Bỏ túi 4 giai đoạn bán hàng để có mùa Mega Sales bội thu

Mega Sales là dịp để các cửa hàng và thương hiệu trên cả online và offline bùng nổ doanh số bán hàng bởi số lượng khách hàng hưởng ứng và mua sắm vào những ngày này là cực kỳ khủng. Vậy làm cách nào để thương hiệu có thể bội thu trong những ngày Mega Sales? Trong bài viết này, Haravan sẽ gợi ý cho bạn cách xây dựng kế hoạch Mega Sales thành công với 4 giai đoạn đơn giản.

1. Mega Sales là gì?

Mega Sales hay còn được gọi là Mùa Siêu Mua Sắm. Đây là cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Mega Sales không chỉ diễn ra vào các dịp cuối năm, mà còn được tổ chức vào các ngày đôi như 9.9, 10.10, 11.11, 12.12 hay Tết.

Aliexpress (Alibaba) được xem là một trong những “người khởi xướng” cho Mega Sales khi có Ngày Độc Thân vào 11.11 tại Trung Quốc. Đây là đợt Sales khủng nhất trong năm. Người dùng có cơ hội mua những món hàng với giá siêu hời. Từ đó, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada... cũng góp phần vào việc “educate” người dùng về những ngày này và áp dụng chương trình trải dài suốt năm giúp thúc đẩy thói quen mua sắm của người dùng.

Đối với các doanh nghiệp, doanh thu trong các ngày Mega Sales (thường từ 1 đến 3 ngày) sẽ gấp 20 đến 25 lần doanh thu trung bình của những ngày bình thường. Tức là, bình thường gian hàng bán được 50 triệu đồng/ngày, nhưng Mega Sale có thể bán được tầm 1 tỷ đồng. Đó cũng là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn đột phá về mặt doanh thu, đặc biệt là giai đoạn quý 4, khi có các chiến dịch Mega Sales diễn ra liên tục. Mega Sales thực sự là một dịp quan trọng. Không chỉ đóng góp trong sự tăng trưởng doanh thu mà còn giúp doanh nghiệp tạo tiền đề cho sự phát triển truyền thông, thương hiệu.

Theo nghiên cứu của Meta và YouGov, những người đi mua hàng cuối năm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát về khám phá trực tuyến đã lựa chọn Meta là nền tảng ưa thích hơn cả thương mại điện tử và tìm kiếm. Thêm nữa, 78% người đi mua hàng cuối năm ở Việt Nam tham gia khảo sát đã mua một sản phẩm mà họ khám phá thông qua quảng cáo được cá nhân hoá trên Meta. Vì thế, Meta là một mảnh đất màu mỡ mà các chủ shop không thể bỏ qua nếu muốn một mùa Mega Sales thành công hơn.

2. Hiểu đúng về các giai đoạn Sales và hành vi mua sắm của khách hàng:

Trước khi bán hàng bạn cần có cái nhìn tổng thể và cơ bản về hành vi mua sắm và nhu cầu về mặt hàng đang kinh doanh để có chiến lược bán hàng phù hợp. Thông thường, hành vi mua sắm của khách hàng được chia thành 2 giai đoạn với 2 chiến lược hoàn toàn khác nhau:

2.1. Giai đoạn Base-line (những ngày bán hàng bình thường)

Ở những ngày này, hành vi khách hàng mua đơn thuần là vì nhu cầu sẵn có, các shop và gian hàng thường sẽ không có những khuyến mãi quá hấp dẫn về giá lẫn quà tặng (dù vẫn có khuyến mãi).

2.2 Giai đoạn Mega Sale (những ngày đột biến về doanh số)

Trong giai đoạn Mega Sale lại chia thành 3 giai đoạn nhỏ rất rất quan trọng:

Giai đoạn 1. Teasing Days: Ngày kêu gọi và nhắc nhở khách hàng mua hàng trong Sales Khủng

Ở những ngày Teasing, khách hàng thường đã biết trước sẽ có Sale lớn trong các ngày Mega Sale sắp tới. Nguyên nhân chính là do các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki đã quá thành công trong việc truyền thông và giáo dục (educate) người dùng Việt bằng các đợt sale cùng tháng cùng ngày (9/9,10/10,11/11,12/12,...) với các hot deal, voucher khủng, sale sập sàn giờ vàng,... Do đó, những ngày này đã trở thành thói quen mua sắm của khách hàng. Ở những ngày này, họ sẽ tập trung thêm vào giỏ hàng hoặc lưu sẵn những sản phẩm mà họ đã nhắm tới, lí do vì sẽ không muốn bỏ lỡ bất kì một khuyến mãi nào (tâm lý họ lý này sẽ là cảm giác chiến thắng khi săn được sale ngon và quà hot). Ở những ngày này, Shop phải liên tục truyền thông để thông báo về ngày Sales cũng như các sản phẩm Sales và mức Sales của mình hấp dẫn như thế nào để thu hút khách hàng hưởng ứng ngày Sales hiệu quả.

