12 Nghệ thuật viết content - Áp dụng hiệu quả cho cả tiêu đề và nội dung

Content Marketing không chỉ là kể một câu chuyện, truyền tải một thông điệp hay khuyến khích người đọc thực hiện một hành động. Với một số nghệ thuật viết độc đáo, nội dung của bạn có thể thu hút hơn, khác biệt hơn, tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn, đồng thời mang lại hiệu quả Marketing về cả thương hiệu và sản phẩm.

Dưới đây là 12 Nghệ thuật viết content mà bạn có thể áp dụng cho cả tiêu đề và nội dung!!!

1. Thủ pháp cường điệu hóa

Thủ pháp cường điệu hóa hay còn được hiểu là nói quá lên hay giảm xuống một vấn đề nào đó nhằm mục đích tạo nên sự hài hước và gây chú ý đến người đọc.

Ví dụ:

  • Con chuột không dây trông giống một chiếc xe Ferrari → Sự cường điệu hóa ở đây nhằm nhấn mạnh con chuột không dây hoạt động nhanh nhạy như một chiếc siêu xe vậy.

2. Thủ pháp ẩn dụ, liên tưởng

Lấy hình ảnh ẩn dụ để người đọc có thể liên tưởng đến những khả năng vượt trội mà sản phẩm/ dịch vụ mà người viết muốn biểu đạt.

Ví dụ:

  • Nước rửa xe không chạm có sức mạnh như 1 cơn lốc → Thể hiện tốc độ đánh bay vết bẩn của sản phẩm.

3. Nghệ thuật hóa

Sử dụng những trích dẫn thơ ca hoặc những câu nói hấp dẫn, hài hước nhằm thu hút độc giả.

Ví dụ: Ông bà ta đã có câu “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Vậy nên những chiếc bát ăn có đẹp, sáng bóng mới khiến cho bữa cơm luôn đầm ấm không khí gia đình.

4. Thủ pháp nhân hóa

Sử dụng những hình ảnh con người để miêu tả sự vật, sự việc một cách độc đáo.

Ví dụ:

  • Vỏ Iphone nâu sẫm trông như một quý ông lịch lãm.

5. So Sánh

2 loại so sánh thường được sử dụng đó chính là so sánh tương đồng và so sánh chênh lệch.

  • So sánh tương đồng là sự so sánh ngang bằng giữa các sự vật, sự việc. Người viết đưa ra sự so sánh để gây tranh cãi trong nhận thức của độc giả.

Ví dụ:

  • Bột rửa xe không chạm liệu có tốt bằng nước rửa xe không chạm?

  • So sánh chênh lệch là lấy các sự vật, sự việc, con người ở 2 mức độ khác nhau để so sánh nhằm đưa ra các yếu tố bất ngờ mà người đọc không ngờ tới.

Ví dụ:

  • Bạn có tin không? Thu nhập bán trà đá ước tính cao hơn lương của Chủ tịch nước!

( và lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh điều này).

6. Trải nghiệm, demo

Nói đến những lợi ích cũng như yếu điểm của sản phẩm mà người đọc muốn độc giả cảm nhận được qua bài viết, đưa ra các viễn cảnh khi sử dụng sản phẩm sẽ ra sao thay vì nếu mua sản phẩm bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời thế nào.

Thông thường các bài viết bán hàng sẽ sử dụng nhiều thủ pháp trải nghiệm, demo để kích thích độc giả.

Ví dụ:

– Sử dụng máy rửa xe cao áp làm cho tiệm rửa xe của bạn có doanh thu tăng vọt so với các sản phẩm máy rửa xe thông thường. Máy rửa xe cao áp sẽ làm sạch các vết bẩn trong thời gian ngắn nhất mà lại giúp tiết kiệm điện nước và công sức lao động.

7. Thủ pháp đe dọa

Đây là thủ pháp sử dụng những từ ngữ cảnh báo, đe dọa đến độc giả để cho thấy những hậu quả nghiêm trọng của sự việc.

Ví dụ:

  • Nếu không chuẩn bị kế hoạch rõ ràng thì việc “dẹp tiệm” rửa xe chỉ là sớm hay muộn.

8. Curation – Tổng hợp

Tổng hợp tất cả mọi vấn đề mà bạn muốn nói đến từ đầu đến cuối.

Ví dụ:

– Tổng hợp các yếu tố cần có trước khi kinh doanh tiệm rửa xe.

9. Ngữ cảnh HOT

Đây là thủ pháp sử dụng các yếu tố về giá cả, chi phí hay cách tiết kiệm hơn để đánh trúng tâm lý người đọc.

Ví dụ:

  • Tổng hợp các chi phí phải bỏ ra khi muốn mở quán cà phê sách.

10. Thủ pháp chơi chữ

Thủ pháp chơi chữ là sử dụng sự đặc sắc của các âm vần, về ngữ nghĩa của từ để tạo sự hài hước, dí dỏm giúp cho câu văn được hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:

  • Tết tới túng tiền tiêu, tham gia ngay bốc thăm trúng thưởng tại MoMo với hàng nghìn phần quà có tổng trị giá lên đến 1 tỷ đồng.

11. Đòn bẩy của bên thứ 3

Thủ pháp này cũng là một con dao hai lưỡi. Khi sử dụng đòn bẩy của bên thứ 3 nếu thành công sẽ tạo lên kết quả cực kỳ xuất sắc nhưng ngược lại thì nó sẽ khiến bài viết của bạn cực kỳ thảm hại.

Ví dụ:

  • Nếu chưa biết đến Channel thì bạn quả là “mù tịt” về thời trang.

12. Thủ pháp sắp đặt

Thủ pháp này thường sử dụng cho những video Hot để nó Viral. Bằng cách sử dụng những tình huống được dàn dựng hợp lý để khiến người xem cảm thấy cuốn hút như trong thực tế và lan truyền video đó.

Ví dụ:

– Dàn cảnh vụ cướp túi xách trên đường Phạm Văn Đồng.