Bí quyết quảng cáo game giải đố đạt 100 triệu lượt tải? Hãy cùng khám phá

Game giải đố rất dễ chơi và có nhiều kiểu gameplay khác nhau, do đó những game như này luôn có một lượng lớn người chơi. Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các game giải đố với nhau, việc quảng cáo trở nên quan trọng không kém gì chất lượng của game khi muốn thu hút người chơi.

SocialPeta đã thực hiện một nghiên cứu về các gameplay của các game giải đố phổ biến hiện nay, phần lớn chúng thuộc các dạng sau:

SocialPeta đã chọn ra một số chiến dịch quảng cáo hiệu suất tốt nhất với số lần hiển thị ước tính cao từ các chiến dịch quảng cáo trong số game nổi bật nhất và sau khi phân tích một cách tổng thể, đã rút ra được các đặc điểm chung của những chiến dịch quảng cáo đó. Vì 3 giây đầu tiên của loại quảng cáo video là vô cùng quan trọng, chúng tôi đã liệt kê thông tin chính có trong 3 giây đầu tiên của video quảng cáo để bạn có thể thuận tiện theo dõi.

1. Khám phá giải đố: làm nổi bật kết quả

Game Scavenger Hunt chủ yếu xoay quanh việc tìm kiếm những điểm khác biệt. Người chơi được yêu cầu tìm ra tất cả các mục trong danh sách nhiệm vụ. Phải mất nhiều thời gian để hoàn thành từng danh sách vì có rất nhiều mục và màu sắc cũng rất phong phú. Game đã chính thức phát hành trong tháng 3 năm nay và nhận được hơn 10 triệu lượt tải. Sau đâu là một trong những quảng cáo của game này.

https://youtube.com/shorts/iatp-1LHnY4?feature=share

  • Độ dài video 28 giây
  • Kích thước video: dọc/406x720
  • Nền tảng quảng cáo: Google Ads
  • Thời gian chạy chiến dịch: 24 ngày
  • Lượt hiển thị dự kiếnL 139,8K

  • Phân cảnh chính: Đài phun nước đen trắng tại quảng trường
  • Các yếu tố chính: Bàn tay và cây bút, dấu tích xanh lá cây, vật phẩm
  • Thông tin chính trong 3 giây đầu tiên:
    - Đặt câu hỏi về khả năng của người chơi: “Bạn có thể tìm thấy tất các đồ vật trong ảnh này không?”
    - Hiển thị cách thức chơi game: Đánh dấu vào từng đồ vật trong game.
    - Làm cho người xem hồi hộp: Liệu “anh ta” có thể tìm thấy được tất cả các đồ vật không?

Điều đặt biệt nhất của quảng cáo này là nó thể hiện được các phân cảnh đầy màu sắc trong game dưới dạng đen trắng và làm nổi bật các đồ vật khi được tìm thấy. Thêm vào đó, đoạn video chưa đầy 30 giây trong đó các “cao thủ” dù cố gắng đến mấy cũng không thể tìm được món đồ cuối cùng khiến khán giả lo lắng và muốn tự mình tải game về chơi thử.

Có thể tối ưu: Việc không có nhạc nền làm cho video hơi buồn tẻ. Nếu nhất thiết không thể chèn nhạc nền thì có thể thêm âm thanh tích tắc của đồng hồ để khiến cho người xem cảm thấy áp lực hơn về thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

2. Game ghép hình: biến người xem thành “kẻ thua cuộc”

Blockudoku là một game 2D kết hợp giữa sudoku và các khối câu đố. Nó khá đơn giản với người mới chơi vì nó không giới hạn thời gian. Tuy nhiên, game sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn khi người chơi đạt đến cấp độ cao dần. Vì các game ghép hình rất giống nhau về cách chơi nên quảng cáo của họ thường bao gồm một số chế độ không có trong game. Sau đây là một ví dụ:

https://youtube.com/shorts/BbC-ZZ5gkb8?feature=share

  • Độ dài video: 30 giây
  • Kích thước: dọc/720x1082
  • Nền tảng quảng cáo: Vungle
  • Thời gian thực hiện chiến dịch: 1 ngày
  • Lượt hiển thị ước tính: 11,8K

  • Phân cảnh chính: giao diện game
  • Các yếu tố chính: bàn tay người chơi, các khối ghép hình, giá trị IQ, các từ ở trên đỉnh màn hình
  • Các thông tin chính trong 3 giây đầu:
    - Độ khó của game được quy định: “Chỉ những người có chỉ số IQ trên 160 mới có thể hoàn thành nhiệm vụ
    - Trình diễn cách chơi game: lắp ghép các khối vào kim tự tháp
    - Chỉ số IQ thay đổi

