Top Những Cách Tăng Tương Tác Cho Người Dùng Fintech App (P2)

Sử dụng in-app message

In-app message là thông báo dạng pop-up khi người dùng đang sử dụng ứng dụng, thường được dùng để cảnh báo về điều gì đó quan trọng, chẳng hạn như quảng cáo hoặc tính năng ứng dụng mới quan trọng.

Chúng khá giống với push notification, vì vậy nhiều quy tắc kể trên cũng được áp dụng ở đây. Điểm mấu chốt là: nội dung phải hữu ích và phù hợp với người dùng.

Khi được thực hiện đúng, in-app message có thể đặc biệt hiệu quả trong nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Lấy trường hợp của ứng dụng giao dịch Robinhood. Tính năng Messages sẽ định kỳ gửi tin tức và thông báo kịp thời về các cổ phiếu người dùng đã chọn.

Vì mọi thông tin đều có thể ảnh hưởng đến khoản đầu tư của họ, nên người dùng luôn dễ dàng chấp nhận những bản cập nhật này. Theo thời gian, người dùng quen với việc vào Robinhood để nhận tin tức tài chính mới nhất thay vì các nguồn khác. Đoán xem điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tương tác của ứng dụng?

Một ví dụ tuyệt vời khác về tính năng in-app message hiệu quả là ứng dụng Payomatic. Sử dụng nền tảng Braze và nhiều dữ liệu khách hàng, ứng dụng có thể đưa ra các in-app message với các ưu đãi được cá nhân hóa cho người dùng.

Thậm chí, nội dung còn được nâng cấp hơn với email, push notification và chiến dịch onboarding. Kết quả là Payomatic đã ghi nhận ​​tỷ lệ chấp nhận gửi tiền trên mobile tăng 32% và mức độ tương tác với ứng dụng cao hơn 11%.

Có rất nhiều bài học khác về sử dụng in-app message với fintech. Ví dụ: chúng có thể được sử dụng làm pop-up để yêu cầu người dùng đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng hoặc yêu cầu họ tham gia chương trình onboarding.

Nếu bạn nhận ra rằng tin nhắn trong ứng dụng không chỉ dành cho các chương trình khuyến mãi và marketing, thì bạn sẽ thành công hơn với chúng.

Cho phép người dùng phản hồi (feedback)

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khách hàng đều là thượng đế. Điều này cũng đúng với fintech. Vì vậy, các tính năng của ứng dụng chủ yếu dựa trên những gì người dùng cần.

Eric Ries, tác giả của The Lean Startup, chia sẻ rằng: “Thành công không phải là cung cấp một tính năng, mà là học cách giải quyết vấn đề của khách hàng.”

Vì vậy, làm thế nào để biết liệu ứng dụng của mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hay không? - Câu trả lời chính là từ feedback của họ.

Chủ động nhận và hành động dựa trên feedback người dùng cho đến nay là cách hiệu quả và nhanh nhất để cải thiện ứng dụng. Phương pháp này giúp bạn ưu tiên những tính năng nào cần thêm và lỗi cần sửa.

Feedback thậm chí còn được sử dụng để marketing vì có được nhiều dữ liệu về mong muốn và nhu cầu của người dùng.

Ngoài ra, bạn phải lưu ý rằng người dùng sẽ chỉ tự nguyện cung cấp feedback khi họ thực sự hài lòng hoặc có khiếu nại lớn. Nếu không, hầu hết người dùng của bạn sẽ im lặng— và bạn sẽ mất thông tin trừ khi bạn cố gắng khai thác.

Tất nhiên, mọi ứng dụng đều biết giá trị ở feedback của người dùng. Bí quyết thực sự là sử dụng nó mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.

Nói chung, người dùng dành càng ít thời gian để feedback thì càng tốt. Nhưng đồng thời, chất lượng các feedback cũng quan trọng. Vì vậy cần phải có sự cân đối.

Đó là lý do tại sao các pop-up “Rate us” hoặc “Yes/No” trở nên phổ biến. Chúng dễ dàng đối với cả nhà phát triển và người dùng. Sau đó, bạn có thể khai thác thêm feedback dựa trên thông tin ban đầu của họ. Dựa vào chiến lược trên, người dùng của bạn sẽ không cảm thấy bị quá tải.

Xét cho cùng, chẳng có ý nghĩa gì khi yêu cầu đánh giá hoặc xếp hạng nếu người dùng không hài lòng với ứng dụng ngay từ đầu. Trong trường hợp này, tốt hơn hết là nên tìm hiểu lý do tại sao họ không hài lòng.

Bạn cũng có thể cân nhắc đặt biểu mẫu feedback ở cuối phễu bán hàng hoặc tính năng chính.

Sau đó, nếu họ gặp điều gì đó có vấn đề hoặc không thoải mái với quy trình, thì nhiều khả năng họ sẽ cho bạn biết.

Tương tác là đặt người dùng lên hàng đầu

Như bạn có thể thấy, có nhiều cách để tăng app engagement. Nhưng nếu nhìn tổng thể, bạn sẽ nhận ra rằng chúng đều có một điểm chung: đặt người dùng lên hàng đầu.

Miễn là duy trì được tư duy này, bạn đang trong quá trình tạo ra một ứng dụng hấp dẫn.

Nguồn: Decodeagency

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác khác.