9 cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả

Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả là một trong những bài toán khó đối với cấp quản lý của chuỗi cửa hàng. Với đa dạng công việc cần được giải quyết mỗi ngày, quản lý viên cần có một quy trình hay các cách để tối ưu hóa khối lượng công việc của mình.
Để có được lời giải cho bài toán trên, tìm hiểu 9 cách giúp quản lý nhân viên trong nội dung sau đây.

9 Cách Để Quản Lý Nhân Viên Bán Hàng Hiệu Quả

Doanh nghiệp hiện nay sử dụng đa dạng các cách để quản lý nhân viên hiệu quả. Tuy nhiên, quá nhiều sự lựa chọn có thế khiến cấp quản lý cảm thấy bối rối để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. Dưới đây là 9 cách giúp tối ưu quy trình quản lý nhân sự hiệu quả, nhất là trong bán hàng.

Cách 1: Lắng nghe và giao tiếp hiệu quả

Theo như bài nghiên cứu của Harvard Business Review, nhóm được rèn luyện kỹ năng nghe sẽ cải thiện ít nhân 25% khả năng hiểu lời nói rõ hơn. Một số thậm chí cải thiện lên đến 40%.
Giống như việc xây dựng mối quan hệ giữa con người, việc lắng nghe đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện giao tiếp hiệu quả trong doanh nghiệp, nhất là trong kinh doanh chuỗi cửa hàng.
Khi doanh nghiệp chịu khó dành ít thời gian để lắng nghe nhân viên hay thực hiện việc thu thập ý kiến từ nhân viên, nhân viên sẽ cảm thấy được quan tâm và nỗ lực nhiều hơn để đóng góp cho doanh nghiệp.
Đồng thời, họ cũng thấu hiểu được nhân viên cùng những vấn đề liên quan để đưa ra các chính sách quản lý nhân sự đúng đắn và phù hợp.
Hiện nay, đã có nhiều công cụ khác nhau giúp doanh nghiệp có thể khảo sát ý kiến của nhân viên, sau đó có các thống kê cần thiết giúp nắm bắt được kết quả thu thập dễ dàng và toàn diện.

khảo sát ý kiến nhân viên

FieldCheck hỗ trợ khảo sát ý kiến

Cách 2: Để nhân viên tham gia đóng góp vào mục tiêu chung của công ty

Một trong những cách được chứng minh giúp tăng hiệu quả quản lý nhân viên ở nhiều doanh nghiệp là gắn kết nhân viên với định hướng và mục tiêu chung của toàn công ty. Tại sao cách này lại có hiệu quả?
Việc để nhân viên chú trọng vào mục tiêu cá nhân đôi khi sẽ dẫn đến tính cô lập, thiếu hợp tác và gắn kết. Trong khi đó, việc thiết lập mục tiêu chung cho toàn công ty và để nhân viên cùng tham gia vào sẽ giúp đạt được mục tiêu nhanh chóng.
Ngoài ra, cách này cũng tăng sự gắn kết giữa nhân viên với công ty hiệu quả hơn.

Cách 3: Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Mục tiêu của việc đánh giá nhân viên là giúp cấp quản lý nắm bắt được năng suất làm việc giữa các nhân viên.
Các buổi đánh giá thường được tiến hành trực tiếp và định kỳ. Đây cũng tạo tiền đề giúp người quản lý có thể xây dựng các chính sách giữ chân nhân tài, khen thưởng một cách công bằng và hợp lý.
Hiện nay, các nhà cung cấp nhận thấy được nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là trong quản lý chuỗi cửa hàng, đã phát triển các công cụ giúp chấm công và đánh giá năng suất nhân viên minh bạch trên ứng dụng di động.
Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian cũng như tăng hiệu suất quản lý nhân sự hiệu quả.

Cách 4: Nắm rõ năng lực của nhân viên

Cách thức tiếp theo trên thực tế có thể được xem là bộ đôi với phương pháp bên trên. Sau mỗi kỳ đánh giá nhân viên, cấp quản lý cần ghi nhận lại kết quả để đối chiếu về sau cũng như nắm rõ hơn về năng lực của nhân viên qua từng giai đoạn khác nhau.
Doanh nghiệp có thể sử dụng báo cáo giấy hay phần mềm khác nhau để lưu trữ dữ liệu cho các lần kiểm tra sau. Ví dụ, chuỗi cửa hàng có thể sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng để có thể đánh giá chi tiết và minh bạch năng suất làm việc giữa các nhân viên bán hàng.

So sánh hiệu quả làm việc của nhân viên

Cách 5: Ghi nhận những mặt tích cực của nhân viên

Như câu nói “nhân vô thập toàn", trong quá trình làm việc, hiển nhiên không phải nhân viên nào cũng có thể đáp ứng đúng toàn bộ công việc được giao.
Đôi khi nhân viên sẽ phạm sai lầm, và cách cấp quản lý giải quyết vấn đề cũng ảnh hưởng đến việc quản lý nhân viên có hiệu quả hay không. Bên cạnh hướng dẫn nhân viên khắc phục việc làm chưa đúng, quản lý không nên dựa vào một lỗi sai mà đánh giá toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên đó.
Điều nên làm là cần khách quan ghi nhận những mặt tích cực của các nhân viên, để động viên và khuyến khích họ có thể phát huy những ưu điểm của mình và hạn chế tối thiểu sai sót khi làm việc.
Với cách xử lý khéo léo, lãnh đạo sẽ có thể chinh phục được sự tin yêu trong bộ phận nhân viên, truyền cho họ động lực làm việc tốt hơn.

Cách 6: Áp dụng chương trình khen thưởng nhân viên thường xuyên

Theo bài nghiên cứu của Rainer Strack với hơn 200.000 người kiếm việc trên toàn cầu, một trong những tiêu chí ứng viên muốn nộp đơn vào một công ty, tổ chức đó chính là “đánh giá cao và khen thưởng cho những đóng góp của tôi".

Khen thưởng có thể tạo động lực làm việc cho nhân viên

Dựa vào kết quả này, ta có thể thấy được rằng nhân viên rất xem trọng chính sách đãi ngộ của công ty đối với mình. Bên cạnh những phúc lợi bắt buộc như bảo hiểm, ngày nghỉ phép, thì chương trình khen thưởng cũng góp phần tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Khi mà có sự đồng lòng và cố gắng từ nhân viên đóng góp vào mục tiêu chung của công ty, thì doanh nghiệp có thể sẽ đạt được mục tiêu đặt ra với kết quả cao nhất.

Theo bài nghiên cứu của Rainer Strack với hơn 200.000 người kiếm việc trên toàn cầu, một trong những tiêu chí ứng viên muốn nộp đơn vào một công ty, tổ chức đó chính là “đánh giá cao và khen thưởng cho những đóng góp của tôi".

Cách 7: Định hướng công việc và phát triển cho nhân viên

Đối với nhân viên bán hàng hay bất kỳ nhân viên nào, có lẽ việc được hướng dẫn tận tình và chia sẻ những định hướng phát triển bản thân là một trong những điều mà nhân viên luôn mong muốn. Chính vì thế, nhà quản lý cần vạch ra lộ trình sự nghiệp rõ ràng để nhân viên được biết.
Theo đó, nhân viên sẽ hiểu được vai trò vị trí của mình cũng như con đường nghề nghiệp mình đang đi để có thể làm việc với năng suất tốt nhất. Không những vậy, cách này còn giúp thắt chặt mối quan hệ và cải thiện giao tiếp giữa nhân viên bán hàng và quản lý cửa hàng.

định hướng sự nghiệp

Định hướng cho nhân viên bán hàng

Cách 8: Trao quyền cho nhân viên

Để giúp nhân viên chủ động trong công việc của mình, leader có thể trao quyền cho nhân viên bán hàng bằng cách cho phép nhân viên tham gia quy trình quản lý, chia sẻ thông tin, quyết định và chịu trách nhiệm cho công việc.
Một nghiên cứu của APA PsycNet cho biết nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và hài lòng tại nơi làm việc hơn khi được trao quyền trong công việc, chưa kể người dùng sẽ giảm tải được một phần công việc của mình.
Đây có thể nói là một chiến thuật “nhất tiễn song điêu" (hay cách nói khác là một mũi tên bắn trúng hai con chim nhại).
Cấp quản lý có thể sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng để giao việc cho nhân viên, sau đó để nhân viên chủ động sắp xếp và thực hiện công việc theo thời gian biểu của mình.

FieldCheck giúp thực hiện và quản lý công việc hiệu quả

Cách 9: Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả

Việc tạo điều kiện giúp nhân viên làm việc nhóm hiệu quả sẽ tối ưu hóa kết quả chung đạt được của toàn thể công ty. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần trang bị các công cụ giao tiếp có thể giúp nhân viên trao đổi dễ dàng.
Đó có thể là ứng dụng điện thoại hay phần mềm hỗ trợ quản lý công việc tích hợp tính năng giao tiếp ngay trên nền tảng, giúp nhân viên giao tiếp ngay trên thiết bị di động của mình.

Trao đổi dễ dàng trên FieldCheck

Quy Trình Đề Xuất Để Quản Lý Nhân Viên Hiệu Quả

Bước 1: Có hệ thống giám sát và quản lý nhân viên (hỗ trợ bằng phần mềm)

Công việc quản lý nào cũng cần có một quy trình làm việc rõ ràng để có thể gặt hái được kết quả tốt nhất, đặc biệt là giúp doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có.
Có hai cách để doanh nghiệp tiến hành bước này: (1) xây dựng nền tảng quản lý nội bộ với sự hỗ trợ của bộ phận IT có sẵn của doanh nghiệp (2) sử dụng các phần mềm quản lý nhân viên được cung cấp bởi bên ngoài. Vậy hai cách trên có ưu nhược điểm như thế nào?

Cách 1:

  • Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí và thiết kế chuyên biệt theo mô hình và hoạt động của công ty.
  • Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và nhân sự, đồng thời cần có sự hỗ trợ mạnh từ nền tảng công nghệ thông tin nội bộ.

Cách 2:

  • Tiết kiệm thời gian, nhân sự và không cần xây dựng hệ thống IT mạnh để hỗ trợ.
  • Nhược điểm: Cần bỏ ra một chi phí ban đầu và phí duy trì theo user hàng tháng.

Bước 2: Mô tả công việc rõ ràng và phân công phù hợp cho từng nhân sự

Mô tả công việc chi tiết, rõ ràng sẽ giúp nhân viên thực hiện công việc của mình một cách chuẩn xác nhất. Không những vậy, việc này cũng giúp cấp quản lý có thể theo dõi được tiến độ và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dễ dàng.

Khi đã có một quy trình làm việc cũng như hệ thống giám sát cụ thể, nhân viên của các phòng ban khác nhau sẽ tránh được tình trạng chồng chéo công việc, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa kết quả đạt được.

Bước 3: Đặt ra mục tiêu làm việc và có tiêu chuẩn đánh giá thành tích

Thiết lập mục tiêu sẽ tạo động lực thúc đẩy cho mọi tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời khơi gợi lòng quyết tâm làm việc giữa các nhân viên để đạt được thành quả tốt hơn.
Doanh nghiệp càng đặt những mục tiêu càng rõ ràng, thì khả năng thành công sẽ càng tăng, bên cạnh kết quả càng khả quan. Tuy nhiên ở từng giai đoạn khác nhau, cần có giám sát viên để đánh giá lại thành tích từng nhân viên như thế nào và tiến độ hoàn thành công việc ra sao.

Bước 4: Đánh giá hiệu quả công việc

Để có thể quản lý nhân viên hiệu quả, doanh nghiệp hay chuỗi cửa hàng cần tạo các bảng đánh giá kết quả công việc cho nhân viên theo các mốc thời gian như tuần, tháng, quý và năm. Đây được xem là cách thức đánh giá trực tiếp và nhanh chóng để quản lý có thể nắm bắt được năng suất của nhân viên.
Khi bất kỳ nhân viên đạt được thành tích cao trong kỳ đánh giá nhân viên, quản lý nên có những chính sách khen thưởng để động viên tinh thần làm việc của nhân viên và ngược lại.

FieldCheck là phần mềm hỗ trợ quản lý nhân viên hiệu quả được phát triển với nhiều tính năng hữu ích. Nhà quản lý có thể ứng dụng phần mềm để phân bổ công việc của nhân viên một cách hợp lý.
Ngoài ra, nền tảng còn cung cấp công cụ giúp cải thiện giao tiếp giữa nhà lãnh đạo và nhân viên. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có được quy trình quản lý nhân viên hiệu quả.