Cách SEO Google Maps từ A tới Z (Phần 2)

Sau khi đã biết được những kiến thức cơ bản về SEO Google Maps cũng như cách có được thứ hạng cao trên Google, bạn có thể bắt đầu tạo nên sự khác biệt cho SEO Maps và tìm hiểu cách xử lý các lỗi thường gặp ở công cụ này.

Tối ưu Google Maps nâng cao

1. Local Guide

Local Guide là review về doanh nghiệp trên Google Maps của những tài khoản đã được Google xác minh là có thật. Trên thực tế, bạn chỉ cần những review chất lượng, chứ không cần phải có thật nhiều review mới lên top.

Một review được đánh giá là chất lượng khi nó đến từ một Local Guide có cấp độ cao và nội dung của review đạt chuẩn về số lượng chữ và hình ảnh.

  • Nội dung khoảng 100-150 chữ, có từ khóa SEO nhằm giúp Maps nhận diện được từ khóa, từ đó làm tăng tính liên quan và chứng thực cho đối tượng bạn muốn SEO lên top.
  • Review có chứa hình ảnh chất lượng với số lượng khoảng 2-3 tấm, độc nhất và đi kèm mô tả hình ảnh.

Ví dụ về tối ưu Questions & Answers

2. Question & Answer

Question & Answer là phần giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Đây là một trong những phần bạn có thể tận dụng để tối ưu SEO.

Bạn sử dụng tài khoản Google My Business để đặt câu hỏi và tự điền câu trả lời. Các câu hỏi và trả lời nên chứa các từ khóa SEO. Ví dụ, với từ khóa “quán cà phê”, bạn ấy có thể chèn từ khóa vào câu hỏi: “Quán cà phê của bạn có mở cửa vào lễ 30/4 không?”. Và khi trả lời cũng chèn tương tự: “Quán cà phê của mình vẫn mở cửa bình thường dịp lễ 30/4”. Việc làm này vừa giải đáp được thắc mắc cho khách hàng, vừa tối ưu các từ khóa cần SEO.

3. Tối ưu Google Street View & 360 độ

Cách này giúp SEO ảnh hưởng Google Maps một cách mạnh mẽ và giúp địa chỉ doanh nghiệp lên top rất nhanh vì nó tối ưu về mặt Entity. Ở Google Street Review, bạn có thể chụp ảnh 360 độ và loại ảnh này được Google đánh giá cao hơn nhiều so với hình ảnh thông thường.

Sau khi tải app Google Street View, bạn tới địa điểm cần review và dùng app này để chụp hình 360 độ. Vì bạn đang có mặt ngay tại địa điểm để chụp ảnh nên Google rất tin tưởng vào đánh giá của bạn. Một tấm ảnh chất lượng có giá trị hơn nhiều lượt review bình thường.

4. Tối ưu Direction

Đây là một cách SEO khác giúp bạn vượt ra khỏi thuật toán của Google Proximity. Bởi vì khi SEO quá nhiều về tính xác thực, độ gần, tính liên quan, độ uy tín thì Google không đánh giá cao review của bạn. Theo đó, sử dụng Direction là một cách SEO nâng cao hiệu quả, đáng để học hỏi.

Sau khi chọn từ khóa cần SEO, bạn có thể nhờ nhân viên về nhà riêng, search từ khóa đó và vào Direction, đợi 5-10 giây. Nếu tài khoản đó là Local Guide thuộc công ty với level cấp 7-10 thì thao tác này càng có giá trị, giúp cho Google Maps đánh giá cao doanh nghiệp của bạn.

Khi muốn SEO cho bất kỳ thực thể nào (doanh nghiệp, quán cà phê, website...), bạn cũng nên làm theo cách này. Ví dụ, khi bạn đang ở Bình Thạnh nhưng lại chọn đến quán cà phê quận 7, Google sẽ hiểu là dù bạn đang ở xa nhưng vẫn lựa chọn quán cà phê này, chứng tỏ quán đó rất thu hút và chất lượng. Hiểu một cách đơn giản là tín hiệu càng nhiều thì sẽ càng tốt cho SEO.

