Khai thác 18 cách thức sản xuất nội dung dành riêng cho chiến lược B2B Marketing

Vấn đề đau đầu nhất của B2B Marketing là khách hàng thường đầu tư nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu và đánh giá sản phẩm. Nhưng một khi họ đã tin tưởng thì họ sẽ mang lại giá trị khổng lồ, bền vững và lâu dài.

Do đó, chiến lược tiếp thị nội dung dành cho nhóm B2B cũng phải được đầu tư lâu dài về cả thời gian và chất lượng để nuôi dưỡng mối quan hệ. Qua đó, các nhà làm Marketing mới có thể xây dựng sự tin tưởng của khách hàng tiềm năng này và định vị thương hiệu như một chuyên gia trong ngành.

Để có thể sáng tạo ra chiến lược Content marketing ăn tiền trong lĩnh vực B2B, Marketer nên xác định rõ mục tiêu cần theo đuổi để phân phối tỷ trọng các loại nội dung và lựa chọn vị trí đắt giá để quảng bá hiệu quả. Dưới đây là một số mục tiêu điển hình, các nhà marketer làm B2B có thể tham khảo:

  • Xây dựng và duy trì thương hiệu
  • Tăng khả năng hiển thị / Phạm vi
  • Tạo khách hàng tiềm năng
  • Gia tăng sự trung thành của khách hàng
  • Tăng trưởng doanh thu

Cuối cùng, đã đến lúc lưu giữ cho doanh nghiệp của bạn 18 ý tưởng để sản xuất nội dung “ngàn vàng”. Hãy cùng Ori tìm hiểu nhé!

1. Bài đăng trên blog

Đối với website, trang Blog là kênh hiệu quả để xúc tiến nội dung. Bằng việc sắp xếp theo chủ đề phù hợp, rất nhiều nội dung khác nhau xuất hiện tại đây sẽ được khách hàng B2B quan tâm và đánh giá cao. Nội dung bài viết ở đây có thể bao gồm:

  • - Tư vấn về các vấn đề thường gặp
  • Tin tức nội bộ và cái nhìn "hậu trường"
  • Thông tin về ngành và xu hướng mới
  • Tóm tắt thành tựu, sự kiện
  • Các bài báo kỹ thuật
  • Phỏng vấn khách hàng
  • Tạo nội dung trao đổi, lấy ý kiến trên website

2. Lời chứng thực

Bằng cách này, bạn đang để khách hàng B2B tự so sánh và đánh giá với việc cung cấp các thông tin họ nhận được. Hiệu quả tin tưởng sẽ được nâng cao bởi khách hàng cảm thấy họ đang chủ động tìm kiếm thông tin.

  • Quan điểm, đánh giá của những khách hàng khác
  • Case study, dự án ứng dụng của sản phẩm

3. Kết quả nghiên cứu

Nếu bạn tìm được hoặc đang sở hữu kết quả nghiên cứu liên quan đến ngành mà đặc biệt khách hàng của bạn có thể quan tâm, thì hãy quảng bá chúng ở những nơi họ dễ tiếp cận như tài liệu, thông cáo báo chí. Bởi khi khách hàng B2B cảm thấy bạn có khả năng cung cấp thông tin hữu ích, chắc chắn họ sẽ còn tìm đến bạn trong tương lai.

4. Khảo sát và kết quả khảo sát

Nếu bạn có đủ khả năng để khảo sát người dùng về sản phẩm, hãy thực hiện nó và công bố kết quả như một bằng chứng về thương hiệu xác thực nhất. Bởi điều đó sẽ khẳng định doanh nghiệp của bạn quan tâm đến chất lượng và uy tín. Đây cũng là điều khách hàng B2B đề cao nhất khi quyết định mua. Cũng giống như các hãng sữa thường nói rằng “đã kiếm chứng và hàng triệu trẻ nhỏ yêu thích hương vị của chúng tôi”, điều này khiến cho rất nhiều các cửa hàng bán lẻ tin vào tiềm năng và quyết định phân phối sản phẩm.

