PG Là Gì? Tối ưu hiệu quả marketing/bán hàng với PG liệu có khả năng?

PG là thuật ngữ không còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Dễ dàng bắt gặp PG và PB tại các cửa hàng và siêu thị, họ đóng vai trò như tư vấn viên quảng bá thông tin sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

PG thường hay góp mặt trong sự kiện ra mắt sản phẩm mới, Roadshow, hay các sự kiện khuyến mãi của các nhãn hàng. Một số công ty thuộc nhóm hàng FMCG, hóa mỹ phẩm, v.v. ví dụ KAO Vietnam và Abbott, thường là những doanh nghiệp tìm kiếm lực lượng lao động này tại các điểm bán của mình.

Theo tính chất công việc, lực lượng này thường được phân bổ tại nhiều điểm khác nhau và có thể có lịch làm việc luân phiên theo ca. Làm thế nào để quản lý PG chặt chẽ? Trong quá trình quản lý PG/PB người chịu trách nhiệm thường gặp những khó khăn gì?

Cùng tìm hiểu thêm về mảng công việc quản lý đặc thù này trong bài viết ngày hôm nay.

PG là gì?

PG viết tắt của Promotion Girl, là nhân viên được giao chịu trách nhiệm tư vấn về sản phẩm, bán hàng hay làm đại diện hình ảnh cho sản phẩm tại các sự kiện ra mắt, Roadshow, v.v.

Ai cần lực lượng PG?

Một số chương trình mà doanh nghiệp có thể tuyển dụng lực lượng PG để làm gồm có:

  • Trade promotion, khuyến mãi tại các siêu thị, cửa hàng

  • Sampling và roadshow

  • Chương trình khánh thành cửa hàng, cơ sở bán buôn

  • Chương trình tăng doanh số tại các điểm bán

  • Tiếp thị sản phẩm thường xuyên tại các siêu thị và cửa hàng

Hiệu quả tiếp thị sản phẩm/tăng doanh số khi có PG?

PG được xem là cầu nối giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh và gần gũi hơn. Ngoài ra, PG còn giúp lan tỏa hình ảnh, thông điệp của sản phẩm hay thương hiệu đến khách hàng hoặc khách mời tại các sự kiện.

Đối với các sự kiện tăng doanh số, PG nếu được đào tạo tốt sẽ hỗ trợ bán hàng hiệu quả, tăng doanh số tại các điểm bán nhờ cách tư vấn khéo léo.

Khó khăn trong việc quản lý PG/PB

1. Chưa thống nhất được bộ tiêu chuẩn trong quản lý PG

Mặc dù phụ thuộc vào tính của từng ngành khác nhau, nhưng để có thể quản lý lực lượng PG chặt chẽ và thống nhất thì doanh nghiệp cần tập trung xây dựng bộ tiêu chuẩn nền trong quy trình quản lý. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất được các tiêu chuẩn từ bước xây dựng kế hoạch trade marketing đến triển khai các hoạt động, bao gồm việc quản lý PG.

Ví dụ, nhiều cấp quản lý lúng túng và có phần chủ quan khi thực hiện đánh giá hiệu quả làm việc của PG do chưa có bộ KPI tiêu chuẩn thống nhất giữa các chức vụ quản lý liên quan đến PG.

Nhiều vị trí như trade marketer hay key accounts làm việc độc lập trong quản lý hoạt động của PG, dẫn đến đến sự chồng chéo trong công việc cũng như tiêu chuẩn đánh giá khác biệt. Vấn đề này làm giảm độ minh bạch trong kết quả đánh giá năng suất làm việc của PG.

2. Chưa tối ưu thời gian

Nhiều nhiệm vụ như báo cáo doanh số, báo cáo tồn kho hiện có vẫn đang thực hiện thủ công. Các nhân viên thực hiện nhiều công đoạn nhập thủ công số liệu qua phần mềm Zalo và bảng tính Excel.

Các bước sao chép và dán các con số được thực hiện nhiều lần, dẫn đến việc lãng phí thời gian không đáng có, chưa kể đến việc sử dụng các số liệu không được tối ưu khi làm bằng các phương thức này.

Tương tự trong việc tính huê hồng, do các bước báo cáo doanh số đều được nhập thủ công truyền thống bởi PG, nên cần có bên tiếp nhận, xử lý số liệu nhập, so sánh với bộ phận văn phòng rồi mới đưa ra con số báo cáo huê hồng, cuối cùng lại thông báo cho PG để xác nhận. Quy trình phức tạp tốn nhiều thời gian thực hiện.

3. Không có thống kê phân tích trực quan

Các hoạt động trade marketing liên quan nhiều đến POSM, trưng bày, vì vậy trong các chiến dịch được triển khai số lượng hình chụp gửi bởi PG báo cáo cho các hoạt động này là đáng kể.

Tuy nhiên, do PG chủ yếu ghi nhận hình ảnh mà không dựa trên tiêu chuẩn nào cũng như gửi một loạt qua Zalo (do tính nhanh chóng, tiện lợi mà ứng dụng mang lại) lại gây khó khăn cho việc tổng hợp các hình ảnh để báo cáo hay có được phân tích trực quan.

Các báo cáo thuần chỉ để báo cáo chứ chưa thể cung cấp đủ thông tin cần thiết để cấp quản lý có được hành động thực tiễn.

Theo nguyên lý tảng băng trôi, thì các thông tin báo cáo hiện có chỉ là thuần là phần nổi trên bề mặt nước, còn các phân tích quan trọng cần có để có được vòng tuần hoàn PDCA hoàn hảo nằm ở tảng băng chìm dưới nước thì lại bị mất đi.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể giải quyết được các vấn đề trên? Hòa mình cùng cơn sóng dịch chuyển số, một số doanh nghiệp dần chuyển sang các ứng dụng và phần mềm để hỗ trợ công việc của cấp quản lý.

Các công việc như chấm công, tính huê hồng cho nhân viên PG/PB và kiểm soát báo cáo hình ảnh trưng bày tại cửa hàng nay được hỗ trợ bằng ứng dụng và phần mềm, giúp giảm tải được khối lượng công việc quản lý và minh bạch hóa các thông tin trong công việc.

Bảng so sánh các quản lý PG trước và sau số hóa

Tìm hiểu thêm về việc tăng hiệu quả doanh số với PG tại Việt Nam tại đây