"Kinh tế xanh" - 1 con đường hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế ở Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới hiện tại và trong tương lai trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm đầu thời kỳ Đổi mới và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, xây dựng kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do.

Bài viết sẽ phân tích về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay.

I. Kinh tế xanh là gì?

1. Khái niệm kinh tế xanh

Kinh tế xanh (Greeen Economic) là khái niệm đã trở nên quen thuộc với các nền kinh tế trên thế giới. Đây là một nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội; đồng thời, chú trọng giảm thiểu những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên (theo Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc - 2010).

Hiện nay, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Kinh tế - xã hội - môi trường. Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa đó là những hoạt động (trong nền kinh tế) tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người (đặc biệt là yếu tố văn hóa); đồng thời, những hoạt động này thân thiện với môi trường (thành tố quan trọng). 3 yếu tố này được cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.

[caption id="" align="aligncenter" width="663"]Phát triển kinh tế xanh là con đường tất yếu của nền kinh tế Kinh tế xanh - Con đường phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam[/caption]

Tại Việt Nam, phạm trù “kinh tế xanh” xuất hiện từ năm 2010 kể từ sau Hội nghị của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) tại Nairobi, Kenya để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh RiO+20 tháng 6/2012 ở Rio de Zanero, Brazin về “Phát triển bền vững”. Trong quá trình thực hiện chương trình này, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số nước và cộng đồng quốc tế. Nhờ đó, hoạt động chuyển dịch sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam đã có những kết quả bước đầu. Cùng với đó, Việt Nam đã có đề xuất “tạm đóng cửa rừng tự nhiên” giảm phát thải khí nhà kính.

2. Vai trò của kinh tế xanh

Nền kinh tế xanh ghi nhận các giá trị tự nhiên và vai trò của đầu tư cho vốn tự nhiên. Vốn tự nhiên là các tài nguyên nhiên nhiên như rừng, hồ, đất, nước… có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo. Một trong những cơ hội lớn nhất để tăng tốc độ chuyển đổi sang kinh tế xanh là đầu tư vào việc cung cấp, dự trữ nước sạch, những dịch vụ vệ sinh cho người nghèo và năng lượng tái tạo để mang lại hiệu quả kinh tế và là phương tiện xóa đói giảm nghèo cũng như cải thiện chất lượng tổng thể cuộc sống.

Kinh tế xanh tạo ra công ăn việc làm và cải thiện công bằng xã hội. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dẫn đến việc thay đổi cơ cấu việc làm và mức tăng số lượng việc làm.

Kinh tế xanh khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ carbon thấp và khuyến khích sử dụng nguồn lực, năng lượng hiệu quả hơn.

Nền kinh tế xanh giảm thiểu phát thải carbon mở ra cuộc sống đô thị bền vững. Việc sử dụng nhiên liệu sạch, cải thiện hiệu quả năng lượng trong khu vực giao thông chuyển từ các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và sức khỏe con người.

II. Thực trạng xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam

1. Thành tựu

Định hướng và mục tiêu xanh hóa nền kinh tế được thể hiện chi tiết tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là chiến lược quốc gia đầu tiên, toàn diện về lĩnh vực phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu sau đây:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức trung bình khoảng 5,95% trong giai đoạn từ năm 2009-2020.

[caption id="" align="aligncenter" width="595"]Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2009-2019[/caption]

Năm 2020, dù dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,91% và quý 1/2021 là 4,48% (trong khi hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm Malaisia -0,5%; Indonesia - 0,74%; Thái Lan -2,6% và Philippines là -4,2%, ngoại trừ Singapore 0,2%).

[caption id="" align="aligncenter" width="522"]Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý 1/2021 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý 1/2021[/caption]

Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP

Quý 1/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11.71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36.45%; khu vực dịch vụ chiếm 42.20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.64% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 11.66%; 35.86%; 42.82%; 9.66%).

Cơ cấu lao động từng chuyển dịch theo hướng bền vững, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp, Dịch vụ.

