Top 9 công cụ đo lường hiệu quả marketing không thể bỏ qua

Đo lường và theo dõi hiệu quả Marketing chính là yếu tố quan trọng cốt lõi mà bất kể doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Từ những kết quả thu nhận được mà chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về mức độ thành công của các chiến dịch marketing đã triển khai. Tuy nhiên làm sao để đo lường các chiến dịch marketing đó một cách chính xác nhất? và cần những công cụ hỗ trợ nào? Sau đây iGenZ xin giới thiệu đến các bạn 9 công cụ đo lường hiệu quả marketing phổ biến được rất nhiều marketer sử dụng hàng ngày. Mời các bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

Tại sao cần phải đo lường hiệu quả chiến dịch marketing

Việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing là một quy trình rất quan trọng và không thể thiếu tại bất cứ chiến dịch nào. Đây là chìa khóa giúp bạn có thể tìm ra những chỗ thiếu sót, không hiệu quả trong các chiến dịch đã triển khai của mình và từ đó có những phương pháp khắc phục tốt nhất và đem lại kết quả như mong đợi

Đo lường hiệu quả marketing là gì?

Đo lường hiệu quả marketing là yếu tố then chốt để tối ưu tất cả các quy trình, và đặc biệt là trong các chiến dịch marketing của bạn. Khi mà bạn có thể xác định được và đo lượng được các chỉ số KPI cho các chiến dịch marketing của mình, dựa vào đó bạn có thể biết được các yếu tố nào các chỉ số nào hiệu quả và không hiệu quả.

Từ đó, bạn có thể dựa vào chỉ số mức độ hiệu quả để có thể phân phối ngân sách của mình một cách hiệu quả nhất và đạt được thành công.

Công cụ đo lường hiệu quả marketing

Tìm hiểu công cụ đo lường hiểu quả marketing

Tầm quan trọng của các công cụ đo lường hiệu quả marketing

Các công cụ mà iGenZ đã tổng hợp lại trong bài viết này là những công cụ quan trọng không thể thiếu sau bất cứ chiến dịch markeitng nào. Mỗi công cụ đều hỗ trợ 1 mục đích khác nhau và đã được kiểm chứng mức độ hiệu quả, vậy để có thể đo lường được hiệu quả marketing thì bạn đừng bỏ qua những công cụ quan trọng nhất trong bài viết này.

Các chỉ số quan trọng trong đo lường chiến dịch marketing

Người truy cập

Người truy cập là những người quan tâm và click vào chiến dịch marketing của bạn trên các nền tảng khác nhau. Tất cả số lượng người dùng truy cập vào trang web là những nhân tố thiết thực, trực quan nhất giúp bạn có thể đánh giá được chỉ số KPI của chiến dịch Marketing, Tuy nhiên sau khi có số liệu về người truy cập thì số liệu này vẫn chưa thực sự đánh giá chính xác thông tin về nhu cầu hành vi thực sự của người dùng, việc hành động thực tế của người dùng đóng vai trò quan trọng nhất, bạn cũng có thể tự đặt ra cho mình một số câu hỏi như dưới đây để giải đáp về hành vi của người dùng như:

  • Khách hàng truy cập bằng hình thức nào?
  • Thời gian khách hàng bỏ ra xem thông tin ở lại trang trong bao lâu?
  • Toàn bộ nội dung dài có ích khách hàng có đọc hết toàn bộ nội dung hay hay không?

Người dùng truy cập website

Lượt xem trang

Yếu tố này dùng để mô tả số lần mà người dùng yêu cầu tải tập tin về dữ liệu bất kỳ của một trang web thông qua mạng internet. Dựa vào đó lượt xem trang được phân thành 2 loại, bao gồm lượt xem từng trang và lượt xem toàn website.

Về cơ bản lượt xem trang có tỷ lệ thuận với số lượt xem quảng cáo trên trang.

Tỷ lệ thoát trang

Tỷ lệ thoát trang được hiểu là lượng người dùng truy cập vào trang và ngay lập tức thoát khỏi website sau khi truy cập.

Tỷ lệ này được tính trong các trường hợp như không có tương tác hoặc click và cuộn chuột.

Thông qua tỷ lệ thóa trang bạn sẽ biết xác định được phầm trăm số khách hàng truy cập và ở lại trang trong khoảng thời gian nhất định là bao nhiêu.

Thời gian xem của người dùng (Time on site)

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng để có thể đánh giá được KPI của một chiến dịch marketing hiệu quả. Không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu và thời gian ngồi đọc nội dung của bạn. Vì vậy, dựa vào thời gian ở lại xem trang chính là một cách tốt nhất để xác định được việc người dùng có thật sự đọc thông tin mà bạn đang cung cấp hay không.

Nếu kết quả trung bình nhận lại được là khách hàng ở trong trang vài giây, bạn nên xem xét lại những thôi tin nội dung trong bài viết của mình, bạn cũng có thể sử dụng thêm các số liệu để nân cao nội dung hoặc xây dựng lại các chức năng tổng thể quan trọng của trang web.

Nền tảng mạng xã hội

Phần lớn các nền tản mạng xã hội hiện nay đều tích hợp hết các công cụ phân tích , với sự hỗ trợ của những công cụ này, bạn có thể tìm thấy các chỉ số cơ bạn và các xu hương tương tác của người dùng trong trang. Dựa trên những thông tin cơ bản này, doanh nghiệp nghiệp cũng như người bán hàng phần nào cũng xác định được “Hướng đi” và chiến lược marketing toàn cảnh của mình.

Mạng xã hội

Các công cụ đo lường hiệu quả các chiến dịch marketing

Google Analytics

Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất để đo lường hiệu quả marketing. Công cụ này cho phép cung cấp đa dạng tính năng nhằm việc hỗ trợ người dùng phân tích và tối ưu hóa nội dung.

Thông qua Google Analytics, bạn có thể xác định được số lượng người dùng đã đã đọc nội dung của mình là bao nhiêu, bạn cũng có thể đánh giá được các mối quan hệ giữa các kênh cũng như các chỉ số của kênh quan trọng để đánh giá chuyên sâu.

Google Analytics

Google Search Console

Google Search Console là công cụ giúp chủ sở hữu trang web quản trị trang web của mình. Với công cụ này, nhà quản trị có thể theo dõi hiệu suất trang web của mình thông qua những chỉ số như: Cụm từ tìm kiếm, lưu lượng tìm kiếm, tỷ lệ click (CTR), cập nhật trạng thái kỹ thuật, thu nhập dữ liệu và các tài nguyên bổ sung.

Social Mention

Social Mention là một công cụ tìm kiếm và phân tích mạng xã hội theo thời gian thực.

Social Mention mang đến tính năng khi tìm kiếm các từ khóa liên quan đến thương hiệu của bạn trên thanh công cụ tìm kiếm, hệ thống sẽ trả về cho bạn các thông tin như: Đánh giá mức độ phổ biến của thương hiệu, đánh giá các phản hồi tích cực, các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp, phân tích nội dung.

Buffer

So với các công cụ đo lường hiệu quả Marketing ở trên. Buffer được các marketer đánh giá và ưu tiên sử dụng cao về tính năng, công cụ này có khả năng phân tích các bài đăng, bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội.

Socialbakers

Cho phép bạn có thể so sánh chất lượng nội dung của mình với những đổi thủ cạnh tranh khác, công cụ marketing này sẽ cung cấp cho bạn tất cả các báo cáo trong một khoảng thời gian cụ thể mà bạn cài đặt. Bao gồm việc nghiên cứu và phân tích về những chiến dịch của bạn.

Cyfe

Cyfe cho phép bạn giám sát các trang web trên nhiều nền tảng khác nhau. Dựa vào đó, bạn có một cái nhìn bao quát toàn cảnh về mức độ hiệu quả của chiến lược Marketing của mình.