The Coffee House Signature lên top cũng nhờ những tín hiệu này

5. Tối ưu Schema Entity

Internet, Google và website liên kết với nhau bằng kết nối internal link. Schema gắn vào internal link giúp cho Google hiểu bạn hơn và dễ dàng đánh giá cao website của bạn nếu bạn tối ưu Schema đúng cách.

Ví dụ trường hợp link được gắn Schema

Như đã chia sẻ ở các phần trước, internal link nên chèn vào phần miêu tả để trỏ về website chính. Nếu gắn Schema vào link này nữa thì càng tốt vì Google sẽ nhận diện bạn qua cả link và Schema được gắn vào trang chủ hay trang giới thiệu, từ đó tăng khả năng lên top cho website.

Vậy làm thế nào để triển khai Schema vào link? Đầu tiên, bạn cần search công cụ Google Testing Tool, điền địa chỉ website vào và bấm chọn “Chạy thử nghiệm” để kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của mình. Một số phần bạn cần lưu ý khi khai báo Schema trên Google Testing Tool:

  • SameAs: Đây là phần để chèn các đường link mạng xã hội và nên chèn càng nhiều càng tốt để thúc đẩy traffic cho website.
  • Hasmap: Google lưu trữ trong hệ thống về Database Google Maps dưới dạng mã ID. Bạn tìm mã ID của website mình và để vào phần Hasmap để tối ưu SEO, tăng trưởng thứ hạng hiệu quả. Ngoài ra, ở phần này, bạn cần gắn thêm link Google CID và Hasmap bằng cách search từ khóa “Google Cid Map” để tìm trang hướng dẫn của AgencyAnalytics. Sau đó, làm theo hướng dẫn này để lấy mã Googe CID của website bạn và chèn vào Hasmap.

Cách mà chèn Hasmap

Anchor Text – Tạo sự khác biệt cho SEO Maps

Đây là phần cuối cùng và là phần khó nhất trong cách SEO Google Maps. Như đã đề cập ở các phần trước, ngoài việc SEO website với một URL, bạn còn có thể SEO hàng ngàn từ khóa bằng cách đề cập từ khóa trong Onpage SEO và Offpage SEO. Đồng thời khi gắn link, bạn cần phải đa dạng các Anchor Text.

Nếu như bạn muốn SEO Google Maps lên các từ khóa như “dịch vụ seo”, “ công ty seo”… bạn cần một số lượng Anchor Text “vừa đủ” để thúc đẩy Google Maps xuất hiện ở các từ khóa đó và nhiều từ khóa liên quan khác. Nói cách khác, nếu như ai cũng thực hiện các bước như trên và để Google nhận biết nên đánh giá lựa chọn ai trong top 3 Google Maps thì Google sẽ nhìn vào phần Offpage của website.

Website nào có mật độ liên quan cao và uy tín (đồng nghĩa với việc có mật độ Anchor Text cao) thì sẽ khiến Google hiểu dễ dàng hơn. Ngoài ra, Backlink chứa các Anchor Text này phải là các Backlink chất lượng.

Tuy nhiên, điều khó khăn là nếu mật độ Anchor Text quá cao sẽ dẫn tới việc SEO Google quá liều. Điều này đôi khi lại phản tác dụng, khiến trang web của bạn bị phạt. Bạn nên tận dụng các liên kết Backlink PBN mạnh nhất và “để dành” cho các từ khóa chính xác, để không tối ưu hóa quá liều Anchor Text mà vẫn đảm bảo được sự liên quan và uy tín từ website.

2 yếu tố ảnh hưởng tới SEO Google Maps

  • Vị trí doanh nghiệp: Doanh nghiệp có vị trí gần trung tâm thành phố hơn thì sẽ được Google ưu tiên hơn.
  • Review cho doanh nghiệp: Việc Google My Business của bạn được review cũng tương tự việc website được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn cũng không cần tập trung vào điều này quá nhiều mà chỉ cần tối thiểu 5 review là đủ.

