Ai cũng có những lúc thiên hướng hướng nội hoặc hướng ngoại

Đa phần mọi người thường phân định nhóm tính cách người hướng nội và hướng ngoại dựa trên khả năng giao tiếp của họ với môi trường xung quanh. Điều này không hẳn đúng.

Mặc dù không được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học chấp nhận rộng rãi, Myers-Briggs Type Indicator (MBTI), một công cụ đo lường tâm lý được Carl Gustav Jung nghiên cứu và công bố lại trở nên phổ biến với đại đa số công chúng.

Phương pháp kiểm kê tính cách này chia tính cách con người làm 4 thành tố, hay còn được gọi là 4 cặp lưỡng phân, mỗi thành tố bao gồm 2 lựa chọn:

  • Xu hướng tâm lý: Hướng ngoại (Extraversion) - Hướng nội (Introversion)
  • Nhận thức thế giới: Cảm giác (Sensing) - Trực giác (INtution)
  • Cách thức ra quyết định: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)
  • Nguyên tắc hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception)

Có lẽ vì tính đại chúng được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và nhất là công tác đánh giá nhân sự, dần dần hai tiêu chí Hướng ngoại và Hướng nội được sử dụng thường trực trong mọi việc thường ngày. Tiêu cực hơn, phần lớn mọi người mặc định gán hai nhóm tính cách này cho mỗi người họ gặp, đến mức ảnh hưởng đến tâm lý người đó khiến họ tự có định kiến về bản thân mình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nhận thức về khả năng Giao tiếp – Thuyết trình, một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của thời đại.

Có cần thiết tạo ra sự phân định rạch ròi giữa người hướng nội và hướng ngoại trong môi trường giao tiếp?

Theo cô Lê Thụy Mỹ Ngân – Cố vấn tâm lý và Giáo viên (Personal Social Counselor & Teacher) của Học viện Kỹ năng VTALK chia sẻ: “Quan điểm Người hướng nội và Người hướng ngoại hiện nay được nhận định dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó không ít nhận định là nhầm lẫn. Đa phần mọi người phân định nhóm người hướng nội và hướng ngoại dựa vào cách tương tác của họ với môi trường xung quanh như cách làm việc, học tập, sở thích, khả năng giao tiếp... dưới góc độ quan sát thuần túy. Theo tôi, sự phân chia này cần được soi chiếu kĩ hơn dựa vào góc độ tâm lý học.”

Cô giáo vtalk

Cô Lê Thụy Mỹ Ngân, Cố vấn tâm lý, Giáo viên Kỹ năng Học viện VTALK chia sẻ

Hướng nội và hướng ngoại là sự phân định tính cách về tâm lý học, phản ánh khả năng chịu đựng tác động từ môi trường bên ngoài thông qua chỉ số về ngưỡng căng thẳng khác nhau. Theo một thống kê cho thấy, khoảng 15% số người có ngưỡng căng thẳng thấp là người hướng nội, 15% người có ngưỡng kích hoạt cao là người hướng ngoại. Vậy 70% số người còn lại nằm đâu đó ở giữa sở hữu đặc điểm tính cách của cả người hướng nội và người hướng ngoại. Liệu sự phân chia này có phù hợp để đánh giá khả năng giao tiếp? Ta dựa vào đâu để đánh giá khả năng của 70% những người thuộc nhóm giữa?

“Kết quả là trong môi trường truyền đạt thông tin, không ít những trường hợp người hướng nội ngại hoặc sợ thuyết trình trước đám đông. Nguyên nhân của tình trạng này hầu hết do mọi người gắn mác sai khả năng của người hướng nội về khả năng diễn thuyết, lâu dần tác động tới tâm lý và đôi khi chính bản thân họ cũng tự ti về khả năng của mình.” - Cô Mỹ Ngân cũng chia sẻ thêm.

Không thể đánh giá khả năng thuyết trình tốt hay không của một người dựa vào sự phân loại người hướng nội hay hướng ngoại, nhất là khi sự phân định này chưa được kiểm định tính xác thực. Cô Mỹ Ngân cho biết: “Người hướng ngoại cũng vẫn sẽ có những lo lắng, hồi hộp, sợ hãi và hàng loạt các biểu hiện tâm lý khác nếu chủ đề họ phải truyền tải không được chuẩn bị kỹ lưỡng.”

Người hướng nội với khả năng tuyệt vời

“Soi xét kĩ về nguồn năng lượng của những người được gọi là hướng nội, họ không phải là người rụt rè, họ là những người sử dụng nguồn năng lượng tự thân, tức họ “chuyển hướng nhìn” vào trong chính bản thân mình, quan tâm đến những chuyển biến của suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Chính vì thế, theo quan sát chủ quan thông thường, họ thích ở một mình hơn là tham gia các cuộc vui của đám đông.” – cô Mỹ Ngân nhận định.

