VNU - đơn vị dẫn đầu đào tạo Quản trị thương hiệu chương trình liên ngành

Xây dựng thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp. Với xu hướng toàn cầu hóa cùng với yêu cầu của thị trường lao động ngày càng cao như hiện nay đòi hỏi người làm Quản trị thương hiệu cần có kiến thức, kỹ năng đa ngành, tư duy nhanh nhạy cùng những kỹ năng thực tiễn chuyên nghiệp.

1. Tổng quan Quản trị thương hiệu

1.1. Quản trị thương hiệu là gì?

Quản trị thương hiệu là một hoạt động marketing tập trung vào việc xây dựng và mang thương hiệu của một nhãn hàng đến gần hơn với công chúng. Thương hiệu đó cần được phát triển, truyền tải và khắc ghi trong tâm trí khách hàng một cách rõ nét và riêng biệt.

Việc phát triển thương hiệu dựa trên những chiến dịch marketing, truyền thông thông qua những video, clip quảng cáo được phát hành trên các phương tiện thông tin để thu hút sự quan tâm của khán giả và người tiêu dùng.

1.2. Quản trị thương hiệu liên ngành là gì?

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp, hiện nay nhu cầu nhân sự của ngành nghề này đang rất lớn. Chính vì vậy, nhiều trường đại học, cao đẳng đã tổ chức đào tạo chuyên ngành Quản trị thương hiệu. Tuy nhiên hầu hết hiện nay việc đào tạo chỉ dừng lại ở việc đào tạo đơn ngành mà không có sự liên kết giữa các lĩnh vực.

Tại ĐHQGHN, chuyên ngành Quản trị thương hiệu được đào tạo theo hướng liên ngành, kết hợp nhiều kỹ năng và kiến thức của nhiều lĩnh vực như marketing, truyền thông, quản trị,...mang đến cái nhìn tổng quan cho người học, đào tạo nền tảng đa ngành chuyên nghiệp.

Chương trình cử nhân Quản trị thương hiệu liên ngành

2. Lợi thế khi theo học Quản trị thương hiệu - chương trình liên ngành

Sinh viên theo học ngành Quản trị thương hiệu - chương trình liên ngành sẽ được đào tạo đa dạng các kỹ năng, đa nền tảng kiến thức và tư duy. Chính nhờ chương trình đào tạo thiết thực như vậy mà sẽ mở ra nhiều lợi thế đặc biệt.

  • Tư duy - kiến thức: sinh viên sẽ được đào tạo nền tảng đa ngành, liên ngành như về Thương hiệu, Marketing, mỹ thuật, quản trị,... Đây sẽ là một điểm mạnh giúp mở ra nhiều cơ hội việc làm sau này.

  • Khả năng ứng biến: tư duy nhạy bén, khả năng tác nghiệp thực tiễn một cách linh hoạt và sáng tạo trong môi trường phát triển thương hiệu.

  • Cơ hội hội nhập quốc tế: có cơ hội làm việc và phát triển trong môi trường Quản trị thương hiệu chuyên nghiệp với nhiều nhãn hàng đa quốc gia.

3. Cơ hội việc làm của ngành Quản trị thương hiệu

Ngành Quản trị thương hiệu mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Người học có thể làm việc ở đa dạng lĩnh vực như truyền thông, sự kiện hay showbiz,... Không những vậy, môi trường làm việc cũng rất linh hoạt. Bạn có thể làm việc cho các doanh nghiệp, công ty tư nhân hay các cơ quan Nhà nước, Chính phủ.

Đặc biệt, các công việc mà người học Quản trị thương hiệu có thể lựa chọn cũng vô cùng phong phú:

  • Người dẫn lối thương hiệu: Bạn sẽ là người quản lý một thương hiệu, xây dựng và phát triển hình ảnh của nhãn hàng đến gần hơn với công chúng, người tiêu dùng.

  • Chuyên gia tổ chức sự kiện: Bạn sẽ là những người quản lý, tổ chức và bao quát hoạt động của một chương trình, sự kiện sao cho chúng được diễn ra thành công và suôn sẻ.

  • Quản lý nghệ sĩ, ngôi sao: Đây là một ngành nghề có sức hút rất lớn đối với những sinh viên Quản trị thương hiệu. Bạn sẽ là người định hướng, sắp xếp và tổ chức các hoạt động cho nghệ sĩ.

  • Nhà báo, biên tập viên: Sinh viên Quản trị thương hiệu hoàn toàn có đầy đủ kỹ năng và chuyên môn để làm việc trong môi trường báo chí, truyền hình. Các bạn có thể thử sức trong lĩnh vực đam mê này nhé.

  • Giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học: Ngoài những cơ hội việc làm bên trên, bạn cũng có thể lựa chọn công việc đứng trên bục giảng, truyền đạt những kiến thức của mình về Quản trị thương hiệu đến với những thế hệ sinh viên sau này.

Cơ hội làm việc hấp dẫn của ngành Quản trị thương hiệu

4. Mức thu nhập hấp dẫn của ngành Quản trị thương hiệu

Mức thu nhập của người làm Quản trị thương hiệu được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung trên thị trường hiện nay. Theo khảo sát, vị trí nhân viên của ngành sẽ có thu nhập từ 500 - 700 USD/tháng. Sau một thời gian làm việc, tích góp kinh nghiệm, ở những vị trí cao hơn như cấp điều hành, bạn sẽ có mức lương từ khoảng 1.000 USD/tháng trở lên. Đặc biệt, với những vị trí quản lý cấp cao có thể đạt đến mức lương là 3.000 USD/tháng.

Có thể nói, đây là một mức lương “mơ ước” so với nhiều ngành nghề khác. Với những môi trường quốc tế, tập đoàn đa quốc gia thì mức thu nhập này sẽ có thể sẽ cao hơn rất nhiều.

5. Tại sao nên chọn ĐHQGHN học Quản trị thương hiệu - chương trình liên ngành?

5.1. Giới thiệu chung chuyên ngành Quản trị thương hiệu

- Tên ngành: Cử nhân Quản trị thương hiệu (Bachelor of Brand Management - BBM)

- Mã trường: QHK

- Mã nhóm ngành/Mã ngành: 7349001

- Hình thức đào tạo: chính quy

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Khoa chủ quản: Khoa Các khoa học liên ngành thuộc ĐHQGHN

5.2. Triết lý đào tạo

Ngành quản trị thương hiệu đòi hỏi sự tích hợp và kết nối cao giữa môi trường nội bộ và ngoại cảnh của một doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy yêu cầu người làm Quản trị thương hiệu cần nắm vững những kiến thức liên ngành như marketing, truyền thông, quản trị, mỹ thuật,...

Hiểu được điều đó, các chương trình đào tạo quản trị thương hiệu đã trang bị cho sinh viên tư duy cũng như kiến thức liên ngành, tạo điều kiện cho môi trường học tập có sự tương tác, thực hành thực nghiệm, bám sát yêu cầu của thị trường lao động đang thay đổi không ngừng.

Chính bởi vậy, triết lý đào tạo của Quản trị thương hiệu chính tại ĐHQGHN là "tiếp cận liên ngành, đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sao cho phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa".

5.3. Mục tiêu đào tạo

Ngành Quản trị thương hiệu với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy nhanh nhạy, kiến thức vững chắc trong ngành thương hiệu. Bên cạnh đó, người làm thương hiệu cũng cần có khả năng tác nghiệp thực tiễn, tiếp cận liên ngành, xử lý được những tình huống cụ thể trong công việc phát triển thương hiệu, khả năng ứng biến và hội nhập với môi trường quốc tế, đa văn hóa.

5.4. ĐHQGHN luôn nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy Quản trị thương hiệu - chương trình liên ngành

Đại học quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo hàng đầu cả nước với lịch sử hơn 100 năm. Trường có định hướng tiếp cận khoa học liên ngành, mang đến chương trình đào tạo chuyên sâu và đa dạng cho sinh viên. Chính vì vậy, ĐHQGHN đã quyết định phát triển chương trình Cử nhân Quản trị thương hiệu đầu tiên theo hướng liên ngành.

Đây là một chương trình đào tạo của Khoa Các khoa học liên ngành (VNU - SIS) trực thuộc ĐHQGHN làm đơn vị triển khai đào tạo từ năm học 2021 - 2022.

