4 cách tìm kiếm Target Audience trên Social mới nhất 2022

4 cách tìm kiếm Target Audience (khách hàng mục tiêu) trên Social mới nhất 2022

Trong mọi hoạt động marketing bạn cần xác định rõ ai sẽ quan tâm đến dịch vụ của bạn từ đó sẽ cung cấp các nội dung phù hợp để chuyển đổi họ thành khách hàng.

Một trong số các vấn đề lớn của những Social Media Marketer ngày nay đó là không xác định rõ khách hàng trên các kênh Social dẫn đến việc lập kế hoạch và chuẩn bị nội dung bị thiếu đi tính chính xác, rõ ràng.

Dưới đây là 4 cách để bạn tìm ra khách hàng trên Social hiệu quả, đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc trên Social cho các Social Media Maketer.

Làm thế nào để bạn tìm thấy Target Audience?

Target Audience (khách hàng mục tiêu) là một nhóm người có cùng đặc điểm hoặc sở thích và là mục tiêu của chiến dịch marketing hoặc chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp. Điều này bao gồm nhân khẩu học mục tiêu như tuổi, ngành, sở thích và vị trí.

Trước khi bạn có thể “tìm thấy” target audience của mình, bạn phải biết họ là ai. Vì vậy, bước đầu tiên là xây dựng tính cách khách hàng.

Những người có thông tin đầy đủ sẽ xây dựng chiến dịch marketing thành công. Và điều đó vượt ra ngoài việc xác định nhân khẩu học khách hàng cơ bản như mức thu nhập, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân.

Nếu bạn muốn có một lợi thế cạnh tranh thực sự, thì bạn cần tìm hiểu thêm những điều sau:

  • Nền tảng tìm kiếm thông tin của khách hàng: Twitter, Facebook, Reddit, Instagram,…
  • Loại nội dung mà mọi người yêu thích: video, bài viết, hình ảnh,…
  • Các chủ đề được nhắc đến nhiều.
  • Những Influencer nổi bật đang có nhiều người theo dõi.

Việc tìm kiếm các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về target audience và từ đó có thể tạo ra nội dung sao cho phù hợp với họ.

1. Tìm kiếm từ nguồn khách hàng hiện tại của bạn

Có hai cách để lấy dữ liệu từ ​​khách hàng hiện tại: khảo sát (surveys) và phỏng vấn (interviews).

Các cuộc phỏng vấn thu được nhiều hơn một cuộc khảo sát vì nó mang tính chất gần gũi, đi sâu hơn thay vì tạo ra cảm giác ép buộc khi khảo sát. Ví dụ, cảm xúc khi khách hàng được bạn hỗ trợ giải quyết một vấn đề nào đó hiệu quả. Thêm vào đó, các cuộc phỏng vấn mở ra cánh cửa cho các câu hỏi tiếp theo — một mỏ vàng để có thêm thông tin.

Bạn nên hỏi gì trong các cuộc khảo sát khách hàng của mình? Mục đích là để tìm hiểu “tác nhân” và thói quen của họ để bạn có thể giải quyết chúng trong các dịch vụ mà bạn cung cấp cho họ.

2. Sử dụng social listening tools

Có nhiều cách để bạn có thể tìm kiếm ra các ý tưởng hay ho trong công việc, đối với thời đại thông tin như hiện nay việc lắng nghe và xem báo cáo từ các nguồn dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các social listening tools sẽ giúp bạn tìm thấy các cuộc thảo luận, các chủ đề được mọi người nhắc đến phổ biến. Bạn sẽ biết được đâu là các điểm mà mọi người quan tâm trong ngành bạn đang làm việc, đôi khi có thể dùng các social listening tools để theo dõi các đối thủ từ đó học lại những gì họ đang làm tốt hơn bạn.