Để phát huy được những điểm mạnh của mình trong giao tiếp, người hướng nội phải đánh giá đúng thế mạnh của bản thân. Người hướng nội cũng có khả năng khiến bài thuyết trình của mình có nội lực hơn nhờ vào việc dừng lại khai thác kĩ vấn đề, tương tự như cách họ quan sát chính bản thân mình. Rào cản định kiến về người hướng nội cần được phá bỏ, đã đến lúc chúng ta cần định hình lại lí trí không thông minh và cảm xúc không ngốc nghếch như bạn vẫn nghĩ. Muốn có được kĩ năng thuyết trình tốt, cần kết hợp rèn luyện kĩ năng thuyết trình thường xuyên, kết hợp thực hành nhiều phương pháp.

cô giáo vtalk

Cô Lê Thụy Mỹ Ngân, Cố vấn tâm lý, Giáo viên Kỹ năng Học viện VTALK chia sẻ

Cách để người hướng nội luyện tập kỹ năng thuyết trình hiệu quả

“Trước hết, người được gọi là hướng nội cần vượt qua những tác động tâm lý của mọi người xung quanh, hoặc của chính bản thân mình tự tạo ra. Đồng thời, phải nhận thức rõ Giao tiếp - Thuyết trình là một cách để thể hiện nội lực của bản thân (vốn là ưu điểm của người hướng nội). Ngoài ra, cần cân bằng cảm xúc trước, trong và sau buổi thuyết trình, không cần đóng vai bất kỳ một người nào khác, hãy cứ là chính mình, phát biểu bằng tư duy của chính mình. Bất cứ kĩ năng nào cũng cần được rèn luyện, thuyết trình cũng như thế. Vì vậy, người hướng nội cần chủ động tham gia thật nhiều các khóa rèn luyện để trau dồi kiến thức và kĩ năng... Đồng thời đánh giá kết quả đạt được sau mỗi phần trình bày để đưa ra lộ trình rèn luyện, cải thiện hợp lý, hiệu quả.” – Cô Mỹ Ngân chia sẻ.

Ngoài ra, cô Mỹ Ngân cũng “bật mí” thêm một cách mà cô thường chỉ cho học sinh của mình là hãy tập chia sẻ thật nhiều kiến thức với người nhỏ tuổi hơn, hoặc ít kiến thức hơn hơn về lĩnh vực mà mình muốn chia sẻ. Việc lựa chọn đối tượng nghe như thế sẽ giảm được độ căng thẳng, lo âu... người nói sẽ cảm thấy tự tin hơn về lượng thông tin họ truyền đạt đi. Dần dần cải thiện hơn về phong thái thuyết trình. Sự tự tin vào chính bản thân mình là yếu tố tiên quyết.

Cô Mỹ Ngân cho biết: “Tại phòng tham vấn tâm lý của VTALK, không ít các trường hợp học viên ban đầu rất tự ti, rụt rè, thậm chí có phần sợ hãi, lo âu trước khi bắt đầu bài thuyết trình của mình. Trong những tình huống như vậy, những mẹo vặt trên internet như: hít thở sâu, uống thêm nước lọc, nhai kẹo cao su, trò chuyện với người bạn tin tưởng... hầu hết đều không hiệu quả. Điều quan trọng nhất ở đây là vấn đề tâm lý và chúng ta chỉ có thể cơi trói sợi dây xích sợ hãi bằng cách luyện tập liên tục nhiều lần. Không có đường tắt dành cho việc Giao tiếp – Thuyết trình.”

Kỹ năng thuyết trình ngày càng phổ biến, đồng nghĩa với việc các phương pháp rèn luyện kỹ năng này được chia sẻ khá đại trà trên các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, hầu hết việc áp dụng các phương pháp này thiếu hiệu quả do nguồn tham khảo không đáng tin cậy, các kiến thức theo dạng cắt ghép tổng hợp, chưa có tính chính thể, khoa học, thiếu logic… Chính vì thế, cần chọn lọc nguồn tham khảo uy tín. Tuy nhiên, cô Mỹ Ngân cũng lưu ý: “Kỹ năng Giao tiếp – Thuyết trình là môn học Xã hội, do đó cần tính thực tế, trải nghiệm và rèn luyện thường xuyên chứ không thể tiếp cận theo dạng lý thuyết đơn thuần.” Vậy nên, người hướng ngoại với cùng xuất phát điểm sẽ có phần nào tiến bộ nhanh hơn vì sự trải nghiệm của mình, dẫn đến những hiểu lầm và định kiến thiên vị không đáng có.