Marketer Lê Minh Hiếu
Lê Minh Hiếu

Content Editor @ Brands Vietnam

2 điều để doanh nghiệp trở thành “thỏi nam châm” hút lao động

Trải đều từ 20 đến gần 30 tuổi, những nhân viên thuộc thế hệ Millennials và Gen Z đang “chia sẻ” khối lượng công việc chính của doanh nghiệp. Để giữ chân 2 nhóm nhân viên này, đã đến lúc doanh nghiệp cần xây dựng “từ trường” đủ sức hút.

Gen Z vs Millennials nghĩ gì về chốn văn phòng?

Thảo Khanh – “tấm chiếu mới” thuộc đội ngũ Gen Z đang làm việc tại một công ty thương mại điện tử chia sẻ: “Thời gian làm việc linh hoạt là điều mình mong muốn nhất khi lựa chọn một nơi làm việc. Ở nhà hết nửa năm do dịch bệnh, mình nhận ra hiệu suất công việc không nên được đo bằng thời gian mình bám ghế tại văn phòng, mà nên được đánh giá bằng chất lượng thực tế”.

Nếu những Gen Z như Thảo Khanh mong muốn được nhìn nhận trên hiệu suất công việc chứ không phải tần suất xuất hiện trên công ty, thì đối với nhóm Millennials đã bước vào độ tuổi 30, một trong những lý do khiến họ gắn bó lâu dài với “ngôi nhà chung” lại là danh tiếng của công ty trên thị trường lao động. Chị Phương Minh (35 tuổi, kế toán của một đơn vị kiểm toán hàng đầu) cho biết: “Công việc nào thì cũng giống nhau, tuy nhiên, điều chị chú trọng nhất khi quyết định chọn gắn bó lâu dài với một công ty chính là uy tín của công ty trên thị trường lao động. Các chính sách quản lý có phù hợp với xu hướng thị trường, quyền lợi của nhân viên được ưu tiên thế nào… là những yếu tố điển hình để chị có cái nhìn khách quan nhất”.

Theo CNBC, trong 10 năm tới, Millennials và Gen Z sẽ trở thành lực lượng lao động chủ đạo trên thế giới. Hai thế hệ này cũng có sự khác biệt trong nhu cầu cũng như mong muốn đối với doanh nghiệp. Sự khác biệt này gây ra không ít lo lắng cho lãnh đạo về những xung đột có thể sẽ xảy ra khi không thể dung hoà mong muốn của người lao động.

Văn hoá công ty và sự lắng nghe của sếp là điều Millennials và Gen Z cần

“Mỗi thế hệ sẽ có nhu cầu và mong muốn khác nhau khi đi làm. Việc cá nhân hoá trải nghiệm nhân viên bằng những chương trình, chính sách khác nhau cho từng thế hệ là cần thiết. Tuy nhiên, trước đó, doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc tập trung xây dựng một chiến lược quản trị nhân sự vẹn cả đôi đường, xuất phát từ việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh và văn hoá doanh nghiệp đủ sức hút. Dù thuộc thế hệ nào, người lao động cũng có những điểm chung như mong muốn một môi trường chuyên nghiệp, văn hoá gắn kết và những phúc lợi hấp dẫn” – bà Nguyễn Thị An Hà, Giám đốc Marketing và Hợp tác Chiến lược của Công ty tư vấn nhân sự Talentnet đúc kết.

Mọi thứ đổi thay, nhưng 2 điều “bất di bất dịch” doanh nghiệp cần nhớ

Dù 2 nhóm lực lượng lao động có nhiều khác biệt trong suy nghĩ, nhưng đều có những điểm dễ “xiêu lòng”. Lãnh đạo có thể khéo léo xây dựng 2 phương án sau đề tăng sức hút, giữ chân nhân sự:

Xây dựng môi trường làm việc linh động

Nhân viên gắn bó và sẵn lòng cống hiến cho công việc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, vì thế, họ cũng mong muốn nhận được sự công nhận và tạo điều kiện trong quá trình làm việc. Xu hướng “hybrid working” lên ngôi phần nào khẳng định mong muốn đó. Nếu được khảo sát, có lẽ đa số người lao động sẽ cùng đồng ý cho máy check-in vân tay chuyển hộ khẩu vào… nhà kho. Thay vào đó, họ mong muốn được đánh giá năng lực lẫn thái độ làm việc bằng hệ thống tiêu chí dựa trên chất lượng sản phẩm, kỹ năng quản trị công việc…

“Trong một báo cáo gần đây của Mercer, 51% người tham gia khảo sát cho rằng công việc cần được điều chỉnh để nhân viên có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, chăm sóc sức khoẻ và các sở thích khác. Có thể thấy, với người lao động hiện nay, môi trường làm việc linh động không đơn thuần là việc tự do làm việc tại bất cứ không gian nào, mà doanh nghiệp cũng cần linh hoạt hơn trong chính sách giờ làm việc, chính sách nhân sự nhằm tạo điều kiện để nhân viên đạt hiệu suất tốt nhất trong mọi tình huống” – bà An Hà cho biết.

Thương hiệu doanh nghiệp tốt – Tạo niềm tự hào cho nhân viên

Trước thách thức của cuộc khủng hoảng đại từ chức và làn sóng nghỉ việc của người lao động, các nhà lãnh đạo không thể chỉ ngồi yên và hy vọng “hữu xạ tự nhiên hương”. Thay vào đó, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng tên tuổi thương hiệu. Đâu là những giá trị doanh nghiệp có thể khiến người lao động “thả tim”, đâu là những hoạt động để nhân sự hiểu rằng họ và công ty có thể nói cùng ngôn ngữ… là các câu hỏi cần được đặt ra và giữ chân người lao động.

Vừa thu hút nguồn nhân lực bên ngoài, vừa giữ chân đội ngũ cơ hữu, doanh nghiệp cần một kế hoạch truyền thông thương hiệu chỉn chu.

Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tham gia những giải thưởng nhân sự uy tín để ghi dấu ấn với nhân viên và tạo được tiếng vang trong “chiến trường” nhân lực khốc liệt. Giải thưởng nhân sự nổi bật hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến là Vietnam HR Awards – giải thưởng được ví như “Oscar” nhân sự tại Việt Nam với tiêu chí chấm giải minh bạch từ Viện Quản trị Nhân sự Singapore (SHRI) với 6 hạng mục thức thời, xoay quanh những trọng tâm nhân sự mới. Giải thưởng uy tín này do Báo Lao động và Xã hội – Cơ quan Ngôn luận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Công ty tư vấn nhân sự Talentnet tổ chức. Có thể nói, nhận được sự công nhận từ Vietnam HR Awards, doanh nghiệp như “hổ mọc thêm cánh”, không chỉ gia tăng lòng tin đối với người lao động, mà còn tăng độ phủ sóng cho hình ảnh doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông khác nhau.

Millennials và Gen Z đã và đang là nguồn tài nguyên chính trong ít nhất một thập kỷ nữa. Điều họ cần là một “ngôi nhà chung” chan hoà và được lắng nghe. Xây dựng môi trường làm việc linh động, tạo ấn tượng tốt bằng cách tăng cường hoạt động truyền thông thương hiệu là 2 điều “bất di bất dịch” cần nhà lãnh đạo ghi nhớ để tra chìa đúng ổ, mở khoá trái tim hai nhóm nhân viên và bước đi thuận lợi trên hành trình hiện thực hoá các mục tiêu kinh doanh dài hạn.

Vietnam HR Awards là giải thưởng uy tín về quản trị nhân sự tại Việt Nam do Báo Lao động và Xã hội – Cơ quan Ngôn luận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài – Talentnet tổ chức từ năm 2014.

Vietnam HR Awards được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đón nhận và trở thành sân chơi chuyên nghiệp cho cộng đồng nhân sự nói riêng. Với chủ đề “Paving New Paths” (Tân Kiến Tạo), trở lại năm 2022, Vietnam HR Awards mùa V có 5 hạng mục thức thời xoay quanh những trọng tâm nhân sự mới và 1 hạng mục cá nhân giành cho các Lãnh đạo nhân sự. Vietnam HR Awards mùa V mang sứ mệnh tôn vinh những chiến lược nhân sự sáng tạo và phù hợp với bối cảnh mới nhằm đóng góp vào thị trường quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Nộp hồ sơ dự thi trước ngày 15/7/2022.

Tham khảo thông tin chi tiết về giải thưởng tại: