Tăng trưởng doanh thu với xu hướng kinh doanh qua hội thoại dành cho Nhà Bán Hàng

1. Kinh doanh hội thoại là gì?

Kinh doanh qua hội thoại (Business Messaging) là cách tiếp cận khách hàng qua tin nhắn trên các nền tảng số như Facebook Messenger, Instagram Direct, WhatsApp,… Hay nói cách khác thì đây là cơ hội để phát triển kinh doanh trong một doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thông qua các công việc đối thoại với người dùng của mình thông qua các nền tảng nhắn tin có sẵn. Xu hướng kinh doanh qua hội thoại đang phát triển rất mạnh ở thị trường Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kì Covid, phương thức này càng bùng nổ khi khách hàng không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với doanh nghiệp. Nắm bắt được tiềm năng của xu hướng mới, các doanh nghiệp lớn đã bắt đầu tham gia đầu tư để phát triển hệ thống Business Messaging.

2. Vì sao Kinh doanh Hội thoại bùng nổ và sẽ bùng nổ hơn nữa?

2.1. Cơ hội trao đổi trực tiếp bị hạn chế

Theo kết quả nghiên cứu của Meta kết hợp với Boston Consulting Group (BCG) khảo sát 6.500 người tiêu dùng tại các nước Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ sử dụng kinh doanh hội thoại cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát: 73% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát sử dụng hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp. Ít nhất 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần và họ cho biết họ chat với các nhà bán hàng nhiều nhất là trong và sau dịch Covid-19 do giãn cách xã hội kéo dài (nguồn Nhịp cầu đầu tư). Và dần dần, việc “Chat to Buy” đã trở thành thói quen của nhiều người dùng Việt.

Khảo sát nhu cầu người tiêu dùng của Meta và BCG

2.2. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều nhu cầu trao đổi hơn nữa

Có hơn ⅔ cộng đồng doanh nghiệp mong muốn sẽ được khám phá nhiều hơn, tận dụng những công nghệ kinh doanh qua hội thoại. Bên cạnh đó, gần 40% người được khảo sát cho rằng họ sẽ ngày càng muốn sử dụng kinh doanh hội thoại “Chat to Buy” nhiều hơn, ngay cả khi sau đại dịch.

Gần hai phần năm người cùng Việt trò chuyện với doanh nghiệp thường xuyên hơn

2.3. Nhu cầu không chỉ dừng lại ở nhóm người trẻ

Tần suất kinh doanh hội thoại mỗi tháng ở các nhóm tuổi

Kinh doanh hội thoại sẽ không phải là một xu hướng tạm thời mà là một xu hướng mang tầm dài hạn. Đây là một xu hướng kinh doanh mà tất cả các doanh nghiệp ở mọi quy mô đều phải quan tâm đúng mức. Nhu cầu muốn trao đổi, muốn tìm hiểu về doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở nhóm tuổi trẻ (vì xu hướng này đòi hỏi phải sử dụng công nghệ) mà còn trải dài ở các nhóm tuổi khác. Không chỉ có gen Z, thói quen “chốt đơn” qua tin nhắn trải đều ở các độ tuổi từ thế hệ Baby Boomer cho đến Millennials. Những con số trên cho thấy hình thức này vẫn đang giúp các công ty tăng trưởng vượt bậc.

2.4. Không chỉ dừng lại ở chat

Kết nối với khách hàng là ‘chìa khóa” cho kinh doanh hội thoại

Với những con số biết nói trên, ta có thể thấy được các doanh nghiệp có thể ứng dụng kinh doanh hội thoại thông qua việc “Chat to Buy” với khách hàng. Người bán có thể tư vấn, chốt đơn và tạo đơn hàng thông qua việc trò chuyện cùng khách hàng chỉ với một vài nền tảng nhắn tin chuyên nghiệp (chẳng hạn như Facebook Messenger) và các công nghệ hỗ trợ để hiệu quả hơn. Thương mại hội thoại (hay thương mại chat để bán hàng) không chỉ dừng lại ở việc chat để bán mà còn giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt hơn khi sử dụng các giải pháp đến từ Meta và các đối tác công nghệ (chẳng hạn như Haravan).

3. Ví dụ về các doanh nghiệp thành công khi sử dụng kinh doanh hội thoại và công nghệ hỗ trợ

Trăm nghe không bằng mắt thấy. Kinh doanh hội thoại đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi nhuận đáng mơ ước. Dưới đây là hai thương hiệu lớn đã thắng “đậm” khi hợp tác với Meta và Haravan trong việc triển khai các công nghệ cao trong hành trình bán hàng của mình.

3.1. Samsung Vietnam với Messenger Bot:

Ứng dụng Chatbot của Samsung khi ra mắt dòng máy giặt mới

Samsung là một tập đoàn lớn chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử, điện lạnh như điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy giặt,... Họ có một tệp khách hàng khổng lồ, do đó chăm sóc khách hàng thủ công là một việc hoàn toàn bất khả thi. Vì thế, họ đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI Chatbot để tương tác với người dùng. Chatbot được lập trình kịch bản sẵn có thể giúp Samsung tư vấn tự động cho khách hàng không chỉ ở dạng tin nhắn mà còn cả video để giải thích ngắn gọn về sản phẩm cho khách hàng, sau đó phân loại khách hàng theo nhu cầu và hỗ trợ nhân viên tư vấn chốt đơn. Một ngày, Samsung có thể tiếp cận hàng ngàn đối tượng. Điều gì sẽ diễn ra nếu một thương hiệu lớn như Samsung không sử dụng AI Bot để trực chat? Một số lượng lớn nhân viên sẽ phải làm việc cật lực với chi phí cho nhân sự cực lớn sẽ phải chi trả để đáp ứng cho nhu cầu này của khách hàng.

Cách Samsung sử dụng Chatbot và thành tựu đạt được

3.2. L’Oreal Paris cùng hành trình Live Shopping

Livestream là một kênh giúp bán hàng và có khả năng chốt hàng trăm đơn trong một buổi Lives từ 1-2 tiếng. L’Oreal Paris tại Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc chơi này, khi bản thân là một thương hiệu hàng đầu về hóa mỹ phẩm.

Cách L’Ỏeal chốt đơn khủng từ Livestream nhờ Chatbot

Một lượng lớn comment chốt đơn của hàng trăm khách hàng sẽ được giải quyết bằng cách nhập “# từ khóa” theo cú pháp của nhà bán hàng. Điều này giúp cho L’Oreal thu thập không sót một đơn đặt hàng nào qua bình luận Livestream khi Chatbot tự động ghi nhận thông tin của khách hàng bình luận đúng cú pháp và gửi tin nhắn xác nhận cho họ mà không cần nhiều nhân viên ghi nhận thủ công. Bên cạnh đó, Chatbot cũng tự động gửi mã khuyến mãi (nếu có) cho khách hàng. Cả hai hoạt động chốt đơn và gửi mã khuyến mãi này đều sẽ được liên kết từ bình luận Livestream về Facebook Messenger, do đó chúng được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết.

4. Meta giữ lợi thế lớn trong giải pháp kinh doanh hội thoại cho doanh nghiệp

Meta đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trải nghiệm Khám phá (Discovery) đến Cân nhắc (Consideration) và tái kết nối (Re-engagement) giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. 47% người tiêu dùng được khảo sát nói rằng họ thích Meta hơn vì họ sử dụng cho giao tiếp hàng ngày. Khi muốn tối ưu trải nghiệm “khám phá”, hầu hết các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng giải pháp trên nền tảng của Meta (nguồn: Nhịp cầu Đầu tư).

Việt Nam có mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ liên quan đến kinh doanh hội thoại cao nhất trong số các quốc gia quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài các kết quả nghiên cứu, 3 tính năng mới được Meta ra mắt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng thu hút được nhiều sự chú ý, bao gồm Hình thức hợp tác thanh toán bằng ví điện tử (e-wallet) trên Messenger, Tính năng nhắn tin mua hàng trực tiếp trên Instagram (IG Direct), Tin nhắn thông báo định kỳ (Recurring Notification) (nguồn: Nhịp cầu Đầu tư). Và Haravan vinh dự được là đối tác công nghệ của Meta trong việc triển khai Tính năng tin nhắn thông báo định kỳ lần này.

5. Tăng trưởng doanh thu cùng Haravan và Meta

Thông thường hành trình mua sắm của khách hàng sẽ bắt đầu từ việc có nhu cầu, sau đó tìm kiếm sản phẩm/thương hiệu, chat để nhận tư vấn, chốt đơn và nhận hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đa số sẽ lãng quên một bước cực kì quan trọng đó là tiếp cận và bán lại cho khách hàng cũ. Để tăng trưởng doanh số, các doanh nghiệp cần chủ động tương tác với khách hàng và giữ chân họ ở lại với thương hiệu của mình. Nhưng làm cách nào để làm được điều đó.

Vừa qua, Meta đã hợp tác với Haravan cho ra mắt tính năng Thông báo Định kỳ triển khai trên cả hai kênh Online và Offline. Đây là tính năng giúp các nhà bán hàng tiếp cận lại khách hàng một cách tự động theo tuần suất từng ngày, từng tuần, từng tháng để chăm sóc và bán lại thông qua Chatbot trên Facebook Messenger. Đây là giải pháp giúp nhà kinh doanh dễ dàng tận dụng hiệu quả tệp khách hàng quan tâm mà không tốn thêm bất kỳ chi phí quảng cáo nào.

Theo kinh nghiệm triển khai của Haravan, thông thường, chủ shop sẽ xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng với các nội dung như:
1. Gửi thông báo khi có hàng mới.
2. Gửi thông báo khi có lịch Livestream của shop.
3. Gửi thông báo đặt mua trước sản phẩm (Pre-Order).
4. Nhận mã khuyến mãi cá nhân hóa để xả hàng tồn kho.
5. Nhắc nhở lịch khuyến mãi riêng MegaSales của shop: Thứ 3 hàng tuần, thứ 6 hàng tuần mua 1 tặng 1.
6. Ứng dụng tại các kênh cửa hàng: Đăng ký khách hàng thân thiết, nhận mã voucher hàng tuần.

Tính năng Thông báo Định kỳ trên Facebook Messenger

Tính năng này giúp doanh nghiệp có thể chủ động “đeo bám” người tiêu dùng cũ và thuyết phục họ mua hàng nhiều lần mà không phải bỏ ra quá nhiều chi phí để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mới. So với những quảng cáo hay thông báo thông thường, tính năng Thông báo Định kỳ giúp cho các chủ Shop tránh được các vi phạm của Facebook (chính sách không nhắn tin cho khách hàng quá 24 giờ để tránh spam tin nhắn) hay bị khách hàng cho rằng là tin nhắn rác.

Liên hệ ngay với HaraSocial (được phát triển bởi Haravan) để có thể trải nghiệm tính năng Thông báo định kỳ. Chỉ với 30 phút thiết lập, bạn đã có thể bắt đầu con đường trở thành những nhà bán hàng đạt doanh thu khủng nhưng vẫn “nhàn” nhờ sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ đến từ Haravan nhé.

Trải nghiệm ngay giải pháp HaraSocial - Giải pháp bán hàng hiệu quả trên Facebook, Instagram, Zalo & Livestream.