5. Các bài báo trên các cổng thông tin ngành

Bạn cũng có những kiến ​​thức, quan điểm chuyên môn thì hãy sử dụng các cổng thông tin chuyên dụng trong ngành để thể hiện điều đó. Thậm chí, bạn cũng có thể tham gia và thể hiện chuyên môn tại những diễn đàn, bài báo khác với tư cách là một khách mời. Bởi các khách hàng B2B cũng là người có chuyên môn, họ rất dễ tin tưởng, bắt sóng với những người có cùng quan điểm.

6. Tài liệu/Sách điện tử

Không cần quải quá cao siêu để tự sản xuất ra tài liệu của riêng mình, bạn có thể tích lũy những tài liệu về chủ đề chuyên môn trong ngành để cung cấp cho khách hàng B2B. Đặc biệt, dưới hình thức tặng, gửi miễn phí, hoặc public trên trang web sẽ giúp củng cố quyền hạn và định vị thương hiệu như một chuyên gia uy tín.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'ORI AGENCY Slideshow từ các bài thuyết trình 11 Hình ảnh hóa các thông tin Webinar và nội dung 12 Mô tả sản sản phẩm Video hướ»ng dẫn sản phẩm 10 Podcast ≡'

7. Slideshow từ các bài thuyết trình

Sự thật là kiến thức được hình ảnh hóa, làm đẹp hóa bằng những slideshow gọn gàng thường được khách hàng dừng lại chú ý nhiều hơn. Thay vì đưa ra hàng trăm trang tài liệu, bạn có thể hình thức hóa chúng nhằm giúp khách hàng B2B nghĩ rằng bạn không chỉ chuyên môn mà còn tâm lý và sáng tạo. Sự tin tưởng và yêu thích cũng xuất hiện từ đây.

Khi đã sở hữu một slideshow tuyệt vời, hãy lan truyền nó để có sẵn trực tuyến, trang web hoặc trên các nền tảng chia sẻ đặc biệt như group cộng đồng, webinar.

8. Webinar và nội dung

Chắc không ai còn xa lạ với hình thức sử dụng webinar để thu hút và điều hướng khách hàng B2B. Bởi việc công bố, gặp mặt trực tiếp và trang trọng rất cần thiết đối với nhóm khách hàng này. Nội dung các buổi hội thảo có thể là để giới thiệu sản phẩm, trao đổi chuyên môn,... Quan trọng là bạn hãy nhớ lưu giữ lại video buổi hội thảo cho những người không tham gia và tận dụng các câu hỏi Q&A nhằm sản xuất nội dung tiếp theo.

9. Video hướng dẫn sản phẩm

Tại sao lại là video chứ không phải các dạng khác? Bởi video đang là xu hướng được xem nhiều nhất. Vì vậy, nếu muốn sản phẩm của bạn được hiểu đầy đủ và chính xác nhất chỉ trong 1 lần tiếp cận, hãy tạo ra các video hướng dẫn một cách tự nhiên nhất. Ngoài ra, nội dung video cũng có thể giúp tăng khả năng hiển thị của một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất nhờ tối ưu hóa video trên YouTube.

10. Podcast

Đối với hình thức này còn tùy xem nó có phổ biến và hữu ích với ngành hàng hoặc khách hàng của bạn không? Đặc biệt là với các ngành liên quan đến đào tạo, việc tiếp thị qua podcast là cơ hội trình bày kiến ​​thức của mình và cung cấp cho khách hàng giá trị gia tăng thực sự để tạo dựng sự tin tưởng. Đồng thời, hoạt động này còn có thể tăng phạm vi tiếp cận rất tốt.

11. Hình ảnh hóa các thông tin

Không chỉ chỉ với sự trợ giúp của video như trên, bạn có thể tận dụng việc tiếp thị bằng hình ảnh để tổng hợp nội dung vào một bài đăng blog hoặc fanpage. Điều này mang lại giá trị tương tự video, bởi nó sẽ khiến khách hàng cho rằng bạn rất tâm lý, sáng tạo và sẵn sàng chia sẻ lại những hình ảnh nếu thấy nó có giá trị trong tương lai.

