Góc nhìn: Anti-tracking trên Apple, ai là người được lợi? (P1)

IPhone của bạn trở nên riêng tư hơn, nhưng riêng tư hơn như thế nào?

Đã hơn 1 năm kể từ khi Apple tung ra bản cập nhật quyền riêng tư gây xáo trộn thế giới quảng cáo. Trong video giới thiệu tính năng mới, Apple đã đưa ra ví dụ về một người đàn ông kể về một ngày làm việc của mình. Mỗi khi anh ta tương tác với một doanh nghiệp, một nhân viên sẽ giám sát bắt đầu theo dõi anh ta ở mọi nơi anh ta đến, thu thập và truyền phát thông tin cá nhân của người đó. Một lời nhắc xuất hiện trên iPhone của người đàn ông, cung cấp cho anh ta tùy chọn “Yêu cầu app không theo dõi”. Và khi người này chạm vào tuỳ chọn này thì những vị khách không mời đó đều biến mất không còn dấu vết.

Mặc dù giúp mọi người dễ hình dung hơn nhưng quảng cáo không hoàn toàn chính xác. Tính năng App Tracking Transparency - Tính minh bạch theo dõi ứng dụng, không ngăn chặn tất cả các cách công ty theo dõi bạn trên internet và mobile app vì Apple không thể nào ngừng tất cả các hoạt động theo dõi. Apple thật sự cũng không muốn như vậy. Dữ liệu của bạn vẫn đang được thu thập nhưng những gì đang được thu thập và cách thức có thể đã thay đổi. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng gần giống nhau: Bạn đang được nhắm mục tiêu với các quảng cáo.

Đó không phải là do App Tracking Transparency không hiệu quả. Chính xác hơn, những gì tính năng này thực hiện khá hạn chế và khó hiểu đối với hầu hết người dùng iPhone vì tất cả đều diễn ra trong các dòng mã ẩn sau công nghệ quảng cáo. Đối với nhiều người, những thay đổi rõ ràng duy nhất là những lời nhắc “Yêu cầu app không theo dõi” đôi khi bật lên khi bạn mở app.

Bạn có thể đã thấy một vài lời nhắc chống theo dõi gần đây (Nguồn: Apple)

Nhưng bề ngoài, rất nhiều thứ đã thay đổi. App Tracking Transparency đã thay đổi ngành mobile ad vốn được xây dựng trên dữ liệu, bằng cách đột ngột cắt bỏ một trong các luồng thu thập dữ liệu. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào luồng thông tin này đã dành một năm vừa rồi để thay thế những dữ liệu đã mất đó và suy nghĩ lại các chiến lược của mình. Trong khi đó, những người không phụ thuộc vào luồng dữ liệu này thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn.

Từ quan điểm về quyền riêng tư của người dùng, App Tracking Transparency có vẻ là một điều tốt. Nhưng mọi thứ không tốt như bạn nghĩ hoặc có lẽ như Apple muốn bạn nghĩ.

Được và mất của Apple

App Tracking Transparency là nỗ lực của Apple để giải quyết một vấn đề mà hãng đã góp phần tạo ra. Theo dõi người dùng trên internet đã tồn tại trước khi có iPhone, nhưng iPhone và các app bên thứ ba đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân dữ liệu người dùng được tạo ra. Người dùng mang theo thiết bị di động của họ ở khắp mọi nơi, thực hiện tất cả hoạt động trên thiết bị và được kết nối liên tục với internet. Công nghệ biến tất cả những điều này thành khả thi cũng như giúp các app dễ dàng thu thập và kiếm tiền từ dữ liệu mà người dùng tạo ra khi họ sử dụng chúng.

Điều này đã tạo ra một nền kinh tế mobile ad khổng lồ trị giá hàng tỷ đô được hỗ trợ bằng cách theo dõi mọi người thông qua thiết bị di động của họ, xây dựng hồ sơ toàn diện về người dùng, nhắm mục tiêu quảng cáo đến họ dựa trên những hồ sơ đó đồng thời đo lường hiệu quả của những quảng cáo được hiển thị đối với người dùng. Rất nhiều hoạt động theo dõi đã xảy ra trong khi người dùng không hề hay biết.

Lấy ví dụ về Meta. Công ty mẹ của Facebook và Instagram có các trình theo dõi được kết hợp trong hàng triệu app và trang web của bên thứ ba. Sau đó, Meta có thể liên kết những gì một thiết bị thực hiện trong một app với những gì công ty thực hiện trong tất cả các ứng dụng khác. Trình theo dõi của Meta can thiệp vào và thậm chí kết hợp điều đó với tài khoản Facebook hoặc Instagram của chủ sở hữu thiết bị. Sau đó, các doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng trên app và trang web mà các trình theo dõi của Meta được lồng ghép trong đó.