Cách xử lý các lỗi thường gặp khi SEO Google Maps

Khi làm SEO Google Maps, bạn sẽ không tránh khỏi việc mắc lỗi khiến cho quá trình SEO bị gián đoạn. Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp:

1. Không tạo được địa điểm doanh nghiệp

Đây là một lỗi rất phổ biến mà nhiều người mắc phải do sai sót trong quá trình cập nhật thông tin doanh nghiệp. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể click vào dấu cộng để phóng to bản đồ, di chuyển con trỏ chuột vào đúng vị trí chấm đỏ và cuối cùng là click vào “Áp dụng”.

Bạn phải chọn chính xác địa chỉ của văn phòng/ công ty thì Google mới chấp nhận.

2. Tên doanh nghiệp dài hơn 100 ký tự

Lỗi này phần lớn xuất phát từ việc các bạn SEOer đã nhồi nhét từ khóa vào tiêu đề một cách quá mức. Để khắc phục vấn đề này chỉ có một cách duy nhất là tuân thủ theo quy định về cách đặt tên của Google Maps và hạn chế việc chèn quá nhiều từ khóa vào tiêu đề.

3. Các lỗi về địa điểm xuất hiện sau khi chạy Google Maps được một thời gian

Có thể bạn đã áp dụng những hướng dẫn kể trên nhưng sau một thời gian SEO thì Map của bạn không còn hiển thị trên Google nữa. Rất có thể bạn đang gặp phải những lỗi về địa điểm doanh nghiệp sau đây:

  • Địa điểm doanh nghiệp bị thông báo “Vô hiệu hóa”: Có thể trong quá trình SEO Google Maps, phần địa chỉ mà bạn thiết lập đã vi phạm các điều khoản của Google. Thông thường, trước khi vô hiệu hóa, Google sẽ gửi thông báo. Sau đó, nếu chủ sở hữu Map không khắc phục thì Google mới bắt đầu vô hiệu hóa địa điểm doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ sót thông báo này vì để khôi phục lại địa điểm, bạn cần click vào phần liên hệ với bộ phận hỗ trợ và điền thông tin theo yêu cầu.
  • Địa điểm doanh nghiệp bị thông báo “Xem lại thông tin”: Nếu gặp phải vấn đề này bạn chỉ cần điều chỉnh lại thông tin chính xác và thường xuyên theo dõi địa chỉ để tránh bị đối thủ chơi xấu bằng cách sửa thành địa điểm của họ và “lấy” hết khách.

Xác minh lại địa điểm doanh nghiệp

  • Địa điểm doanh nghiệp bị thông báo “Bắt buộc xác minh lại”: Khi bạn chỉnh sửa địa chỉ hoặc lĩnh vực hoạt động, Google sẽ gửi xác minh lại để đảm bảo địa điểm doanh nghiệp được cập nhật trên Google Maps là chính xác. Khi đó, bạn chỉ cần thực hiện các bước xác minh là được.

Checklist SEO Google Maps

Đến đây, bạn đã nắm rõ cũng như hiểu rõ tầm quan trọng của việc điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ Google My Business. Nhưng đó chưa phải là tất cả để xếp hạng trong Google Maps vì việc xếp hạng yêu cầu tối ưu hóa toàn diện ở nhiều cấp độ. Bạn có thể tham khảo checklist bên dưới để hạn chế việc bỏ sót các bước trong quá trình SEO Google Maps.

Checklist cách SEO Google Maps giúp cải thiện hồ sơ Google My Business. Xem chi tiết tại đây.

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về SEO Google Maps mà bạn nên biết khi muốn doanh nghiệp của mình đạt được thứ hạng cao trên tính năng này. Hy vọng thông qua bài chia sẻ này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về SEO Google Maps cũng như áp dụng hiệu quả các cách thức triển khai SEO nói trên.

Nguồn: GTV SEO