Marketer HEROSEO Agency
HEROSEO Agency

Founder @ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HERO SEO

Kinh Nghiệm Xử Lý Website Dính Mã Độc & Án Phạt Google Panda

Câu chuyện website bị dính mã độc ít nhiều a/e cũng một vài lần đã gặp phải, đây là tình trạng chung khi nhiều a/e sử dụng theme và plugin không rõ nguồn gốc hay lộ thông tin admin…Ở đây chỉ là giả thuyết , còn rất nhiều lý do khác nhau nhưng nếu website dính mã độc rồi thì phải xử lý như thế nào? Thì đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm giành tới cho bạn.

I.Website dự án bên mình:

  • Lĩnh vực YMYL
  • KPI Top 5 & Top 10
  • Traffic cam kết: 50k traffic / tháng
  • Đã nghiệm thu & chuyển qua giai đoạn duy trì.

Vấn đề gặp phải:

  • Website dính mã độc
  • Google Panda

Phương án giải quyết:

Giai đoạn 1:

  • Dò mã độc & xóa các tập tin, file, shell khả nghi.
  • Backup lại phiên bản website 2 tuần trước đó lúc website chưa dính mã độc.
  • Nếu trong hosting nhiều website vệ tinh khác nhau ; tách website đang dính mã độc ra khỏi hosting cũ đó , để tránh bị lây nhiễm.
  • Kiểm tra test và theo dõi trong vòng 1 tuần xem website còn gặp phải vấn đề nữa hay không? hay đã xử lý triệt để rồi.
    • Hai cách kiểm tra:
      • Vào admin bình thường , ko bị đổi pass hoặc chặn quyền login
      • Check qua các link spam cũ -> 404 website đã được xử lý ; 200 website vẫn đang còn dính bị mã độc.

=> Đảm bảo website đã loại bỏ được mã độc và trở về trạng thái bình thường.

Giai đoạn 2:

  • Website đảm bảo về technical trước đó , nên chỉ cần check qua không cần audit website quá kỹ.
  • Vấn đề website bị Google Panda ở trường hợp này 99% là do URL

Tình trạng của URL đa số sẽ gặp phải:

  • Url website bị đổi TITLE SEO (ảnh số 1)

  • Auto tạo ra các bài Blogs Spam bằng tiếng anh trên website (ảnh 2 & 2.1)


  • Xuất hiện 32k link spam (ảnh 3)

​​​​​​​

Giải pháp xử lý:

1/ Xử lý Title SEO bị đổi

  • Site: domain.vn

=> Để xem các Link URL SEO nào bị đổi và đánh dấu lại sau đó “Submit Index” lại URL bị đổi.

  • Nhiều trường hợp có thể dùng tool Screaming Frog & Website Auditor & Ahref để check. (Ảnh 4)

​​​​​​​

2/ Auto tạo Blog Spam

  • Lọc list cần xóa & Xóa hết các bài spam trong wordpress
  • Xóa index trên Google Search Console

3/ 28k Link spam đã index cần xử lý:

3.1 Lọc hết tất cả các link spam mà google đã index làm các cách như sau:

  • Sử dụng Tool SEO Log File Analyser (Ảnh 5)

(https://www.screamingfrog.co.uk/log-file-analyser/)

  • Sử dụng Google Search Console > Settings > Crawl stats > Not found (404) > Export file (Ảnh 6)

​​​​​​​

  • Site:domain > Settings > Kết quả trên mỗi trang CHỌN 100 > Export nhanh (Ảnh 7)

“Lọc trùng và tổng hợp thành 1 file danh sách tất cả các link spam cần xóa”.

=> Nên sử dụng tất cả các phương pháp để lọc ra toàn bộ các link spam, mỗi phương pháp sẽ lọc ra được những link spam mà phương pháp kia không lọc được ra.

3.2 Xóa Index trên Google Search Console hết các link spam đã lọc trùng ở trên (Ảnh 8)

  • Sử dụng “WebMaster Tools - Bulk URL Removal” , tool auto xóa index các link spam rất nhanh & tiện lợi mình có dùng. (10$ /tháng) (Ảnh 9)

“tùy vào mỗi trường hợp của website nặng hay nhẹ , nếu link spam ít thì tự xóa bằng tay cũng được nhé cho lẹ”.

giả sử đã lọc ra được 28k link spam, chả nhẽ làm tay add từng cái link 1 vào công cụ xóa index của google search console?”

Sau khi xử lý xong, việc còn lại là hãy đợi google gỡ hình phạt & trả lại thứ hạng như ban đầu. Còn TOP mà không về thì cứ ib mình trả lời cho nhá.

Chúc bạn thành công!

  • Nguồn: HeroSEO
  • Copywriter: Nguyễn Thành Tiến