12. Mô tả sản sản phẩm

Đây là phần nội dung không thể thiếu khi đăng tải sản phẩm, đặc biệt nhóm khách hàng B2B sẽ soi rất kỹ phần này. Nhưng đây cũng chính là cơ hội để gia tăng sự tin tưởng ngay từ bước đầu tìm hiểu sản phẩm. Mấu chốt là hãy tạo sự khác biệt với đối thủ bằng cách cung cấp nhiều thông tin hơn, ví dụ: thay vì sản phẩm có những đặc điểm gì, thông số ra sao, hãy kể thêm nó phù hợp sử dụng cho những mục đích nào, có những sản phẩm thay thế hoặc bổ sung nào?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'ORI AGENCY 13 So sánh sản phẩm 17 Magazine trực tuyến 14 Câu hỏi thường gặp 18 Ứng dụng tương tác 15 Bảng chú giải thuật ngữ và thông số kỹ thuật 16 Các khóa học/ học viện trực tuyến'

13. So sánh sản phẩm

Tiếp tục phần mô tả sản phẩm, bạn có thể chủ động đưa ra mức so sánh với các sản phẩm đối thủ, hoặc giữa các sản phẩm khác nhau trong cùng một danh mục. Việc so sánh này sẽ giúp khách hàng B2B tin rằng bạn tự tin và hiểu rõ sản phẩm sản phẩm của mình, giúp họ tin tưởng và dễ dàng đưa ra quyết định nhanh chóng hơn mà chả cần phải đi tìm kiếm tại các kênh đối thủ hay nguồn khác.

14. Câu hỏi thường gặp

Khi khách hàng đặt ra câu hỏi, hãy lắng nghe. Đặc biệt là đối với khách hàng B2B, bởi họ đặt câu hỏi vì họ đang quan tâm đến bạn mặc dù có khó khăn khi tìm thông tin đi nữa. Vì vậy, bằng cách thu thập các câu hỏi thường gặp nhất từ ​​khách hàng và trả lời chi tiết trên trang web, bạn sẽ đón đầu và giới hạn được những vấn đề khách hàng gặp phải, giúp khách hàng tìm hiểu dễ dàng và giảm thiểu dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

15. Bảng chú giải thuật ngữ và thông số kỹ thuật

Cách này sẽ thật hiệu quả nếu ngành hàng B2B của bạn phải sử dụng nhiều thuật ngữ kinh doanh như ngành xây dựng, ngành y học,... Bảng chú giải thuật ngữ kèm giải thích này có thể giúp bạn tìm kiếm thêm tương tác với khách hàng và củng cố hình tượng chuyên gia của thương hiệu.

16. Các khóa học / học viện trực tuyến

Xây dựng các khóa đào tạo hoặc lớp học online để truyền tải kiến thức cũng là một phương pháp hiệu quả giúp tăng độ tin cậy cho nhóm khách hàng B2B.

17. Magazine trực tuyến

Magazine thường đẹp mắt gắn liền với sự đầu tư, trang trọng. Điều này áp dụng cho khách hàng B2B có nghĩa là bạn hãy cung cấp thông tin, kiến thức rộng rãi dưới dạng video, hình ảnh và văn bản sao cho bắt mắt và níu giữ khách hàng hằng ngày để tạo ra một cộng đồng thành viên vững chắc. Hình thức này áp dụng cho kênh ưu tiên hiển thị như Instagram và báo mạng sẽ tạo ra hiệu quả tuyệt vời.

18. Ứng dụng tương tác

Cuối cùng và cũng là phức tạp nhất là update những ứng dụng tương tác mới để tạo ra nội dung. Các ứng dụng này được hiểu như những công cụ, giúp bạn tìm kiếm ý tưởng nội dung mới nhất mà ngành hàng, thị trường hay các doanh nghiệp B2B đang quan tâm, có thể kể đến:

  • Công cụ tìm kiếm xu hướng (Google trend) để biết các xu hướng hiện tại trong ngành là gì? Có sự phát triển hay đổi mới hoặc nào không?

  • Công cụ tra cứu đối thủ để biết họ và khách hàng của họ nói về điều gì? Những từ khóa, chủ đề nào có liên quan nào phổ biến?

  • Công cụ social listening để hiểu khách hàng đang nói gì về mình? quan điểm chủ yếu về các vấn đề quan trọng trong ngành là gì? Làm thế nào để thương hiệu tự định vị?

  • Công cụ đánh giá chỉ số, hiệu quả để hiểu ý định đằng sau các nhu cầu / truy vấn tìm kiếm khác nhau của nhóm khách hàng B2B mục tiêu của mình là gì?

Nguồn biên tập: Ori Marketing Agency