Với mục tiêu phát triển ngành nhân lực Quản trị thương hiệu có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp, đội ngũ giảng viên ngành Quản trị thương hiệu của nhà trường đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Các thầy cô đều là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển thương hiệu. Vì vậy giảng viên sẽ có những chia sẻ, cách giảng dạy thiết thực và cụ thể cho sinh viên. Không những vậy, một môi trường sư phạm chuyên nghiệp, kỷ luật nhưng vẫn vô cùng năng động, trẻ trung sẽ tạo điều kiện học tập lý tưởng nhất cho sinh viên.

Đặc biệt, nhà trường vô cùng chú trọng trong việc tạo ra môi trường, cơ hội được trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên. Khoa Các khoa học liên ngành của ĐHQGHN đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc phối hợp đào tạo và hỗ trợ việc làm cho sinh viên nhà trường với các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây sẽ cơ hội quý báu để sinh viên có thể trải nghiệm công việc thực tế, chuẩn bị cho hành trang làm việc sau này.

Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập cũng được nhà trường đầu tư hiện đại. Các trang thiết bị, hệ thống hỗ trợ giảng dạy như phòng học, máy móc, thư viện,... được ứng dụng khoa học tiên tiến, thực hiện chuyển đổi số, mang đến môi trường sư phạm lý tưởng nhất.

Đội ngũ giảng viên chuyên môn dày dặn tại VNU

5.5. Lộ trình đào tạo khoa học

Sinh viên Quản trị thương hiệu tại Đại học quốc gia Hà Nội sẽ được đào tạo chương trình với 52 học phần, 126 tín chỉ và được chia thành 6 khối.

  • Khối kiến thức chung: 8 học phần tương đương 16 tín chỉ

  • Khối kiến thức chung theo lĩnh vực: 3 học phần bắt buộc và 2/4 học phần tự chọn

  • Khối kiến thực theo khối ngành: 4 học phần bắt buộc và 3/6 học phần tự chọn

  • Khối kiến thức nhóm ngành: 4 học phần bắt buộc và 2/4 học phần tự chọn

  • Khối kiến thức ngành và bổ trợ: 9 học phần bắt buộc và 4/8 học phần tự chọn

  • Khối thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 20 tín chỉ thực tập và 6 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên có thể học tập 3 học phần khác thay thế cho khóa luận tốt nghiệp.

Với lộ trình đào tạo được lựa chọn, sắp xếp khoa học, logic và đề cao tính thực tiễn như vậy, Đại học quốc gia đang dần chứng minh vị thế là nơi đào tạo Quản trị thương hiệu hàng đầu cả nước.

Lộ trình đào tạo của chuyên ngành Quản trị thương hiệu của ĐHQGHN

5.6. Phương pháp xét tuyển đa dạng

ĐHQGHN tổ chức tuyển sinh ngành Quản trị thương hiệu - chương trình liên ngành theo 3 hình thức đa dạng.

- Hình thức tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia (chiếm khoảng 80%chỉ tiêu) bao gồm các tổ hợp sau:

  • A00 - Toán, Vật lí, Hóa học

  • A01 - Toán, Vật lí, Tiếng Anh

  • C00 - Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

  • D01 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

  • D03 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

  • D04 - Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung

- Hình thức xét tuyển dựa trên kết quả bài thì Đánh giá Năng lực do ĐHQG tổ chức hàng năm (chiếm khoảng 10% chỉ tiêu)

- Hình thức xét tuyển theo các phương thức khác như xét tuyển thẳng (chiếm khoảng 10% chỉ tiêu).

5.7. Học phí

Học phí ngành Quản trị thương hiệu của Đại học quốc gia Hà Nội dao động khoảng 12.500.000/kỳ học.

Quản trị thương hiệu - chương trình liên ngành là một hướng đào tạo đầy triển vọng, tiềm năng so với phương thức đào tạo truyền thống. Với xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hội nhập như hiện nay, việc đào tạo nhiều kỹ năng, kiến thức đa dạng theo hướng đa ngành sẽ là một bệ phóng lý tưởng, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.

Thông tin chi tiết liên hệ tại:

- Địa chỉ: Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Tel: 093 642 22 92

- Website: https://sis.vnu.edu.vn/

- Email: [email protected]

- Facebook: Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội