Marketer Marketer UpBase
Marketer UpBase

Social Media Marketing Specialist @ Upbase

Đăng ký Shopee Mall mỹ phẩm – Bạn cần những gì?

Chào bạn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu hoặc gặp rắc rối hoặc muốn tìm hiểu kỹ hơn về việc đăng ký Shopee Mall mỹ phẩm thì đây là bài viết dành cho bạn. UpBase sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan về việc lên Mall cho ngành bán lẻ. Bạn theo dõi hết nhé!

Giấy tờ yêu cầu khi đăng ký Shopee Mall mỹ phẩm

Đối với Shop Mall mỹ phẩm, Shopee phân thành 3 loại Mall:

  • Nhà phân phối
  • Nhà sản xuất
  • Nhà nhập khẩu

Lưu ý: Các chứng từ phải còn hiệu lực sử dụng khi được tiếp nhận bởi Shopee

Giấy tờ yêu cầu Shopee Mall ngành mỹ phẩm với nhà sản xuất

  1. Đăng ký kinh doanh/ chứng nhận đầu tư
  2. Đăng ký thương hiệu (Giấy chứng nhận thương hiệu hoặc giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ của Cơ quan Nhà nước)
  3. Giấy công bố mỹ phẩm

Giấy tờ yêu cầu Shopee Mall ngành mỹ phẩm với nhà phân phối

  1. Đăng ký kinh doanh/ chứng nhận đầu tư
  2. Chứng nhận đại lý/ hợp đồng phân phối từ hãng.
  3. Giấy công bố mỹ thẩm

Giấy tờ yêu cầu Shopee Mall ngành mỹ phẩm với nhà nhập khẩu

  1. Đăng ký kinh doanh/ chứng nhận đầu tư
  2. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu của Người bán
  3. Giấy công bố mỹ thẩm

Một vài lưu ý khi chuẩn bị giấy tờ chuẩn bị lên Shopee Mall

  • Nếu chứng từ được cung cấp ở nước ngoài, sẽ không có hiệu lực song song tại Việt Nam. Nhà bán hàng cần công chứng lại tại Tổng lãnh sự quán hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

  • Cung cấp bản scan màu đầy đủ các trang của chứng từ gốc. Shopee không chấp nhận bản photo. Những yếu tố bảo mật có thể che đi. Tuy nhiên, phải hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết để kiểm tra và đối chiếu.

  • Đối với trường hợp tranh chấp, người mua khiếu nại Shop Mall giao hàng giả/hàng nhái. Shopee sẽ yêu cầu Người Bán cung cấp thêm các giấy tờ liên quan trực tiếp đến sản phẩm của đơn hàng đó.

Shop không được duyệt lên Mall vì vấn đề: Không đủ tiềm năng phát triển

Không phải lúc nào Shop đủ giấy tờ cũng đủ điều kiện để lên Shopee Mall. Shopee sẽ còn phải xét duyệt liệu gian hàng đó có thật sự uy tín, có danh tiếng thương hiệu hay không. Đơn giản vì Shopee muốn gây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu dùng là sàn điện tử uy tín, với nhiều shop lớn.

Bạn gửi yêu cầu xét duyệt, nhưng nhận được thông báo như sau:” Sau khi đánh giá tiềm năng của bạn, Shopee nhận thấy bạn chưa có khả năng phát triển tốt nếu là Shopee Mall. Vì vậy, Shopee gợi ý bạn tham gia bán hàng tại Shopee với tư cách Shop Thường hoặc Shop Yêu Thích”

Yếu tố “Tiềm năng” của Shopee yêu cầu khi xét duyệt lên Shop Mall

Shopee không nói rõ ‘tiềm năng’ ở đây là gì. Nhưng theo kinh nghiệm hỗ trợ lên Mall của UpBase, chúng tôi có thể gợi ý tới bạn những yếu tố sau:

  • Doanh nghiệp sở hữu website/Maps: Shopee đánh giá rất cao yếu tố này. Nó thể hiện doanh nghiệp bạn bước đầu có sự chuyên nghiệp và một số khách hàng đã biết đến. Nếu Website/Maps được đánh giá 5 sao thì là điểm cộng tuyệt vời.

  • Có cửa hàng offline – càng nhiều chi nhánh càng tốt: Shopee rất chào đón những Doanh nghiệp có hệ thống bán offline mạnh.

  • Mạng lưới social: Nếu bạn fanpage/instagram tương tác tốt sẽ là một lợi thế lớn khi xét duyệt lên Shopee Mall.

  • Có Lazada Mall: Khá buồn cười khi Shopee xét duyệt dựa vào đối thủ. Nhưng đây là sự thật. Yêu cầu xét duyệt của Lazada khó hơn, yêu cầu nhiều hơn. Chưa kể Lazada rất mạnh về yếu tố thương hiệu.

  • Cần một đơn vị thứ 3 giới thiệu “ecommerce enabler”: Shopee sẽ ưu tiên xét duyệt những Shop được giới thiệu từ đối tác Shopee. Những đơn vị thứ 3 này có thể đảm bảo kế hoạch phát triển cụ thể và cam kết đầu tư của Doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo dịch vụ của UpBase