Học Cử nhân Quản trị thương hiệu ở đâu?

Tổ chức tuyển sinh lần đầu năm 2021, ngành Quản trị thương hiệu tại Đại học Quốc gia Hà Nội với phương pháp đào tạo tiên tiến, hiện đại đang trở thành một lựa chọn chất lượng đối với những ai muốn theo hướng branding. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng và đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu của tổ chức, sản phẩm kinh doanh. Xu hướng phát triển này dẫn đến việc nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực liên quan trở nên “hot” hơn bao giờ hết.

1. Tổng quan về ngành Quản trị thương hiệu

1.1. Quản trị thương hiệu là ngành gì?

Quản trị thương hiệu hiểu một cách đơn giản là quá trình xây và tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu và những gì thuộc về thương hiệu đó. Đây là công cụ hàng đầu giúp doanh nghiệp duy trì chỗ đứng và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh. Thương hiệu của một công ty có thể được xét trên 2 khía cạnh. Một là, chính đội ngũ nhân viên, các cấp lãnh đạo, nhà đầu tư cho đến văn hóa công ty của công ty là những yếu tố bảo dưỡng cho thương hiệu. Hai là, xét theo góc độ của một sản phẩm, thương hiệu là tất cả bao bì, logo, chất lượng, dịch vụ kèm theo,..Nói tóm lại, thương hiệu bao gồm những thứ mà khách hàng nghĩ đến khi nhớ đến một doanh nghiệp, sản phẩm.

Vai trò và nhiệm vụ của người làm về Quản trị thương hiệu là đưa ra những hoạch định, chiến lược và hướng phát triển cho một hay nhiều sản phẩm của công ty. Nó phải tạo được sự đồng nhất về mặt nhận diện, đảm bảo về chất lượng. Nhận được thiện cảm, sự hài lòng của khách hàng chính là chiếc chìa khóa cho sự thành công của thương hiệu.

Quản trị thương hiệu là ngành gì?

1.2. Triển vọng nghề nghiệp của ngành Quản trị thương hiệu

Sau khi tốt nghiệp, các Cử nhân ngành Quản trị với cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở:

- Các công việc liên quan đến truyền thông, marketing, quảng cáo và xúc tiến thương mại, quan hệ công chúng: Tổ chức những chiến dịch nhằm duy trì và khẳng định sự uy tín của thương hiệu.

- Quản lý một nhãn hàng, thương hiệu: Xây dựng và phát triển hình ảnh của thương hiệu tới gần hơn với khách hàng, người tiêu dùng

- Chuyên gia tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch tổ chức và bao quát toàn bộ hoạt động của các chương trình nhằm đảm bảo chúng diễn ra thành công và bám sát nhận diện và tính cách của thương hiệu.

- Các công việc quản trị chiến lược, lên chính sách và các kế hoạch kinh doanh.

- Quản lý các nghệ sĩ, ngôi sao: Xây dựng hình ảnh, lên kế hoạch, chiến lược và quản lý hoạt động của một ngôi sao.

- Trở thành giảng viên làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, đơn vị đào tạo về Quản trị thương hiệu.

Triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn của ngành Quản trị thương hiệu

2. VNU - ngôi trường đào tạo Cử nhân Quản trị thương hiệu hàng đầu

Năm 2021, Khoa Các Khoa học liên ngành, ĐHQGHN lần đầu tiên tổ chức tuyển sinh và đào tạo Cử nhân ngành Quản trị thương hiệu (Bachelor of Brand Management – BBM).

Khác với những đơn vị đang triển khai giảng dạy Quản trị thương hiệu theo hướng đơn ngành. Tại chương trình BBM của ĐHQGHN, sinh viên sẽ có cơ hội được đào tạo theo hướng liên ngành. Có nghĩa là không chỉ dừng lại ở mức nhận diện, thương hiệu ở đây là sự kết tinh, linh hồn của tổ chức, doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó.

Chương trình Cử nhân Quản trị thương hiệu tại ĐHQGHN

2.1. Triết lý đào tạo

Quản trị thương hiệu là một chuyên ngành đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và đa diện, kết hợp giữa marketing, truyền thông, quản trị, công nghệ và mỹ thuật. Đồng thời, đây cũng là ngành yêu cầu tính thực hành cao nhằm trang bị cho người học những kinh nghiệm thực tiễn bám sát yêu cầu thị trường lao động. Chính vì thế, chương trình đào tạo về thương hiệu cần đảm bảo môi trường học tập mang tính liên ngành, yêu cầu sự tương tác và thực hành liên tục. Người học qua đó sẽ được tiếp cận và gợi mở về tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt những kiến thức ở các lĩnh vực liên quan phục vụ cho công việc.

Đó chính là cơ sở để xây dựng nên triết lý của chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị thương hiệu: Tiếp cận liên ngành và đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quản trị thương hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2.2. Mục tiêu đào tạo

Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, Khoa Các khoa học liên ngành tập trung vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực và tư duy nhanh nhạy cùng khả năng ứng biến linh hoạt. Đặc biệt là cung cấp và nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành thương hiệu - vô cùng cần thiết trong thời đại công nghệ hiện nay. Mặt khác, những Cử nhân Quản trị thương hiệu đều có kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp, khả năng tiếp cận và hội nhập trong môi trường quốc tế. Đồng thời, nền tảng thực tế về hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu là kỹ năng mỗi sinh viên tại BBM đều phải nằm lòng.

