một trang web game nổi tiếng, đã tổng hợp danh sách các mobile game có doanh thu đạt 1 tỷ USD. Ban đầu, danh sách này chỉ có 23 game. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, bảng danh sách đã ghi nhận gần 60 mobile game trên toàn cầu.

SocialPeta cũng tổng hợp một danh sách các game có doanh thu 1 tỷ USD, hy vọng sẽ giúp ích cho những ai đang nghiên cứu xu hướng của ngành mobile game.

Thành viên mới nhất của câu lạc bộ “tỷ đô” – Uma Musume Pretty Derby

Tựa mobile game Uma Musume Pretty Derby đã được đặt hàng từ tháng 3/2018. Tuy nhiên, do nhà sản xuất từ chức và một số sản phẩm bị trì hoãn, game chính thức ra mắt 3 năm sau đó, vào tháng 3/2021.

Mặc dù game đã mất tới 3 năm để xây dựng trước khi chính thức ra mắt, nhưng như người ta vẫn hay nói, thành công chỉ đến khi vượt qua gian khổ. Sau khi phát hành chính thức, Uma Musume Pretty Derby có hiệu suất đáng nể trên thị trường đúng với kỳ vọng của người chơi. Tựa game này đã đứng đầu bảng xếp hạng trên App Store Nhật Bản kể từ khi ra mắt, với doanh thu và lượt tải đều đứng đầu thị trường Nhật Bản trong năm 2021. Doanh thu năm đầu tiên ước tính đạt 965 triệu USD.

Trong tháng 6/2021, game này ra mắt cụm máy chủ tại Hàn Quốc và Trung Quốc đại lục. Hệ thống đồ họa và phát triển ấn tượng đã khiến Uma Musume Pretty Derby trở thành tựa game non trẻ nhất có mặt trong câu lạc bộ “tỷ đô”.

Thị trường tiềm năng nhất – Nhật Bản

Trong số 56 game có mặt trong danh sách, phần lớn (37 game) có doanh thu trên thị trường toàn cầu, trong khi 9 game còn lại thì doanh thu chủ yếu là ở thị trường Nhật Bản, đó là:

  • Uma Musume Pretty Derby
  • Dragon Quest Walk
  • Knives Out
  • The Idolmaster Cinderella Girls: Starlight Stage
  • Fate/Grand Order
  • Granblue Fantasy
  • Disney Tsum Tsum
  • Monster Strike
  • Puzzle & Dragons

Nguồn: SocialPeta – H1 2022 Mobile Game Marketing White Paper

Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu luỹ kế của thị trường mobile game tại Nhật Bản đạt gần 8,2 tỷ USD, trở thành thị trường mobile game lớn thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ. Theo một cuộc khảo sát do Ngân hàng Nhật Bản thực hiện vào năm 2021, giới trẻ Nhật Bản chi trung bình 4.191 yên (khoảng 30 USD) mỗi tháng cho game và 10% người dùng trên 20 tuổi chi tiền cho game hàng tháng.

Tại Nhật Bản, game gacha rất phổ biến đối với người chơi. Nhiều mobile game hàng đầu trong bảng xếp hạng game bán chạy nhất được phát triển bởi các công ty tại địa phương và hầu hết đều đã hoạt động được trên 5 năm. Tuy nhiên, thực trạng này đã thay đổi trong năm gần đây, khi ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia (chủ yếu là từ Trung Quốc) thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Các game như “open world”, bắn súng, chiến thuật… cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên bảng xếp hạng.

Loại game dễ đạt doanh thu tỷ USD – chiến thuật 4X

Trong số những mobile game có doanh thu trên 1 USD, lối chơi chính của game là chiến thuật 4X (nơi người chơi được toàn quyền kiểm soát cả một đế chế). Là một nhánh quan trọng của mobile game SLG, chiến thuật 4X thể hiện khả năng tạo doanh thu tại nhiều thị trường như Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Lấy thị trường Mỹ làm ví dụ, trong Top 200 game trên bảng xếp hạng game bán chạy nhất tại App Store US năm 2021, có tổng cộng 27 game thể loại SLG, trong đó có 22 game có thể xếp vào chiến thuật 4X.

Trong số các game được liệt kê, các nhà phát triển từ Trung Quốc, Mỹ, và Thụy Sĩ (FunPlus đã chuyển trụ sở chính sang Thụy Sĩ) thu được nhiều lợi nhuận nhất trong lĩnh vực chiến thuật 4X. Nếu tính cả FunPlus, tổng cộng có 7 nhà sản xuất game Trung Quốc đã tạo ra doanh thu 1 tỷ USD.