Giai đoạn 2. Sales Day: Ngày bùng nổ doanh số

Ngay ngày Sale, khách sẽ đặt hàng ngay lập tức những sản phẩm mình đã nhấm đến để không bỏ lỡ một đợt giảm giá tốt nào cả. Ở ngày này, các Shop thường giảm giá đậm, free ship, tặng kèm quà hay mua deal với giá siêu hời với số lượng có hạn. Khách có thể mua số lượng lớn mà không chần chừ gì.

Giai đoạn 3. After Party/ Thank you Day: Những ngày vớt số

Khách hàng sau khi đã mua chán chê, hoặc lỡ may quên mua trong giai đoạn Sales Day, thì cũng sẽ bắt đầu quay trở lại để xem còn deal hời nào mà họ đã bỏ lỡ hay không, hay gian hàng có tung thêm những deal xịn hơn hay không. Không những thế, họ cũng sẽ lưu lại Shop để những lần Sales kế tiếp sẽ quay lại nếu họ thích thương hiệu của bạn.

Nguồn tham khảo: totrongnhan.com

3. 4 giai đoạn chính để tối đa hoá doanh thu cho mùa Sale Khủng

3.1. Xây dựng kế hoạch Sales:

Các nhà bán hàng nên Xây dựng kế hoạch Sales tốt để những giai đoạn sau được diễn ra trơn tru hơn. Hãy trả lời những câu hỏi sau: Sales trên kênh nào (Facebook, Instagram, Zalo, sàn thương mại điện tử, website,...). Sản phẩm nào sales? Ngân sách cho chiến dịch này bao nhiêu, sales như thế nào? Kịch bản chatbot để thu hút khách hàng là gì? Sử dụng nền tảng nào để quản lý đơn hàng,...

Nội dung đa dạng sẽ giúp thương hiệu của bạn chinh phục đối tượng mới trong những thời điểm bán hàng quan trọng. Bạn hãy tạo thông điệp riêng cho các đối tượng khác nhau. Mỗi người sẽ có một nhu cầu và sở thích riêng, vì thế bạn hãy đa dạng thông điệp của mình để thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn và hãy cân nhắc thông điệp đó có liên quan đến những yếu tố hàng đầu tác động lên lượt mua trong Ngày Sale Khủng hay không (chẳng hạn như giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu sản phẩm được ưa chuộng,... Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng nhiều định dạng hỗn hợp (bài đăng, thước phim, tin) hoặc kết hợp nhiều dạng nội dung khác như video và hình ảnh tĩnh để kết nối với đối tượng qua những hành vi xem khác nhau. Thêm nữa, hãy thử nghiệm và tìm hiểu động lực nào sẽ chinh phục được đối tượng mới lần đầu biết đến thương hiệu của bạn và doanh số.

Đối với người đi mua hàng Việt Nam (từ 18 tuổi trở lên) tham gia khảo sát, đây là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc mua hàng cuối năm của họ:

  • 90% trong số họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm
  • 89% trong số họ quan tâm đến giá
  • 85% trong số họ quan tâm đến khả năng có nhiều lựa chọn sản phẩm (màu sắc, kích cỡ, mẫu mã, loại da...)

3.2. Tiếp cận khách hàng sớm:

Hãy Tận dụng khoảng thời gian ít khuyến mãi trước Ngày Sale Khủng để tạo đà, truyền tải thông điệp của thương hiệu và phát triển cơ sở khách hàng.

Tạo nhu cầu với đối tượng khách hàng mới:

Hiện nay, hình thức sử dụng KOLs, KOCs đã không còn xa lạ khi các thương hiệu muốn quảng cáo cho thương hiệu của mình qua review và giới thiệu của họ. Theo báo cáo của TikTok – nền tảng giải trí với những video có nội dung ngắn cho rằng, có 80% trong số người được khảo sát cho rằng, họ có thể mua sản phẩm họ xem được review trên TikTok mặc dù trước đây họ không có nhu cầu mua sản phẩm này trước đó. Vì thế, bạn có thể chọn một danh sách các KOLs, KOCs nổi tiếng trên mạng xã hội để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Lưu ý, người bạn chọn nên phù hợp với lĩnh vực và sản phẩm bạn đang bán, có uy tín trên thị trường và có khả năng sáng tạo tốt và lối review chân thật.

Thông báo lịch Sales

Nhiều nhà bán hàng vẫn nghĩ, đến ngày Sales mới cần đẩy mạnh truyền thông và quảng cáo. Tuy nhiên, Sales ngay lập tức mà không thông báo trước sẽ làm giảm hiệu quả tiếp cận được số lượng khách hàng mong muốn. Bạn hãy cho khách hàng biết Shop của bạn sẽ Sale ngày nào và với mức Sales trước đã. Sau đó hãy cho họ thời gian để lựa chọn sản phẩm họ muốn, lưu sản phẩm đó lại (hoặc cho vào giỏ hàng) và đợi đến ngày Sales họ có thể chốt đơn ngay lập tức mà không phải đắn đo hay suy nghĩ thêm gì cả. Việc này sẽ giúp quá trình mua hàng của họ vào đúng ngày Sales sẽ diễn ra trơn tru hơn từ đó tỷ lệ bán hàng cũng cao hơn.

3.3. Tăng tối đa lượt mua

Chiến dịch trước Ngày Sale Khủng sẽ thực hiện những công việc nặng nhọc trong việc tiếp cận khách hàng, giúp bạn chuẩn bị cho đợt giảm giá cao điểm. Sau giai đoạn này, hãy tiếp cận người đi mua hàng có ý định mua hàng rõ ràng, những khách hàng tiềm năng chắc chắn sẽ chốt đơn trong ngày diễn ra Sales.

Tiếp thị lại giúp tăng tối đa doanh số trong thời điểm ngày Sales diễn ra. Hãy sử dụng Quảng cáo danh mục Advantage+ của Meta để nhắm mục tiêu lại (trước đây được gọi là quảng cáo động để nhắm mục tiêu lại) nhằm tiếp cận những người đã truy cập trang web nhưng chưa mua hàng. Tệp khách hàng tiềm năng của bạn sẽ thu hẹp lại thành nhóm người đã có sự quan tâm đến sản phẩm và đợt Sales của bạn nhưng vẫn còn do dự. Họ là những người có khả năng cao sẽ mua hàng của bạn hơn bất kỳ ai hết. Lúc này, bạn hãy chạy quảng cáo để tiếp thị lại với họ và thuyết phục họ mua hàng.

Tiếp thị lại để tối đa hoá lượt mua

Bên cạnh đó, nếu muốn tăng tối đa hoá lượt mua, bạn cũng có thể chạy quảng cáo để tiếp thị lại, xem đây như một cơ hội nữa để bạn tăng lượt truy cập cho trang bán hàng của mình cũng như thông báo lại về lịch Sales của bạn cho những khách hàng khác.

3.4. Khiến khách hàng ghi nhớ:

Thông thường sao mỗi dịp sales, đa số các chủ shop sẽ quên mất giai đoạn cuối cùng này – giai đoạn chăm sóc và bán lại cho khách hàng cũ. Sau khi bạn đã bỏ rất nhiều thời gian và chi phí để lên kế hoạch chạy sales, đừng lãng phí những khách hàng đã chốt đơn nhé vì họ sẽ tiếp tục trở thành khách hàng tiềm năng cho những dịp Mega Sales tiếp theo của bạn.

Tái thu hút khách hàng sẽ giúp mọi người luôn nhớ đến thương hiệu của bạn

Hành trình của khách hàng không kết thúc khi mua. Tái thu hút người đi mua hàng có
thể làm tăng số lượt quay lại mua hàng và mức độ trung thành với thương hiệu. Thương hiệu có thể tiếp cận những người đi mua hàng từng truy cập trang web/ứng dụng hay cửa hàng và hướng dẫn họ quay lại mua hàng. Theo nghiên cứu online “Meta Seasonal Holidays Study” của YouGov, 53% người đi mua hàng cuối năm ở Việt Nam tham gia khảo sát đồng ý rằng họ vẫn tiếp tục mua sắm ngay cả sau đợt giảm giá cao điểm. Do đó, bạn hoàn toàn có thêm cơ hội để thuyết phục những khách hàng khác mua sản phẩm của mình thông qua tiếp tục khuyến mãi hoặc một hình thức khác để kích thích họ tiêu dùng.

Tiếp thị lại giúp xây dựng lòng trung thành với những người mua mới đây

Để tăng trưởng doanh số, các doanh nghiệp cần chủ động tương tác với khách hàng và giữ chân họ ở lại với thương hiệu của mình. Nhưng làm cách nào để làm được điều đó? Vừa qua, Meta đã hợp tác với Haravan ra mắt tính năng Thông báo Định kỳ cho triển khai trên nền tảng quản lý bán hàng HaraSocial. Đây là tính năng giúp các nhà bán hàng tiếp cận lại khách hàng một cách tự động theo tuần suất từng ngày, từng tuần, từng tháng để chăm sóc và bán lại thông qua Chatbot trên Facebook Messenger. Đây là giải pháp giúp nhà kinh doanh dễ dàng tận dụng hiệu quả tệp khách hàng quan tâm mà không tốn thêm bất kỳ chi phí quảng cáo nào.

