Nằm lòng top bí kíp quản lý fanpage hiệu quả hiện nay

Đối với nhiều công ty, trang Facebook Fanpage là một phần quan trọng trong các chiến dịch marketing mạng xã hội. Tuy nhiên, quản lý fanpage làm sao cho hiệu quả lại là một bài toán khó khăn với nhiều marketer. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quản lý fanpage là gì và top 14 bí quyết quản lý fanpage hiệu quả nhất.

1. Fanpage facebook là gì?

Trang Fanpage trên Facebook được thiết kế giống như một landing page thu nhỏ hoặc trang web trên Facebook đại diện cho bộ mặt cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Nó khác với một Trang Facebook cá nhân ở chỗ trong khi Profile Facebook cá nhân đại diện cho một người, thì Fanpage đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Trang Fanpage thường bao gồm các thông tin như thông tin liên hệ của doanh nghiệp, trang web, giờ làm việc, địa điểm và những thông tin cơ bản khác. Trang Fanpage cũng là một nền tảng tuyệt vời để thực hiện content marketing, chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện thú vị về doanh nghiệp của bạn. Fanpage được thiết kế với mục đích thu hút người hâm mộ, khuyến khích họ tương tác và theo dõi trang.

Quản lý fanpage là gì

Khái niệm Fanpage là gì?

2. Công việc quản lý fanpage là gì?

2.1. Quản lý fanpage làm những công việc gì?

Quản lý Fanpage Facebook là một đảm bảo hiệu quả hoạt động của các fanpage đảm bảo mục tiêu thúc đẩy tương tác với khán giả, thu hút các khách hàng tiềm năng.

Công việc quản lý fanpage bao gồm các nhiệm vụ như tìm kiếm và tạo ra nhiều nội dung, cập nhật thông tin về sản phẩm mỗi ngày, kiểm tra và trả lời câu hỏi khách hàng thông qua tin nhắn và bình luận,...

Việc quản lý fanpage facebook này sẽ hỗ trợ bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá cho cửa hàng của mình được tốt hơn.

Quản lý fanpage là gì

Quản lý trang facebook

2.2. Giới thiệu các vai trò và chức năng trình quản lý fanpage (Admin panel)

- Các vai trò trên trang khi quản lý Fanpage Facebook

Vai trò của Quản lý fanpage là gì

5 vai trò trong quản lý trang facebook

quan tri Fanpage

Các mục chính trên trình quản lý Fanpage

Để xây dựng và triển khai một kế hoạch Facebook Marketing thành công thì một trong những yếu tố quan trọng đó chính là nắm vững cách quản lý Fanpage hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp đều có 1 bạn chuyên phụ trách quản lý page Facebook.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn thường triển khai các chiến dịch chuyên sâu hợp tác cùng agency và các đối tác bên ngoài để lên chiến lược và thực hiện chúng. Và vì thế, quyền truy cập trình quản lý Facebook Fanpage cần phải chia ra thành từng vai trò cụ thể.

Việc cấp hoặc phân quyền truy cập cho mọi người với những vai trò khác nhau giúp bạn có thể chia sẻ công việc cho các thành viên khác trong team.

Về cơ bản, có tổng cộng 5 vai trò chính trong quyền truy cập quản lý page Facebook sau:

  1. Admin – Quản trị viên: Được toàn quyền truy cập vào tất cả các chức năng trên page. Quản trị viên mặc định là người tạo fanpage, ngoài ra, bạn cũng có thể thêm quản trị viên cho page để quản lý hiệu quả hơn.
  2. Moderator: Là người có thể dùng fanpage để trả lời và xóa bình luận trên trang, gửi tin nhắn, xem Admin nào đã tạo bài đăng hoặc nhận xét, tạo quảng cáo và xem insights
  3. Editor: Editor có quyền chỉnh sửa trang, gửi tin nhắn, đăng bài trên page, tạo quảng cáo Facebook và xem admin nào đã đăng bài hoặc trả lời bình luận của khách hàng, đồng thời editor cũng xem được insights thu thập được từ fanpage.
  4. Advertiser: Nhà quảng cáo được cho phép xem Admin nào đã tạo bài đăng hay bình luận, tạo quảng cáo và xem insights.
  5. Analyst: Có thể xem Admin nào đã tạo bài đăng hoặc comment và xem phân tích insights của fanpage

Để cài đặt quyền cho mọi người, bạn cần chuyển đến phần cài đặt trang Page settings => Chọn Page Roles. Sau đó gõ tên của bất kỳ ai đã thích trang Fanpage Facebook của bạn, hoặc nhập địa chỉ email họ đăng ký Facebook để phân quyền.

