Công nghệ AR VR là gì?

Thực tế ảo (gọi tắt là virtual reality) là một thuật ngữ mới được dùng để mô tả những môi trường ảo do thiết bị thông minh tạo ra với những không gian, vật thể như thật. Hiện nay, AR VR đều được ứng dụng trong một số lĩnh vực ngành nghề. Vậy công nghệ AR VR là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công nghệ này.

Công nghệ AR VR là gì?

img_0

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu làm việc từ xa có xu hướng phát triển, Metaverse được thiết kế lên nhằm tìm kiếm một “thế giới thực” trong không gian thực tế ảo, qua một công nghệ mang tên IOT.

Nhờ công nghệ này, người dùng có thể kết nối với nhau; công nghệ Blockchain giúp chia sẻ dữ liệu; Internet 5G hay NFT Game, tiền điện tử. Một trong số đó, công nghệ AR – VR đang là một trong những công nghệ phát triển, gây ấn tượng với nhiều khách hàng bởi sự trải nghiệm tuyệt vời của nó.

Công nghệ VR

VR là cụm từ được viết tắt của từ Virtual Reality. Mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm cho bản thân kính thực tế ảo VR trên toàn thị trường Việt Nam và thế giới hiện nay như Google Cardboard, Samsung Gear VR…

Người dùng sẽ có cơ hội được trải nghiệm một thế giới thực tế ảo trong game, hay phim 3D khác hoàn toàn, bạn gần như lạc mình vào thế giới do toàn bộ tầm nhìn trong đó đều được bao phủ bởi thiết bị. Các thế giới của phi thuyền không gian hay những khu rừng cổ đại, bầu trời rộng lớn đều là những khung cảnh ảo được tạo nên từ những thiết bị phổ biến.

Những thiết bị theo dõi chuyển động sẽ không xử lý kịp thời và khiến khách hàng đôi khi có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt. Tuy nhiên, với sự phát triển tiên tiến của công nghệ thực tế ảo, những tình trạng gặp phải từ VR đến với khách hàng đều được chấm dứt hoàn toàn trong những phiên bản nâng cấp sau đó.

Một VR cơ bản sẽ bao gồm 5 thành phần chính: phần cứng (HW), phần mềm (SW), người dùng, liên kết mạng và ứng dụng. Trong đó, 3 thành phần đóng góp là phần chủ đạo, quan trọng nhất là SW, HW và ứng dụng.

Đặc tính lớn nhất có thể kể đến ở VR chính là immersive (sự hoà nhập). Thuật ngữ này được đưa ra để mô tả cảm giác của bạn khi được hòa mình vào thế giới ảo VR. Bạn sẽ cảm nhận được thế giới có thật hay không, có thấy hết được các đối tượng có mặt trong thế giới đó không hay bạn có cảm nhận được bản thân mình đang sống trong một không gian mới? Sự hoà nhập xuất phát một phần đến từ VR sẽ bao phủ hết cảm nhận, tầm nhìn của bạn như cuộc sống ngoài đời thật.

Công nghệ AR

AR là công nghệ thực tế ảo với tên đầy đủ là Augmented Reality. Đây là sự kết hợp của thế giới thực và thông tin ảo, chứ không tách riêng biệt giữa thế ảo và thực giống với công nghệ VR. AR sẽ bổ sung thêm những chi tiết ảo được tạo ra bởi thiết bị máy tính, điện thoại thông minh vào thế giới thực để tăng sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Ứng dụng công nghệ AR cho phép người dùng có thể thoải mái trong quá trình tương tác với các nội dung ảo ngay ở đời thực như lấy, chạm. Điển hình có thể kể đến sự thành công của trò chơi Pokemon Go.

Công nghệ AR sẽ hoạt động bằng cách tích lũy các dữ liệu về âm thanh, hình ảnh sau khi được mã hoá bằng các phần mềm, sẽ hiển thị trên màn hình thiết bị của bạn như smartphone, máy tính chạy trên cả 2 hệ điều hành: Android, IOS giúp tài hiện những đồ vật 3D ngay trong cuộc sống thực tế của bạn. Bạn có thể nhìn được tất cả các thông tin mà trong cuộc sống thực tế bạn đang ở vốn thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Với những thông tin bên trên, hẳn bạn đã hiểu rõ công nghệ AR VR là gì. Ngoài ra, sự khác nhau giữa 2 ứng dụng này được nhắc đến ngay đoạn tiếp theo, sẽ giúp bạn phân biệt được chi tiết 2 loại công nghệ và phân biệt sự khác nhau của AR VR là gì một cách cụ thể nhất.

Sự khác nhau giữa công nghệ AR VR là gì?

Cả hai đều đang thuộc những sản phẩm công nghệ của thế hệ mới. Tuy đối với nhiều người vẫn còn lạ lẫm, băn khoăn giữa khái niệm AR VR là gì và về thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR, nhưng trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể phân biệt được 2 khái niệm này.

Công nghệ VR được xây dựng bởi một thế giới ảo qua các thiết bị hỗ trợ như tai nghe, kính VR. Khi sử dụng những thiết bị đó, người dùng sẽ hoàn toàn được nhập vai và mọi thứ xung quanh họ thấy đều là một phần của môi trường đã được tạo, xây dựng nhân tạo qua những hình ảnh, âm thanh ảo.

img_1

Với AR, thế giới hiện tại bạn đang sinh sống sẽ trở thành không gian để những đối tượng, âm thành, hình ảnh ảo được đặt vào. Mọi thứ bạn thấy sẽ đều là những không gian thực tế và không nhất thiết phải sử dụng bất kỳ thiết bị nào như VR mà chỉ cần có máy tính hay smartphone.

Một trong những sự khác biệt của 2 công nghệ này là thiết bị đi kèm. Với VR, người dùng phải sở hữu kính thực tế ảo để trải nghiệm không gian 3D. Còn với AR, người dùng chỉ cần một chiếc smartphone là đã có thể trải nghiệm công nghệ AR mà không cần thêm thiết bị nào.

Có thể thấy, sau khi hiểu rõ AR VR là gì, chúng ta biết rằng đều có thể kết hợp cùng nhau và tạo nên một thực tại hỗn hợp. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy những vật thể, hình ảnh ảo trong thế giới thực, xây dựng và trải nghiệm thú vị trong đó kỹ thuật số, vật lý sẽ khó có thể phân biệt được.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn không chỉ là khái niệm AR VR là gì. Từ đó, nhờ công nghệ này, khi xây dựng một cuộc sống ảo trong thế giới Metaverse, bạn sẽ được trải nghiệm một cuộc sống chân thực nhất, hỗ trợ giúp bạn kiến tạo nên một thế giới phong phú của riêng mình.