Cách hình ảnh thương hiệu tích cực tác động đến lòng trung thành của khách hàng (P2)

Ở bài viết trước chúng ta đã biết được hình ảnh thương hiệu tác động như thế nào đến lòng trung thành của khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng AppROI xem 7 cách mà doanh nghiệp có thể thực hiện để tạo và gia tăng lòng trung thành khách hàng.

7 hành động nêu ra dưới đây hứa hẹn sẽ tạo ra lòng trung thành cho khách hàng

1. Quan tâm đến dịch vụ khách hàng

Những gì bạn làm sau khi bán hàng là vấn đề đáng quan tâm.

Hãy thiết lập quy trình dịch vụ chăm sóc khách hàng để có thể xác định và xử lý các vấn đề của khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể. Ví dụ: các nghiên cứu cho thấy rằng thời gian phản hồi trung bình trên trang web là 2 phút 40 giây sẽ giúp chuyển đổi doanh số bán hàng cao hơn đến 40%.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng nhanh càng tốt thường đủ để tạo niềm tin mới cho công ty và làm tăng lòng trung thành của khách hàng nhiều hơn nữa.

Hãy gửi quà tặng nếu một trong các nhân viên chăm sóc khách hàng của bạn biết được thành viên trong gia đình của khách hàng đang phải đấu tranh với bệnh tật. Đồng thời cung cấp thêm chiết khấu hoặc hoàn lại tiền khi có tình huống đó xảy ra.

Nếu bạn giúp khách hàng xử lý các vấn đề của họ một cách dễ dàng, họ sẽ hiểu rằng việc tiếp tục giao dịch với bạn là điều an toàn. Sử dụng các công cụ helpdesk phù hợp để giữ liên lạc, hỗ trợ khách hàng luôn là một trợ giúp tuyệt vời.

2. Sử dụng social media một cách hiệu quả

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng trên social media bằng cách phản hồi nhanh chóng. Hãy xem xét rằng 7 trong số 10 người thuộc thế hệ millennials cho rằng họ trung thành hơn với những thương hiệu nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của họ trên social media.

15% người dùng Twitter nói rằng họ sẽ hủy theo dõi bạn và thương hiệu nếu không tương tác với họ đủ. Nếu khách hàng hủy theo dõi doanh nghiệp trên Twitter, thì điều đó có nghĩa là họ cảm thấy không hài lòng khi mua hàng.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn phải liên tục tương tác với khán giả cho dù đó là thông qua "like" bài đăng, comment hay share.

Bạn thậm chí có thể sử dụng LinkedIn để tạo ra những khách hàng tiềm năng, dù thực tế LinkedIn thực sự là một nền tảng dành cho các doanh nghiệp và công việc. Khi bạn chia sẻ một bài đăng mới, khách hàng tiềm năng có thể sẽ đồng tình với bạn. Bạn không nên gọi điện và yêu cầu phản hồi của khách hàng,...để tránh làm phiền đến họ.

Nếu bạn sợ mình không có đường truyền hoặc bộ kỹ năng để xử lý tốt trên các trang social media của thương hiệu, hãy cân nhắc đăng tin tuyển dụng freelancer để tìm người hỗ trợ về social media. Chi phí dành cho remote job đặc biệt thấp nhưng lại có thể nhận được chỉ số ROI dương trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay.

3. Chia sẻ content của khách hàng

Tạo lòng trung thành với thương hiệu bằng cách chia sẻ nội dung do người dùng tạo trên các nền tảng social media của doanh nghiệp.

Hãy tìm video, ảnh, infographic và các loại content khác mà khách hàng chia sẻ về thương hiệu của bạn rồi sau đó đăng lại. Yêu cầu khán giả gắn tag công ty và sử dụng các hashtag (#) để tiếp tục khám phá nhiều nội dung do người dùng tạo (UGC) hơn.

Chiến lược này tạo ra sự tin tưởng vì nội dung tích cực không đến từ team marketing của công ty. Thay vào đó, hãy sử dụng các đại sứ thương hiệu trong chiến lược marketing. Kết quả là ta sẽ có nhiều khách hàng trung thành hơn và tiếp tục mua hàng khi mọi người tiếp tục quay lại để chia sẻ trải nghiệm.

4. Sử dụng tính nhất quán sẽ có lợi cho bạn

Khách hàng trung thành dễ bị thu hút bởi những thương hiệu cung cấp trải nghiệm nhất quán cho dù họ tương tác với những công ty đó bao nhiêu lần.

Do đó hãy làm việc thật chăm chỉ để duy trì sự nhất quán với:

- Thông điệp marketing

- Màu sắc logo và thương hiệu

- Trải nghiệm dịch vụ khách hàng

5. Chia sẻ những câu chuyện tích cực của khách hàng

Đừng ẩn các bài đánh giá của khách hàng. Xin phép chia sẻ phản hồi đó và sau đó đăng review một cách công khai và đầy tự hào trên social media, bên trong bản tin email và trên trang web của bạn.

Social proof không chỉ hữu ích khi tạo ra doanh số bán hàng mới. Trên thực tế, các đánh giá online ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của 88% người tiêu dùng. Khi khách hàng hiện tại thấy đánh giá tích cực, điều đó củng cố lý do tại sao họ yêu thích thương hiệu và tiếp tục mua sản phẩm của bạn.

6. Đưa khách hàng đến phía sau hậu trường

Không có gì khiến khách hàng cảm thấy mua hàng của bạn là một quyết định đúng đắn hơn việc nhìn thấy các hoạt động phía sau hậu trường. Hãy luôn cập nhật cho khách hàng về những gì đang diễn ra bên trong công ty.

Khách hàng thường thích những thương hiệu luôn cởi mở, minh bạch và trung thực. Đăng những thước phim tư liệu về các cuộc họp công ty, phỏng vấn nhân viên, các sự kiện của công ty và video hoặc hình ảnh về không gian văn phòng của bạn.

Nó cung cấp cho khán giả của bạn cái nhìn về những gì đang xảy ra đằng sau hậu trường và đồng thời cho thấy công ty minh bạch như thế nào.

7. Công khai các giá trị thương hiệu

Chúng tôi đã thảo luận về cách phát triển các giá trị thương hiệu của bạn ở trên. Hãy chia sẻ các giá trị của bạn một cách cởi mở với khách hàng. Những người trong các đối tượng có cùng giá trị đó sẽ trở thành đại sứ thương hiệu trung thành nhất của bạn.

Họ không chỉ mua hàng nhiều lần mà còn mang lại cho thương hiệu nhiều đơn hàng hơn là tạo ra các quảng cáo rộng rãi hoặc chi tiêu nhiều hơn khi nói chuyện một cách độc lập về các giá trị, tính nhất quán và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời.

Bạn đã sẵn sàng bắt đầu xây dựng lòng trung thành của khách hàng bằng cách chăm chỉ xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình chưa? Hãy ghi nhớ điều này: Xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách chân thực để mọi người có cơ sở tiếp cận.

Nếu bạn tập trung vào các giá trị thương hiệu đích thực, các giá trị không chỉ được đưa ra vì bạn nghĩ đó là những gì mọi người muốn nghe. Nhờ vào những điều này khán giả sẽ tôn trọng bạn, nói tích cực về công ty và gia tăng lòng trung thành trong nhiều năm tới .

AppROI.co Growth Marketing Agency có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác lớn.