Ứng dụng có khả năng tách các trang tổng quan thành nhiều nhóm trực quan nhất, điều này hỗ trợ bạn dễ dàng tập trung vào một yếu tố nhất định quan trọng trong chiến lược tiếp thị của mình.

Scoop.it

Dịch vụ mạng miễn phí cho phép bạn lưu giữ và chia sẻ bất kì thông tin mà bạn cảm thấy hữu ích về coop.it của bạn.

Scoop.it thu hút được lượng người truy cập đông đảo về website, tốc độ index nhanh, thậm chí có những bài viết top còn cao và nhanh hơn trang chính. Nguồn back link chất lượng mà lại hoàn toàn free cho người dùng để hỗ trợ cho bạn trong quá trình làm.

Scoop.it

SumAll

SumAll là công cụ đo lường hiệu quả Marketing rất thân thiện với người dùng giao diện đơn giản và dễ dàng sử dụng. Với SumAll người dùng có thể chia sẻ, quản lý Content marketing với trên 20 kênh khác nhau.

SumAll cung cấp cho người dùng những gợi ý để tạo ra nội dung phù hợp nhất, SumAll có Blog và các trang mạng xã hôi thường xuyên chia sẻ thông tin hướng dẫn người dùng.

Chartbeat

Là công cụ phân tích theo dõi người dùng tương tác nội dung của bạn như thế nào. Nếu bạn xuất bản nhiều nội dung thuộc bất kì loại nào Charbeat sẽ giúp bạn thu thập tất cả dữ liệu của bạn vào một chỗ.

Đo lường thời gian người dùng đã gắn kết giúp bạn theo dõi nội dung có khả năng xây dựng kịch bản phù hợp nhất

Những điều cần tránh khi đo lường hiệu quả marketing

Cẩn thận với các chỉ số mang tính “Hiệu quả”

Các chỉ số này nhìn có vẻ là hiệu quả đối với bạn, nhưng thực chất lại không đem lại hiệu quả quá nhiều cho công việc marketing.

Ví dụ lượt tiếp cận tới trang web cao chưa chắc đã thể hiện được chính xác độ hiệu quả chưa xác định được mức độ quan tâm của người dùng đối với thông tin doanh nghiệp đã cung cấp.

Mục tiêu không đồng nhất trên các chiến dịch

Mục tiêu chung nhưng khi triển khai trên các chiến dịch không đồng nhất với nhau.

Nếu như mục tiêu của bạn là dẫn traffic về website, nhưng trong email, fanpage lại không dẫn link trỏ về web thì sẽ không thể đánh giá được hiệu quả đem về.

Mục tiêu không đồng nhất

Xác định nguồn dữ liệu để đo lường hiệu quả Marketing

Mỗi kênh tiếp thị, nguồn dữ liệu khác nhau các có cách tính về chỉ số là khác nhau.

Ví dụ như cách tính chỉ số của Facebook khác với website, mức độ tương tác giữa các kênh cũng sẽ có sự khác biệt về tính chỉ số của kênh.

Thêm quá nhiều dữ liệu không cần thiết vào báo cáo

Với một dự liệu quá lớn,bạn không thể nhồi nhét hết chúng vào một bản báo cáo, điều này tạo ra số liệu quá thừa thãi, không đem lại hiệu quả trong việc báo cáo.

Bạn cần phải chọn lọc cái chỉ số thực sự cần thiết, đánh giá đánh hiện tực tồn tại khi triển khai các kênh.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên iGenZ đã giới thiệu cho bạn kiến thức về các công cụ đo lường marketing hiệu quả, các yếu tố và chỉ số quan trọng để đánh giá được hiệu quả của chiến dịch marketing. Hy vọng bạn đọc sẽ có kiến thức hữu ích để chiến dịch Marketing của mình trở nên hiệu quả hơn, chúc các bạn thành công!

Nguồn: https://igenz.net/cong-cu-do-luong-hieu-qua-marketing/