Xu hướng quốc tế đang chuyển đổi sang kinh tế xanh. Trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tăng trưởng xanh hay kinh tế xanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia như một động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu và công cụ để phát triển bền vững. Chủ đề này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các diễn đàn khu vực và quốc tế và đang được các nước nghiêm túc xem xét áp dụng.

2. Hạn chế

Tuy nhiên, xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

  • Mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI “tăng trưởng hộ”
  • Cơ cấu kinh tế ngành chưa thực sự chuyển dịch theo hướng bền vững khi ngành Công nghiệp khai khoáng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Ngành dịch vụ phát triển chậm dần, “ngủ đông” trước đại dịch Covid-19.
  • Chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Đổi mới sáng tạo tuy đã tăng lên trong thời gian qua, song vẫn là con số khiêm tốn, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế xanh

III. Một số giải pháp xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam

1. Liên tục đổi mới và sáng tao.

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hướng mạnh theo chiều sâu dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạn chế sử dụng tài nguyên hóa thạch, tăng cường sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo.

  • Tiến đến đào tạo đội ngũ chuyên trách tiếp cận với kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thông qua phương pháp đo lường và hoạch toán xanh (hoạch toán tài sản toàn diện).
  • Các địa phương cần thiết kế và xây dựng lại những mô hình phát triển phức hợp, có kết hợp 4 chức năng xanh:
    • Xanh hóa kinh tế nông thôn
    • Xây dựng nông thôn mới qua một chương trình quốc gia về nhà cửa cho nông dân
    • Đem lại các tiện nghi hiện đại về hạ tầng xã hội (điện, đường, trường, trạm ứng dụng công nghệ sinh học và môi trường)
    • Phát huy hệ thống tín dụng vi mô nhằm kích hoạt chuyển dịch sang tăng trưởng xanh ở các địa bàn nông thôn.

2. Xây dựng kinh tế chuẩn xanh

Xây dựng cơ cấu kinh tế xanh, bao gồm: nông nghiệp xanh có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, công nghiệp xanh và dịch vụ xanh.

  • Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng tượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch, quản lý chặt chẽ việc phê duyệt và triển khai các dự án nhiệt điện than đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia được cấp thẩm quyền phê duyệt
  • Tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện
  • Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gắn với điện gió ngoài khơi.

Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp.

  • Triển khai giải pháp quản lý và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, chú trọng chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
  • Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.

Đối với đảm bảo diện tích rừng, tăng diện tích rừng che phủ, giảm việc khai thác rừng quá mức; hạn chế việc chuyển đổi rừng và đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp; quản lý tốt công tác kiểm lâm để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động chặt, phá rừng, đốt rừng để làm rẫy vì có thể gây ra cháy rừng.

  • Gia tăng mật độ cây xanh có độ che phủ tốt ở các đô thị. Giảm lượng phát thải CO2 bằng cách giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch hoặc sử dụng các loại năng lượng sạch, như: gió, thủy điện, hạt nhân,...
  • Giảm lượng phát thải CO2 bằng cách giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch hoặc sử dụng các loại năng lượng sạch, như: gió, thủy điện, hạt nhân,...
  • Vận dụng công nghệ CCUS là một loại công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO2 từ các ngành công nghiệp như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.

3. Đầu tư khoa học công nghệ

Đầu tư khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ quan trắc môi trường

  • Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu; sản xuất các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường và bảo tồn bền vững tài nguyên.
  • Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông trại, nông dân chuyển đổi hình thức sản xuất sang hữu cơ; có các gói hỗ trợ tài chính để nông dân duy trì canh tác hữu cơ, hỗ trợ tài chính cho hoạt động giáo dục về canh tác hữu cơ.

Xem thêm:

Vinfast e34 – Chìa khóa cho sự phát triển bền vững

Top 5 chiến lược giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững trong kỷ nguyên số

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN TMĐT 212_INE3104 1

HỌ & TÊN: HOÀNG MINH

MSV: 19051522