Các công cụ như: Sprout Social, BuzzSumo thường được các marketer lựa chọn để theo dõi nhiều chủ đề hiện nay. Nếu bạn muốn đơn giản, miễn phí thì Google Trends cũng là một lựa chọn tương đối tốt nhưng lại khó đi sâu vào phân tích chi tiết.

3. Nghiên cứu những Influencer có ảnh hưởng đến khách hàng

Nghiên cứu những Influencer tác động đến tệp khách hàng của bạn sẽ cho bạn nhiều dữ liệu về: hành vi, niềm tin, các chủ đề mà khách hàng thường quan tâm và muốn được nghe.

Để làm được điều này chúng ta nên sử dụng các chiến lược trên social như:

  • Tạo một tài khoản và theo dõi các trang, chủ đề liên quan đến ngành, dịch vụ bạn đang cung cấp từ đó tìm ra những Influencer.
  • Sử dụng các công cụ như Sparktoro để tìm kiếm.

Những Influencer được xem là những viên ngọc dành cho những doanh nghiệp khai thác thông tin, hợp tác và phân tích nhiều dữ liệu từ họ. Mặc dù không có thỏa thuận hay chính sách rõ ràng nhưng với những kết quả, sự tương tác của Influencer với khách hàng trên các kênh social đã gián tiếp thể hiện các dữ liệu, quan trọng là bạn có tận dụng tốt điều này không.

4. Sử dụng Google Analytics

Đừng bỏ qua những thông tin chi tiết bạn có thể lấy từ Google Analytics. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy thông tin về truy vấn từ khách hàng của bạn, cũng như từ khóa họ sử dụng để tìm thương hiệu của bạn.

Google Analytics là công cụ miễn phí mà Google cung cấp cho các webmaster, nó cho phép thống kê lại hầu hết các thông tin của những ai đã truy cập website và cũng cho biết lưu lượng truy cập đến từ đâu, bao gồm cả các trang Social Media. Xem các kênh truy cập nhiều nhất vào website và đưa ra quyết định tập trung vào điều đó, điều này sẽ giúp bạn cải thiện rõ về lưu lượng truy cập lẫn các hướng phát triển nội dung.

Làm sao để tiếp cận đến Target Audience trên Social

Nếu bạn đã áp dụng những cách trên để tìm thêm thông tin về khách hàng, sử dụng các social listening tools thì giờ đây là lúc để xây dựng chiến lược tiếp cận đến khách hàng trên Social Media.

Làm sao xây dựng sự tương tác và hướng khách hàng đến quyết định mua hàng?

Thông thường mọi người theo dõi một thương hiệu vì 4 lý do chính sau đây:

  • 57% muốn tìm hiểu về các sản phẩm hoặc dịch vụ mới
  • 47% muốn cập nhật tin tức về công ty
  • 40% muốn khuyến mãi và giảm giá
  • 40% muốn giải trí

Bạn có thể dựa vào các lý do trên để tạo ra sự tương tác với khách hàng, hãy tìm ra các từ khóa và lên kế hoạch cho việc đăng bài viết thường xuyên.

Tạo nội dung ở các định dạng mà khán giả của bạn sử dụng nhiều nhất

Một số người dùng trên mạng xã hội thích infographics, một số khách thích videos. Những gì mà họ thích, bạn nên đưa vào chiến dịch marketing, tạo ra các chủ đề mà mọi người thích thảo luận và bạn sẽ nhận được những lượt tương tác từ mọi người.

Ví dụ: nếu khách hàng của bạn là những người gặp vấn đề về việc đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra các nội dung hướng dẫn các bước đăng ký doanh nghiệp dưới dạng infographics, bài viết trên blog hoặc video.

Đầu tư vào visual content làm tăng tỉ lệ nhấp chuột và sự quan tâm của mọi người đối với nội dung của bạn.

Trong các năm gần đây video marketing chiếm vai trò quan trọng trong hầu hết các chiến dịch marketing online, video hoạt động tốt trên hầu hết các nền tảng social media hiện nay: LinkedIn, Twitter, Youtube, Facebook, Instagram, TikTok.