2.3. Giá trị chương trình đào tạo

Những giá trị thiết thực mà mỗi Cử nhân Quản trị thương hiệu tại ĐHQGHN nhận được:

- Tư duy - Kiến thức

Nắm vững và phát triển tư duy, chuyên môn liên ngành về Thương hiệu, Marketing, thiết kế, mỹ thuật, kinh tế và quản trị.

- Khả năng ứng biến

Yêu cầu của thời đại mới: Khả năng tác nghiệp và ứng biến linh hoạt trong môi trường phát triển thương hiệu. Giúp sinh viên vận dụng sáng tạo, liên kết những kiến thức liên ngành được đào tạo.

- Bằng cấp - Chứng chỉ

Bằng do ĐHQGHN - Đại học top đầu Việt Nam cấp.

- Cơ hội khởi nghiệp

Mở rộng cơ hội việc làm không chỉ trong nước mà còn có thể vươn ra quốc tế.

- CTĐT liên ngành

Học về thương hiệu nhưng nhận được hơn thế: Cung cấp hiểu biết về mỹ thuật, thiết kế, công nghệ số, marketing 4.0,...

- Thực hành, thực trải

Ngay từ năm thứ 2 của chương trình, sinh viên có cơ hội được đào tạo đồng hành với doanh nghiệp. Trực tiếp tiếp cận và trải nghiệm nghề nghiệp tại những doanh nghiệp liên lĩnh vực.

2.4. Lộ trình đào tạo của trường

Chương trình đào tạo gồm 52 học phần với tổng số 126 tín chỉ, chia thành 6 khối:

- Khối kiến thức chung

Bao gồm 8 học phần tương đương 16 tín chỉ

- Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

Bao gồm 3 học phần bắt buộc (9 tín chỉ) và 2/4 học phần tự chọn (4/8 tín chỉ)

- Khối kiến thức theo khối ngành

Bao gồm 4 học phần bắt buộc (12 tín chỉ) và 3/6 học phần tự chọn (6/12 tín chỉ).

- Khối kiến thức nhóm ngành

Bao gồm 4 học phần bắt buộc (12 tín chỉ) và 2/4 học phần tự chọn (4/8 tín chỉ).

- Khối kiến thức ngành và bổ trợ

Bao gồm 9 học phần bắt buộc (29 tín chỉ) và 4/8 học phần tự chọn (8/16 tín chỉ).

- Khối thực tập và khóa luận tốt nghiệp

Khối thực tập nghề nghiệp (20 tín chỉ) và khóa luận tốt nghiệp (6 tín chỉ). Người học có thể học 3 học phần thay thế cho khóa luận tốt nghiệp.

Lộ trình đào tạo chuyên sâu khi theo học Quản trị thương hiệu tại ĐHQGHN

2.5. Cơ hội giao lưu, trao đổi với những chuyên gia hàng đầu trong ngành

Bạn muốn gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành Quản trị thương hiệu? Đến với BBM, đây sẽ là cơ hội để bạn giao lưu với những bậc thầy như:

- Nhà báo Lê Quốc Vinh

Là một trong những nhà báo kỳ cựu, người xây dựng nên tên tuổi tập đoàn Le Bros nổi danh trong ngành truyền thông và marketing trong nước.

- ThS. Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Tổng giám đốc, Công ty CP Đào tạo và Tư vấn truyền thông AAA. Người đứng đằng sau sự thành công những sự kiện như Sự kiện Tiếp lửa U22 VN tham dự Sea Games 30, Lễ gia nhập liên minh Skyteam của VNA,...

- ThS. Đặng Thanh Vân

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu tại Việt Nam. Sáng lập viên và Giám đốc điều hành Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs.

- ThS. Nguyễn Đình Thành

Chuyên gia về truyền thông và quan hệ công chúng. Đồng sáng lập ELITE PR School, Giám đốc điều hành CSCI INDOCHINA.

- ThS. Phan Thị Thanh Bình

Giám đốc chiến lược dự án VTV Travel - Cổng thông tin Du lịch thông minh quốc gia.

Chân dung những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Quản trị thương hiệu

2.6. Học phí

Học phí ngành Quản trị thương hiệu của Đại học quốc gia Hà Nội dao động khoảng 12.500.000/kỳ học.

3. Phương thức xét tuyển Cử nhân Quản trị thương hiệu tại VNU

Phương thức xét tuyển Cử nhân Quản trị thương hiệu tại ĐHQGHN được tổ chức theo 3 hình thức:

- Hình thức tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia (chiếm khoảng 80%chỉ tiêu). Bao gồm các tổ hợp sau:

  • A00 - Toán, Vật lí, Hóa học

  • A01 - Toán, Vật lí, Tiếng Anh

  • C00 - Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

  • D01 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

  • D03 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

  • D04 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung

- Hình thức xét tuyển dựa trên kết quả bài thì Đánh giá Năng lực do ĐHQG tổ chức hàng năm (chiếm khoảng 10% chỉ tiêu).

- Hình thức xét tuyển theo các phương thức khác như xét tuyển thẳng (chiếm khoảng 10% chỉ tiêu).

Học Cử nhân Quản trị thương hiệu ngày càng chứng tỏ là một xu thế nghề nghiệp phát triển bùng nổ trong tương lai gần. Trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập văn hóa đa dạng như hiện nay, nắm vững những kiến thức liên ngành chính là cơ hội cho những ai muốn thử thách, nâng tầm giá trị bản thân và tìm kiếm vị trí công việc phù hợp.

Thông tin chi tiết liên hệ tại:

- Địa chỉ: Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Tel: 093 642 22 92

- Website: https://sis.vnu.edu.vn/

- Email: [email protected]

- Facebook: Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội