Màu sắc nào tạo nên phong cách riêng khi thuyết trình

Có bao nhiêu bạn trẻ muốn đứng trên bục cao, dưới ánh đèn sân khấu thao thao bất tuyệt về điều mình chia sẻ. Có bao nhiêu người mong muốn có được hàng triệu khán giả ngưỡng mộ và được nói về thành công của bản thân. Để có tất cả những điều đó, vốn không phải việc dễ dàng, nhất là những người không có phong cách riêng độc đáo.

 Cách những diễn giả vĩ đại xây dựng phong cách thuyết trình riêng

Cách những diễn giả vĩ đại xây dựng phong cách thuyết trình riêng

Theo Trung tâm Khoa học Hình ảnh Chester F. Carlson tại Viện Công nghệ Rochester, có gần như vô hạn màu sắc, nó dựa vào tỉ lệ pha, trộn màu của mỗi người. Những màu sắc phong phú này giống như cách mà mỗi người diễn giả thể hiện trong mỗi bài diễn thuyết, có người phát biểu với vẻ đầy tự tin, phóng khoáng mà chân thành, mang màu xanh của sự bùng nổ và sức sống bất diệt. Nhưng cũng có những người diễn thuyết với màu xám của sự vô vị và tẻ nhạt.

Phong cách riêng khi thuyết trình của diễn giả

Một nhà văn Pháp đã từng nói: “Phong cách chính là con người”, bởi nó được hình thành từ thế giới quan, sở thích, chiều sâu tâm hồn, vốn sống của người sáng tạo. Những điều này phải được hình thành từ nỗ lực tìm tòi, trải nghiệm của chính bản thân diễn giả mới có thể tạo ra được một phong cách nổi bật và có chất riêng.

Những phong cách riêng này không chỉ cần sự độc đáo mà còn cần đến độ nhận diện cao của công chúng, nghĩa là phải thể hiện ở cử chỉ hành động, cấu trúc bài nói, màu sắc ngôn ngữ. Tất cả những điều đó cần sự lặp đi lặp lại một cách có hệ thống, phải có sự ổn định nhất quán trong phần lớn các bài diễn thuyết. Từ đó, nó sẽ tạo ra màu sắc quen thuộc trong lòng khán giả, là một nét riêng biệt in sâu trong trí nhớ của người nghe. Ví dụ điển hình nhất là hai vị tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Barack Obama, một người thuyết trình với sự tự nhiên, thân thiện và đầy gần gũi với khán giả, một người lại cuốn hút người nghe bởi sự tự tin tràn trề, hào sảng và luôn hừng hực quyết tâm.

Ngoài ra, phong cách riêng khi thuyết trình của diễn giả không chỉ hình thành một cách chủ động từ bản thân họ mà còn chịu tác động bởi thời đại, văn hóa mỗi giai đoạn mỗi vùng miền. Trước thế kỉ 21, vấn đề về quyền bình đẳng về sắc tộc hay kêu gọi đấu tranh giải phóng dân tộc là cội nguồn tạo ra những nhà hùng biện tài ba, ví dụ như nhà chính trị vĩ đại người Nam Phi, Nelson Mandela, đã trở thành biểu tượng của tự do và bình đẳng bởi nỗ lực xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực giả cứ dân tộc.

Martin Luther King, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1964, người da màu trong thế giới da trắng của người Mỹ, đã tìm ra cách để được lắng nghe. Ông nổi tiếng với các bài phát biểu đậm chất thơ, nắm vững nghệ thuật nói lời kết cho các bài phát biểu.

Ngày nay, Khi thế giới ổn định trong hòa bình hay vấn đề sắc tộc đã nguôi ngoai đi phần nào thì người ta lại quan tâm đến những nhà hùng biện, diễn thuyết, những người có khả năng truyền cảm hứng cho khán giả về nghị lực sống và vươn lên như Nick Vujicic, một diễn giả người Úc sinh kém may mắn vì mắc chứng tetra-amelia gây ra sự thiếu hụt cả tứ chi trên cơ thể, ông đã phải vật lộn với căn bệnh và sự tuyệt vọng trong tinh thần từ thuở ấu thơ. Và rồi khi vượt qua chúng, ông đã trở thành người truyền động lực cho hàng triệu con người trên thế giới.