Meta bị ảnh hưởng nhiều với chính sách mới của Apple (Nguồn: 24H)

Nhưng mọi người thường không thích bị theo dõi. Apple cũng không thích việc các công ty khác sử dụng thiết bị của mình để theo dõi khách hàng và có lẽ họ không thích việc các bên thứ ba tự làm giàu bằng dữ liệu người dùng của mình. Apple cũng không muốn danh tiếng về quyền riêng tư mình đã vất vả xây dựng bị ảnh hưởng bởi những bên thứ ba này. Đặc biệt là khi Meta - một công ty mà Apple có những vấn đề riêng - là một trong những người hưởng lợi lớn nhất từ việc theo dõi người dùng trên ​​các thiết bị của Apple. App Tracking Transparency có thể ngăn chặn một trong những phương pháp theo dõi mà mọi người thấy là phản cảm nhất mà không làm tổn hại đến Apple.

Tính năng này hoạt động bằng cách cấp cho người dùng quyền kiểm soát số sê-ri duy nhất được chỉ định cho thiết bị của họ, hay còn gọi là IDFA. IDFA là cách trình theo dõi nhận ra thiết bị của bạn khi bạn sử dụng các app khác nhau và do đó, họ có thể liên kết những gì bạn làm trên một loạt app khác nhau với thiết bị cụ thể của bạn. Bắt đầu từ bản cập nhật hệ điều hành iOS 14.5 vào tháng 4 năm 2021, thiết bị Apple sẽ không gửi IDFA nữa trừ khi người dùng chọn cho phép theo dõi. Tất cả điều này đang hoạt động như Apple đã hứa.

Người phát ngôn của Apple đã chia sẻ với Recode: “Dữ liệu của người dùng thuộc về họ và họ phải quyết định có nên chia sẻ dữ liệu của mình hay không và chia sẻ với ai. “Với iOS và iPad OS, chúng tôi đã cho người dùng lựa chọn xem họ có muốn cho phép app theo dõi họ trên các ứng dụng và trang web do các công ty khác sở hữu hay không.”

Thích nghi với App Tracking Transparency theo cách bị cấm

Giới hạn của App Tracking Transparency thật ra có hai mặt. Khi người dùng đã chọn “không theo dõi” nghĩa là đã chọn không gửi IDFA của họ, nhưng thực ra vẫn có thể được theo dõi trên các app thông qua cách thức khác. Ngoài ra, việc theo dõi diễn ra theo những cách mà Apple cho phép hay việc quảng cáo của chính Apple cũng không bị ảnh hưởng.

Ngay cả khi không có IDFA, những người theo dõi vẫn có thể thực hiện tracking bằng cách “fingerprinting”. Điều này liên quan đến việc thu thập càng nhiều thông tin “vô thưởng vô phạt” càng tốt, bao gồm tên và kiểu thiết bị, cài đặt người dùng, địa chỉ IP và nhà cung cấp dịch vụ. Khi được kết hợp, những chi tiết này có thể đủ để xác định một thiết bị cụ thể, phục vụ hiệu quả cùng mục đích như IDFA. Mặc dù chính sách của App Store cấm hành vi này, nhưng về mặt kỹ thuật, không có gì ngăn cản những người theo dõi làm điều đó. Người dùng đang phụ thuộc vào việc Apple thực thi các chính sách của riêng mình, trong khi các chính sách vẫn còn khá lỏng lẻo theo nhận định của nhiều báo cáo.

Konrad Kollnig, một nhà nghiên cứu có bài báo gần đây về tác động của các biện pháp bảo mật của Apple cho biết một số app vẫn đang thu thập thông tin thiết bị có thể được sử dụng để lấy dấu vân tay của người dùng. “Có một phần của quá trình theo dõi này đang diễn ra trên thiết bị của người dùng, đã tạo ra một câu hỏi khác xung quanh những gì đang diễn ra bên trong các công ty dữ liệu này. Điều đó thực sự để Apple kiểm soát. "

Ngoài ra còn có các công ty chuyên thu thập dữ liệu người dùng đã tồn tại từ lâu, tìm mọi cách để tiếp tục thu thập dữ liệu người dùng. Serge Egelman, giám đốc nghiên cứu của Nhóm Usable Security & Privacy tại Viện Khoa học Máy tính Quốc tế tại Đại học California Berkeley, cũng xác nhận điều này.

“Đó luôn là một cuộc chạy đua vũ trang,” Egelman nói. “Các trình duyệt cố gắng thêm nhiều biện pháp bảo vệ quyền riêng tư, chẳng hạn như chặn cookie theo dõi của bên thứ ba và những người quan tâm đến việc theo dõi đã đưa ra các cơ chế mới để làm điều đó mà không phụ thuộc vào các công nghệ đang bị loại bỏ dần hoặc bị chặn. ”

Bài học ở đây là: Không nên cho rằng bạn không bị theo dõi trên các app chỉ vì Apple đã nói như vậy.

AppROI.co Growth Marketing Agency có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác lớn.