- Các tính năng trên trình quản lý Fanpage

  • Trang chủ:

Trang chủ cho phép bạn xem được tất cả thông tin hiển thị trên fanpage. Các thông tin này được chia thành nhiều tab nhỏ với các thông tin cụ thể như:

  • Timeline (Dòng thời gian – hiển thị nội dung các bài đăng, số lượng người thích trang v.v…)
  • Giới thiệu trang (đính kèm các thông tin của doanh nghiệp như lĩnh vực, mô tả, số điện thoại, địa chỉ…)
  • Ảnh
  • Video…
  • Hộp thư:

Inbox hay còn gọi là Messenger trên Facebook hiển thị các tin nhắn từ khách hàng và những người quan tâm đến thương hiệu.

  • Quản lý việc làm:

Dùng để đăng tin tuyển dụng cũng như quản lý hồ sơ ứng viên ngay tại Facebook

  • Thông báo:

Notification tổng hợp tất cả thông báo thể hiện các tương tác gần nhất trên trang fanpage của bạn cũng như những thay đổi bạn đã thực hiện trên trang.

Notification sẽ cho bạn biết ai đang tương tác nhiều với thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, thông báo cũng cho bạn biết nếu như ai đó đề cập đến (tag) bạn trong một cuộc trò chuyện nào đó hay nếu mọi người muốn tham dự các sự kiện mà bạn đang hoặc sắp tổ chức.

  • Quản lý cửa hàng

Sử dụng Tab này để thống kê các đơn đặt hàng cũng như thông tin thanh toán dễ dàng hơn.

  • Thông tin chi tiết:

Tổng hợp lại các thông tin về hoạt động của trang kể từ lúc bắt đầu: số lượng người like, unlike, share, comment; số lượng người xem bài tự nhiên không qua quảng cáo và các dữ liệu khác liên quan đến trang.

  • Công cụ đăng:

Công cụ đăng cho bạn thấy được kết quả của các bài đã đăng trên trang và lên lịch cho các bài đăng mới nhằm hỗ trợ bạn kiểm soát nội dung trên page của mình tốt hơn.

3. 15 tips quản lý fanpage Facebook hiệu quả hiện nay

#1: Đăng bài đều đặn khi quản lý Fanpage

Đăng bài với một tần suất hợp lý sẽ rất tốt cho việc phát triển fanpage. Bởi lẽ nếu như đăng quá ít và rời rạc, bạn không thể để lại ấn tượng với khán giả. Ngược lại, nếu đăng liên tục quá nhiều, đôi khi khán giả sẽ cảm thấy choáng ngợp với lượng thông tin bạn chia sẻ. Hơn nữa, facebook cũng cần thời gian để lọc tự nhiên trên News feed trước khi có một bài đăng mới xuất hiện.

Bạn có thể tham khảo các công cụ lên lịch đăng bài như SO9 để đảm bảo việc lên bài được diễn ra đúng kế hoạch. Với các công cụ hỗ trợ, bạn có thể chuẩn bị nội dung trước và lên lịch để tool giúp bạn những công việc còn lại.

#2: Có kế hoạch nội dung theo từng tháng

Một điều cần thiết trong chiến lược nội dung của mỗi doanh nghiệp là nội dung của bạn cần kịp thời, đúng lúc và cập nhật thông tin nhanh chóng. Lên kế hoạch nội dung trước trong vòng một tháng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và công sức. Điều này cũng đảm bảo rằng tất cả nội dung thống nhất và đang đi theo chiến lược chung. Lên kế hoạch trước cũng giúp doanh nghiệp không bỏ quên bất kỳ dịp đặc biệt nào.

#3: Nội dung phải nổi bật và thu hút

Giữa một biển thông tin hiện lên trên newsfeed người dùng mỗi ngày, hãy làm cho nội dung của bạn thật nổi bật và thu hút. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các lời kêu gọi hành động (Call to action – CTA) thu hút, khuyến khích khán giả thực hiện một điều gì đó mang lại lợi ích cho bản thân họ và cả doanh nghiệp.

Bạn cũng nên kết hợp cả chữ hoa; chữ in đậm, icon để làm nội dung của mình thêm nổi bật.

Luôn nổi bật khi quản lý fanpage

#4: Tối ưu độ dài bài post trên fanpage Facebook

Để xây dựng được kế hoạch marketing thành công nhất, các nhà tiếp thị cần đặt mình vào cách người dùng tiếp cận đến các content trực tuyến và xem xem họ nghĩ gì?

Tâm lý chung, nếu người dùng thấy một bài đăng quá dài, họ thậm chí sẽ không đọc dù chỉ là dòng đầu tiên.

Các chuyên gia cho rằng nội dung của bạn tốt nhất chỉ nên dài khoảng 150 – 200 chữ, nhưng vẫn truyền tải nội dung của bạn một cách đầy đủ và rõ ràng.

#5: Thiết lập và tối ưu hóa Page Info

Các doanh nghiệp nên thiết lập và tối ưu Page Info bao gồm những thông tin tổng quan về doanh nghiệp/ sản phẩm của bạn để khách hàng có thể dễ dàng biết bạn là ai.

Trong phần giới thiệu, bạn nên chia sẻ thông tin chính nhất về doanh nghiệp (sứ mệnh, giới thiệu sản phẩm, cam kết chất lượng, giá trị,…) cùng địa chỉ, số điện thoại, trang Web,… Ngoài ra, bạn có thể giới thiệu thêm các dịch vụ, sản phẩm, Menu, giá, sự kiện và chương trình giảm giá đặc biệt…

Ảnh đại diện của fanpage nên là Logo để khách hàng nhận biết được doanh nghiệp. Ảnh bìa có thể là hình ảnh sản phẩm hoặc cập nhật theo các chương trình mà doanh nghiệp đang triển khai, các sự kiện sắp diễn ra,…

Quản lý fanpage page info

Quản lý fanpage info

#6: Sử dụng những câu hỏi làm nội dung để tăng tương tác và gợi sự tò mò

Đặt câu hỏi để nhận câu trả lời nghe là một bí quyết rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn.

Hãy đặt những câu hỏi liên quan đến công việc kinh doanh của bạn, chọn những câu hỏi mà nhiều người quan tâm và khuyến khích người dùng bình luận, đặt thêm các câu hỏi về sản phẩm để được nhận tư vấn.

Đôi khi chỉ cần những câu hỏi bày tỏ sự quan tâm đến khách hàng như “Thế nào là một bữa ăn trưa hoàn hảo?” . Hoặc “Điểm đến mơ ước của bạn là ở đâu” cũng sẽ giúp tăng tương tác trên page của bạn rất nhiều.

#7: Sử dụng hình ảnh, video và đa dạng format khi quản lý fanpage

Các bài đăng của bạn nên đính kèm hình ảnh sống động và góp phần truyền đạt thông điệp được tốt hơn.

Thông thường, những bài viết có hình ảnh minh họa sẽ dễ thu hút khách hàng hơn là những bài viết không có hình ảnh.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nhiều định dạng bài viết khác nhau để nội dung fanpage của bạn phong phú hơn.

#8: Phát triển nội dung nhóm khi quản lý fanpage

Phát triển nội dung nhóm sẽ giúp nội dung của fanpage của bạn hấp dẫn hơn. Bạn có thể tham khảo quy tắc 80 – 20. Trong đó 80% bài đăng trên Facebook mang nội dung thông báo, giáo dục, giải trí,… cung cấp giá trị cho người xem còn 20% còn lại dành cho nội dung bán hàng, quảng bá trực tiếp thương hiệu,…

Chỉ chăm chăm vào mục đích kinh doanh có thể sẽ làm khách hàng mệt mỏi. Trước khi bán được hàng bạn phải xây dựng mối quan hệ với những người theo dõi bạn, rồi từng bước khơi gợi sự tò mò, quan tâm và từng bước chiếm được vị trí trong suy nghĩ người dùng.

Khi bạn đã xây dựng được niềm tin với khách hàng của mình, họ sẽ sẵn sàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong 20% bài đăng bán hàng kia.