Những nhà diễn thuyết này còn có các nhà tỷ phú, nhà sáng lập nói về câu chuyện làm giàu thành công như Steve Jobs hay Elon Musk. Elon từng bị coi là một đứa bé lập dị ở trong mắt bạn bè rồi tới câu thanh niên 17 tuổi rời quê hương đến miền đất hứa - thung lũng Silicon và sau bao nhiêu cố gắng ông đã trở thành doanh nhân có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới với ước mơ đưa một triệu con người lên sao hỏa sống vào năm 2050.

Tất cả những hình ảnh thành công, hoài bão hay ước mơ của họ nếu được truyền đạt một cách thông minh thì sẽ lay động được rất nhiều con người thôi thúc hành động và làm theo.

Cách một diễn giả tài năng định hình phong cách

Trước hết có thể khẳng định rằng: yếu tố quyết định sự thành bại của một buổi thuyết trình nằm ở giá trị bên trong. Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam - Founder & CEO Học viện Kỹ năng VTALK: “Giá trị nội tại của một diễn giả bao gồm ba cấu thành quan trọng là Kiến thức chuyên môn, Sự say mê, và Lòng thấu cảm.”

Cách những diễn giả vĩ đại xây dựng phong cách thuyết trình riêng

Mai Nguyễn Hoàng Nam- Founder & CEO Học viện Kĩ Năng VTALK

Trong đó, đam mê đóng một vai trò quan trọng nhất định, như tỷ phú bất động sản Donald Trump từng chia sẻ: “không có đam mê, bạn không có năng lượng; không có năng lượng, bạn không có cái gì. Không có gì tuyệt vời trên thế giới được làm xong mà không có đam mê trong đó". Sự đam mê là yếu tố cốt lõi của sự thành công của một diễn giả trên sân khấu bởi chính năng lượng tích cực này không chỉ ảnh hưởng tới họ đó mà còn cả người nghe.

Nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates là một ví dụ, từ nhỏ ông đã say mê toán học và với các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên niềm đam mê cháy bỏng, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông. Ông từng đậu vào ngành luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft khi mới 20 tuổi.

Bên cạnh đó phong cách riêng còn được tạo ra từ những kỹ năng sân khấu chuyên nghiệp: những cử chỉ, hành động, lời nói tự tin, mạnh mẽ hay ánh mắt ngập tràn sự đồng cảm, quan tâm, tất cả đó chính là những kỹ năng sân khấu mà mỗi diễn giả thể hiện.

Steve Jobs luyện tập trên sân khấu hàng giờ trong vài tuần trước mỗi buổi ra mắt một sản phẩm. Ông nhớ từng chi tiết của mỗi slide và kết quả là bài thuyết trình được trình bày một cách hoàn hảo. Đó cũng chính là lý do mà ông có thể đứng thuyết trình trong buổi ra mắt sản phẩm mới kéo dài tới 80 phút.

Trách nhiệm của một diễn giả có “Tầm” luôn song hành với có “Tâm”

Bởi việc tạo ra phong cách độc đáo khi thuyết trình của mỗi người là cả một hành trình dài, không thể ngày một ngày hai mà có, vậy nên việc lấy cảm hứng, mượn ý tưởng của các diễn giả đi trước là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, giới hạn của việc sao chép và học hỏi vẫn luôn nhập nhằng, khó phân biệt và việc chủ động sáng tạo đổi mới vẫn dựa dẫm nhiều vào ý thức của mỗi diễn giả.

Việc sáng tạo hay tìm ra được một phong cách độc đáo không có nghĩa là nó phải có một không hai mà cũng có thể học hỏi, sáng tạo từ những tài nguyên có trước. Nhưng việc học hỏi quá nhiều khiến nhiều người trở nên thụ động và dựa dẫm vào ý tưởng cũ và không thể phát triển những ý tưởng đột phá.

Hãy luôn nhớ rằng sáng tạo là trách nhiệm của mỗi người tạo ra nội dung, nó chính là sự tôn trọng các ý tưởng, phong cách của các diễn giả khác mà còn nâng tầm được cả giá trị của bản thân.

Việc trở thành một nhà diễn giả đúng nghĩa chưa bao giờ là điều dễ dàng vì vậy việc biết và hiểu đúng việc tìm thấy phong cách riêng khi thuyết trình sẽ góp một phần đáng kể vào sự thành công trong sự nghiệp truyền cảm hứng của mỗi người.