Quốc gia đầu tư nghiên cứu phát triển mạnh nhất – Trung Quốc

Trong số các game được liệt kê, các nhà sản xuất Trung Quốc có số lượng nhiều game nhất, với tổng cộng 12 game (nếu tính cả FunPlus thì tổng cộng là 15 game), chiếm khoảng 21%.

Mobile game lâu đời nhất tại Trung Quốc trong danh sách này là game chiến thuật Clash of Kings do ELEX Technology ra mắt vào tháng 7/2014. Game hỗ trợ đa nền tảng gồm PC, iOS và Android. Người chơi từ các quốc gia khác nhau có thể chơi và cạnh tranh với nhau trên cùng máy chủ.

Một số tựa mobile game được phát triển bởi các nhà sản xuất Trung Quốc.

Bên cạnh chiến thuật 4X kể trên, các nhà sản xuất game Trung Quốc cũng đã đạt được những thành công lớn trong các thể loại MOBA, chiến trường, game thẻ bài nhập vai và MMORPG. Đồng thời, nhiều nhà sản xuất còn ảnh hưởng lớn trong ngành game cũng đã bắt đầu hợp tác với các nhà sản xuất Trung Quốc để phát triển mobile game, chẳng hạn như Call of Duty: Mobile do Activision và Tencent phát triển, Apex Legends Mobile do EA hợp tác với Tencent phát triển, Diablo Immortal do Blizzard Entertainment và NetEase hợp tác…

Các phiên bản di động của các game console nổi tiếng cũng cho thấy khả năng kiếm tiền ấn tượng.

Công ty có nhiều game nhất – Supercell và Playrix

Vinh dự này thuộc về Supercell và Playrix, mỗi công ty có 4 game đạt doanh thu lũy kế hơn 1 tỷ USD.

Ngay từ tháng 3/2016, số lượng người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) của các game thuộc công ty Supercell đã vượt mốc 100 triệu. Các sản phẩm của công ty có doanh thu vượt mức 1 tỷ USD gồm: Hay Day, Clash of Clans, Boom Beach, Clash Royale.

Mặc dù nhiều sản phẩm của Supercell đã được xếp hạng, nhưng số lượng sản phẩm mới của công ty khá giới hạn. Hiện tại, game mới nhất mà có thành tựu tốt nhất là Brawl Stars, ra mắt vào tháng 12/2018.

Năm 2013, Playrix trở nên nổi tiếng nhờ tựa game nông trại Township. Ba năm sau, vào năm 2016, Playrix đã trở thành công ty mobile game lớn thứ 2 Châu Âu, sau Supercell. Thành công của game dựa trên 4 tính năng: lối chơi match-2, quản lý và xây dựng, sự kiện hàng ngày, trò chuyện.

Các game có mặt trong bảng xếp hạng bao gồm: Township, Gardenscapes, Homescapes, Fishdom.

Nhiều tựa game của Playrix được các nữ game thủ yêu thích.

Mobile game quảng cáo nhiều nhất – Rise of Kingdoms

Lý do khiến các game được liệt kê ở đây có thể đạt được thành tích ấn tượng như trên, ngoài việc có lối chơi hay và thiết kế đẹp, thì việc đầu tư lớn vào quảng cáo cũng giúp game đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.

Theo dữ liệu SocialPeta, số lượng quảng cáo trung bình của tất cả các game có mặt trong câu lạc “tỷ đô” đều vượt ngưỡng 47.000 quảng cáo.

Rise of Kingdoms, một tựa mobile game chiến thuật, được phát triển bởi Lilith Games, là game có nhiều quảng cáo nhất. Game được quảng cáo lần đầu tiên vào tháng 4/2018. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng quảng cáo tích lũy vượt mức 220.000, trung bình là 4.000 quảng cáo mỗi tháng.

Bằng cách theo dõi các quảng cáo phổ biến gần đây của Rise of Kingdoms, SocialPeta nhận thấy rằng:

  • Các nhà quảng cáo thực hiện tốt việc kết hợp người thật với bản dùng thử game
  • Gần đây, game được quảng cáo chủ yếu tại Trung Đông và một số nước Châu Âu
  • Video là định dạng quảng cáo phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ hơn 95%

Trên đây là những số liệu và nhận định về 56 trò chơi có doanh thu vượt quá 1 tỷ USD của SocialPeta.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.socialpeta.com

* Nguồn: Marketing SocialPeta