#9: Duy trì sự tham gia của audience

Một bí quyết để quản lý Fanpage hiệu quả là phải duy trì được sự tương tác của khách hàng. Bạn có thể duy trì sự tham gia của khán giả bằng cách khuyến khích họ Comment, Inbox hoặc tổ chức Minigame, đưa ra câu hỏi thảo luận hay tạo Poll khảo sát,…

#10: Thường xuyên phân tích và tối ưu hoá Fanpage theo nhu cầu của khán giả

Khi quản lý Fanpage, đừng quên đánh giá kết quả sau từng giai đoạn. Facebook đã trang bị Facebook Insight cho các thương hiệu có thể nắm được thông tin tổng quan về trang: lượt Like, lượt theo dõi, bỏ Like, thông tin những người thích trang… cũng như lượng tiếp cận, tương tác của các bài đăng hàng tuần, hàng tháng. Những dữ liệu này là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp có sự đánh giá các dạng nội dung và có bước thay đổi để Fanpage hoạt động hiệu quả hơn.

#11: Liên kết fanpage Facebook với Website khi quản lý fanpage

Liên kết Fanpage với Website là cách quản lý fanpage giúp doanh nghiệp kết nối khách hàng dễ dàng hơn. Khách hàng có thể dễ dàng truy cập vào Website của bạn từ đường link trong phần giới thiệu. Bạn cũng có thể gắn Link Website vào tất cả các bài Post để khách hàng có thể truy cập vào bất cứ lúc nào.

#12: Dùng tông giọng và tính cách đặc trưng của thương hiệu khi quản lý fanpage

Điều quan trọng khi quản lý fanpage là luôn lắng nghe khách hàng và giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ trên fanpage của bạn:

  • Đừng lan man mà hãy tập trung vào trọng tâm vấn đề
  • Đưng dùng ngôn ngữ quá trang trọng mà thay vào đó hãy nói chuyện thật tự nhiên
  • Lối nói chuyện thú vị sẽ lôi cuốn khán giả hơn
  • Cởi mở, thành thật với khách hàng và mang lại nội dung hữu ích cho họ

Luôn đặt mình vào vị trí người dùng và làm họ hài lòng nhất có thể nhưng cũng không được đánh mất dấu ấn của bản thân.

Fanpage luôn là nơi thích hợp để mỗi doanh nghiệp thể hiện tính cách, văn hóa và những điều đặc trưng của mình. Đừng chạy theo những sáng tạo độc đáo mà quên mất mình là ai, mình đang làm gì.

Nếu bạn là một doanh nghiệp hướng đến nhóm khách hàng trẻ tuổi thì nên bạn nên thể hiện hình ảnh tươi vui để gắn kết hơn với khán giả.

#13: Sử dụng Facebook Ads để tăng độ tiếp cận và tương tác khi quản lý fanpage

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trang fanpage trên Facebook, việc cạnh tranh một vị trí trong newsfeed người dùng trở nên rất khó khăn. Để lượng khách hàng truy cập tự nhiên đủ nhiều và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của bạn là rất khó.

Vì vậy, sử dụng Facebook Ads để chạy quảng cáo sẽ là một lựa chọn khôn ngoan. Đầu tư một khoản chi phí cho quảng cáo sẽ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận của fanpage, và lượt tương tác theo đó cũng tăng lên.

Hãy bỏ ra một ít chi phí cho công ty quảng cáo Facebook để mang lại lợi nhuận lớn lao cho doanh nghiệp của bạn.

#14: Sử dụng các công cụ quản lý fanpage

Cuối cùng, để việc quản lý fanpage toàn diện và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ hỗ trợ như Facebook Business, Hootsuite, hay SO9. Các công cụ này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng thực hiện các thao tác quản lý thông thường như lọc comment, trả lời bình luận, đăng bài... và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch để tìm ra những mảnh ghép hiệu quả nhất cho các chiến dịch sau. Công cụ này đặc biệt cần thiết với các doanh nghiệp cần chạy nhiều fanpage cùng một lúc, khi qua công cụ, các nhà tiếp thị có thể quản lý tất cả trên một cửa sổ duy nhất.

Công cụ quản lý fanpage

Công cụ quản lý fanpage

Ở Việt Nam hiện nay có đến hơn 61 triệu tài khoản sử dụng Facebook. Điều này làm cho nền tảng này trở thành kênh thu hút khách hàng đầy hứa hẹn cho các thương hiệu. Quản lý Fanpage hiệu quả chính giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa kênh truyền thông này, tăng nhận diện, đem về doanh thu cho cho mình. Bài viết đã giới thiệu quản lý fanpage là gì, và các bí quyết quản lý fanpage tối ưu nhất. Để tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích về marketing và doanh nghiệp, hãy cùng chờ đón những bài viết tiếp theo trên SO9 nhé!

Nguồn: SO9