Sử dụng các hashtags liên quan đến khách hàng

Sử dụng các thẻ Hashtag bắt đầu bằng # giúp người dùng mạng xã hội tìm thấy nội dung và các profile có liên quan đến truy vấn của họ. Vì vậy, thêm những hashtags phù hợp vào các bài đăng trên mạng xã hội của bạn sẽ giúp nội dung của bạn được tìm thấy nhiều hơn.

Nhưng tránh thêm quá nhiều vào bài đăng của bạn để không trông như bị spam. Ngoài ra, một số thuật toán mạng xã hội không thích chiến thuật này và sẽ giảm khả năng hiển thị.

Tag and follow

Xây dựng social media network là chìa khóa để bạn tiếp cận đến nhiều người một cách nhanh chóng. Một profile tiềm năng cần có sự chú ý của nhiều người, nếu bạn có thể xây dựng được các mối quan hệ cộng tác và tag họ vào các bài đăng sẽ giúp mọi người biết đến bạn nhiều hơn.

Chạy quảng cáo để tăng lượt tiếp cận

Chạy quảng cáo để tăng follow là cách thức tăng sự hiện diện của bạn trong mắt mọi người một cách tốt nhất.

Đây là chiến lược mà Social Media Maketer dày dặn kinh nghiệm luôn sử dụng khi họ bắt đầu một thương hiệu mới, bạn sẽ chi trả tiền để xuất hiện đến mọi người một cách nhiều nhất và nhanh nhất.

Những nền tảng như Instagram, Facebook, TikTok, Youtube, Twitter,… hỗ trợ quảng cáo cho các marketer, tuy nhiên để tìm ra sự hiệu quả sớm là điều không dễ dàng. Chạy quảng cáo đòi hỏi sự nghiên cứu, thử nghiệm và tối ưu dần.

Các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội có hiệu suất cao yêu cầu trải qua các bước A/B testing thường xuyên. Các điều chỉnh liên tục đối với chiến lược nội dung:

  • Hình ảnh
  • Văn bản
  • Loại quảng cáo
  • Lịch quảng cáo

Điều quan trọng đối với quảng cáo là chấp nhận mọi kết quả ban đầu kể cả có thất bại hay thành công.

Hợp tác với những Influencer

Khách hàng tiềm năng của bạn đã biết và thích những Influencer trên mạng xã hội. Khai thác các mối quan hệ đó bằng cách cộng tác trong một số dự án, điều này phù hợp với các công ty và các thương hiệu nhỏ ban đầu.

TikTok là nơi có rất nhiều Influencer với chi phí tương đối rẻ khoảng vài trăm $ cho mỗi lần hợp tác, tuy nhiên bạn cũng cần phải kiểm tra mức độ tương tác mà họ tạo ra với khách hàng để đảm bảo sự tin tưởng, tôn trọng trong các cuộc bình luận trên mạng xã hội mà họ tạo ra.

Xây dựng sự hiện diện tự nhiên trên các kênh Social

Nếu bạn có các công cụ và kỹ thuật cần thiết để bắt đầu kết nối với Target Audience, hãy sử dụng chúng để xây dựng các bài đăng trên mạng xã hội mà không phải chạy quảng cáo.

Trong trường hợp bạn không biết làm thế nào để xây dựng thương hiệu trên các kênh Social Media thì có thể cân nhắc tìm kiếm một Social Media Marketing Consultant hoặc một agency hỗ trợ bạn trong việc xây dựng chúng.

Nếu không, hãy bắt đầu lập kế hoạch ngay hôm nay. Hiểu các mục tiêu kinh doanh và cách bạn đạt được chúng bằng cách sử dụng các chiến dịch marketing trên Social Media.

*Nguồn: https://blogcasestudy.com/target-audience