Trải nghiệm từ phía khách hàng khi bạn sử dụng tính năng Thông báo định kỳ

Bạn có thể ứng dụng tính năng Thông báo định kỳ ở mỗi kênh như sau:

  • Cửa hàng: Gắn các banner, poster... có chứa mã QR Code điều hướng khách về Messenger của Fanpage
  • Sàn thương mại điện tử (như Shopee, Tiki, Lazada): Đính kèm QR Code giới thiệu chương trình vào thiệp cảm ơn...
  • Website: Gắn button, banner trỏ về Messenger
  • Fanpage: Chạy ads Messenger về chatbot, gắn đường dẫn ref điều hướng về Messenger

Dù bằng bất kỳ hình thức nào thì khách hàng cũng sẽ được điều hướng về Facebook Messenger, do đó bạn có thể dễ dàng có thông tin của khách hàng, đồng thời bạn có thể trò chuyện, chăm sóc và đeo bám khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn những loại hình quảng cáo thông thường khác.

Theo kinh nghiệm triển khai của Haravan, thông thường, chủ shop sẽ xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng với các nội dung như:

  • Gửi thông báo khi có hàng mới.
  • Gửi thông báo khi có lịch Livestream của shop.
  • Gửi thông báo đặt mua trước sản phẩm (Pre-Order).
  • Nhận mã khuyến mãi cá nhân hoá để xả hàng tồn kho.
  • Nhắc nhở lịch khuyến mãi riêng MegaSales của shop: Thứ 3 hàng tuần, thứ 6 hàng tuần mua 1 tặng 1.
  • Ứng dụng tại các kênh cửa hàng: Đăng ký khách hàng thân thiết, nhận mã voucher hàng tuần.

Tính năng này giúp doanh nghiệp có thể chủ động “đeo bám” người tiêu dùng cũ và thuyết phục họ mua hàng nhiều lần mà không phải bỏ ra quá nhiều chi phí để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mới. So với những quảng cáo hay thông báo thông thường, tính năng Thông báo Định kỳ giúp cho các chủ Shop tránh được các vi phạm của Facebook (chính sách không nhắn tin cho khách hàng quá 24 giờ để tránh spam tin nhắn) hay bị khách hàng cho rằng là tin nhắn rác.

Liên hệ ngay với HaraSocial (được phát triển bởi Haravan) để có thể trải nghiệm tính năng Thông báo định kỳ. Chỉ với 30 phút thiết lập, bạn đã có thể bắt đầu con đường trở thành những nhà bán hàng đạt doanh thu khủng nhưng vẫn “nhàn” nhờ sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ đến từ Haravan nhé.

* Bài viết có sự tham khảo tài liệu Meta, bấm vào đây để xem ebook hướng dẫn của Meta về chiến lược marketing cho mùa Sales Khủng 2022 cùng Haravan.

4. Tổng kết

4 giai đoạn Xây dựng nền tảng – Trước ngày Sales – Trong ngày Sales – Sau ngày Sales là một thể thống nhất không thể tách rời nhau mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua nếu muốn đợt Mega Sales của mình bội thu và tối đa hoá lợi nhuận. Quan trọng hơn hết, nếu bạn bỏ qua giai đoạn 4, bạn sẽ phải mất thêm rất nhiều thời gian và ngân sách để chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng mới lại từ đầu. Hãy tận dụng tệp thông tin khách hàng đã thu thập trong đợt Sales lần này và sử dụng lại cho những đợt Sales sau, họ sẽ là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mua lại nhiều lần nhất.

Haravan và HaraSocial hi vọng bài viết này sẽ bổ ích cho các doanh nghiệp, các chủ Shop và các nhà bán hàng khi muốn lên kế hoạch cho mùa Sales Khủng thành công cuối năm nay. Nếu bạn gặp khó khăn hay cần sự hỗ trợ về công nghệ hãy liên hệ với chúng tôi, đội ngũ của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nhiệt tình về các công cụ và tính năng hỗ trợ cho việc bán hàng được phát triển bởi Haravan và các đối tác công nghệ hàng đầu như Meta. Giúp cho bạn có trải nghiệm bán hàng dễ dàng và thuận tiện nhất với chi phí hợp lý.

HaraSocial – nền tảng quản lý bán hàng hiệu quả.