Marketer TOPPION GROUP
TOPPION GROUP

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục TOPPION

Người tạo và lan tỏa sóng văn hoá trong doanh nghiệp

📍Nhân sự mất ăn mất ngủ, nghĩ đủ mọi hoạt động “lấy lòng” cũng không khiến nhân viên thấm nhuần văn hoá.

📍Tiếp tục dùng biện pháp mạnh, dọa phạt đủ đường cũng chẳng thể làm nhân viên sợ hãi mà thực hiện theo.

Thực tế là, lương thưởng hậu hĩnh, những lời động viên hay những chế tài chưa bao giờ là nguyên liệu để tạo ra “ngọn lửa văn hoá” trong doanh nghiệp.

Yếu tố chính nằm ở đây!

Khi xây dựng văn hoá, muốn giá trị nào đi vào đời sống doanh nghiệp thì người lãnh đạo hãy làm mẫu giá trị đó. Đồng thời phải có được năng lực coaching để tạo ra một bộ phận chủ chốt, có nhiệm vụ thực thi làm gương. Những nhân sự thuộc tổ chức muốn đồng hành phát triển và thăng tiến thì phải đảm bảo đi theo văn hoá này.

Hãy cùng nhìn lại

Kể từ lúc mới thành lập, khi doanh nghiệp còn chưa có nhiều nhân sự và nhiều hoạt động. Cho dù chỉ có hai người trong tổ chức tương tác với nhau thì văn hoá đã bắt đầu hình thành từ đó. Lúc này, hai người chỉ ngầm hiểu và thống nhất với nhau những giá trị văn hoá và không nhất thiết phải nói ra. Nhưng khi doanh nghiệp lớn dần lên và bắt đầu có nhiều nhân sự, xuất hiện thêm sự tương tác giữa cá nhân và phòng ban khiến mọi thứ bắt đầu phức tạp. Nếu lãnh đạo không chú trọng xây dựng nền tảng văn hóa ngay từ đầu, đội ngũ nhân sự sau này sẽ khó mà kết nối và cùng chung một chí hướng với nhau.

Văn hoá doanh nghiệp không phải điều gì to lớn và cao siêu, chúng bắt nguồn từ những giả định ngầm hiểu, được chi tiết hoá thành các hành vi cụ thể. Nhìn vào đó, bất kỳ nhân sự vào làm việc tại công ty cũng dễ dàng làm theo và không bị lỡ nhịp trong môi trường làm việc.

Điểm “chốt” khi xây dựng và triển khai văn hóa doanh nghiệp

Một thực trạng thường thấy ở các doanh nghiệp là khi bắt đầu triển khai văn hóa, nếu trực tiếp người lãnh đạo thực thi và coaching thì tinh thần của nhân viên rất hưng phấn. Nhưng khi lãnh đạo chuyển giao lại nhiệm vụ cho bộ phận nhân sự, truyền thông nội bộ tiếp quản thì mọi thứ dần trở nên “bế tắc”.

Đây thường là điểm “chốt”. Bởi dù xây dựng văn hóa lý tưởng đến đâu, giám đốc nhân sự, truyền thông nội bộ làm rầm rộ thế nào mà lãnh đạo không trực tiếp làm gương và coaching cho toàn bộ nhân viên để hiểu và làm theo thì xem như văn hóa ấy thất bại.

Vì như đã nói, văn hóa không phải chỉ xây trong một thời gian là hình thành và tồn tại mãi mãi. Cá tính của mỗi tổ chức nằm ở người lãnh đạo, họ chính là người đặt những viên gạch đầu tiên để định hình. Là người hiểu rõ nhất về tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và có tầm ảnh hưởng quan trọng khi xây dựng các giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Những bộ phận khác, rất hiểu về văn hóa, dù thực hiện tốt chức năng cũng không thể tạo ra sức mạnh truyền thông lan tỏa tới nhân sự như lãnh đạo. Cộng với sự khác biệt về nền tảng văn hoá tại các tổ chức họ làm việc trước đó và những áp lực tới từ vị trí (Làm hình ảnh cho đẹp với công chúng phục vụ tuyển dụng đầu vào, làm truyền thông nội bộ để gia tăng tình cảm của nhân viên,..) khiến bộ phận nhân sự/truyền thông nội bộ gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận vai trò xây dựng và lan tỏa văn hóa.

Ông Kazuo Inamor – CEO của Japan Airlines là người muốn thay đổi văn hóa của Japan Airline sang nền văn hóa vì nhân viên. Ông thường xuyên truyền thông quan điểm để nhân viên hành phúc: “Nếu bạn muốn có trứng, hãy chăm sóc những con gà mái. Nếu bạn đối xử tệ với con gà mái, nó sẽ không làm việc cho bạn nữa”. Đồng thời ông cũng là người thực hiện văn hóa này mỗi ngày. Chính tinh thần tiên phong làm gương và lãnh trách nhiệm xây dựng văn hóa tạo ra sự lội ngược dòng cho Japan Airline. Kết quả là từ một công ty gần bên bờ vực phá sản đã quay trở lại sàn chứng khoán Tokyo, góp phần giúp nhân viên luôn cảm thấy tự hào về nơi họ làm việc, sẵn sàng lao động chăm chỉ hơn vì thành công của doanh nghiệp.

Kết luận

Để xây dựng và duy trì văn hóa, cái gốc nằm ở lãnh đạo. Theo mô hình MVP được TOPPION xây dựng thì vai trò của lãnh đạo chiếm tới 70% thành công của xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Ngoài ra, 30% còn lại nằm ở những yếu tố bề nổi cần thiết như truyền thông, media nội bộ, ví dụ như video, chính sách khen thưởng, bộ nhận diện thương hiệu (logo, slogan, trang trí thang máy, văn phòng làm việc), đặc biệt là những hoạt động (teambuilding, huấn luyện, đào tạo, du lịch, công tác đoàn, đội, hội trong công ty), sổ tay văn hóa, ấn phẩm văn hóa.