Quảng cáo này đơn giản về mặt đồ họa vì nó không có nhiều yếu tố, vì vậy khán giả có thể dễ dàng nắm bắt được thông điệp ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hầu hiến mọi người sẽ cảm thấy bị thách thức bởi thông điệp: “Chỉ những người có chỉ số IQ trên 160 mới có thể hoàn thành nhiệm vụ”. Phần sau của video quảng cáo sẽ tạo cho khán giả cảm giác kích thích mong muốn tham gia. Một vài lần thất bại và giá trị IQ giảm dần sẽ khiến người xem thất vọng và khiến họ lo lắng hơn nếu muốn giành chiến thắng.

Có thể tối ưu: Do nội dung game và quảng cáo không đồng nhất, người chơi có thể cảm thấy họ bị lừa khi chơi game và rất có thể họ sẽ gỡ game ngay sau đó. Bên cạnh đó, nó có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nếu thêm một nút hoặc ghi chú nhắc nhở người xem tải game về.

3. Câu đố vật lý: Mục đích là khiến người dùng phàn nàn

Pull the Pin là một game giải đố vật lý về việc tháo các ghim trong chai để cho cát xếp thành từng lớp vào giỏ chờ. Game được ra mắt vào tháng 1 năm 2020 và đứng đầu danh sách các game giải đố miễn phí trên App Store trong tháng 12 cùng năm. Gần đây, game đã trở nên phổ biến hơn và nhận hơn 6 triệu lượt tải trong tháng 4 năm 2022. Vì vậy, chúng tôi đã chọn một trong những quảng cáo được phát hành gần đây để phân tích. Quảng cáo dưới đây ban đầu được triển khai trên TikTok và được SocialPeta ghi lại:

https://youtube.com/shorts/qox7T-wGfTA?feature=share

  • Phân cảnh chính: Giao diện game
  • Yếu tố chính: Bàn tay người chơi, cát xanh, ghim, mẹo hoàn thành nhiệm vụ
  • Thông tin chính trong 3 giây đầu tiên:
    - Mẹo: “Hãy suy nghĩ kỹ trước khi kéo”
    - Trình diễn lối chơi: đổ đầy cát vào bình
    - Hành động dứt khoát
    - Cảnh cát chảy rất mịn

Trong video quảng cáo, có vẻ như game rất dễ chơi. Nhưng người chơi lại thường hành động một cách tùy tiện và thực hiện các bước di chuyển không suy nghĩ gì cả, tạo thành một sự tương phản nổi bật với mẹo “Hãy suy nghĩ kỹ trước khi kéo”. Một mẫu quảng cáo thể hiện những hành vi dại dột như vậy hoạt động rất tốt trên các nền tảng mạng xã hội video ngắn, đồng thời nhận được rất nhiều lời phàn nàn và vô tình làm tăng lượt hiển thị.

Comments from TikTok

Tối ưu thêm: Mặc dù không có trong video quảng cáo này, nhưng có những cụm hình nền các quảng cáo khác của game này, điều này có thể khiến cho mọi người cảm thấy chóng mặt.

4. Vấn đề phức tạp: Các giai đoạn đổi mới là những quảng cáo tốt nhất

Brain Out là một game kiểu thách thức trí não. Nó trở thành một hít lớn trên toàn cầu ngay khi phát hành vào năm 2019 và đã có hơn 100 triệu lượt tải. Game chủ yếu là giải quyết các câu đố để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù có những mẹo để người chơi có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng người chơi cũng cần phải suy nghĩ kỹ để tìm ra câu trả lời, vì vậy, họ sẽ cảm thấy cực kỳ hài lòng khi hoàn thành các nhiệm vụ. Link dưới đây là một trong các quảng cáo của game:

https://youtube.com/shorts/Zv4AaYfXSuk?feature=share

  • Kích thước: dọc/720/1280
  • Nền tảng quảng cáo: Vungle
  • Thời gian thực hiện chiến dịch: 13 ngày
  • Lượt hiển thị dự kiếnL 52,5K

  • Phân cảnh chính: Giao diện game
  • Yếu tố chính: Bàn tay người chơi, cô gái trong trang phục thể dục, đồ ăn và mẹo chơi
  • Thông tin chính trong 3 giây đầu tiên:
    - Mẹo chơi: “Bạn gái cần điều gì?”
    - Độ khó: lv.370
    - Vật phẩm hỗ trợ: 2 chìa khóa
    - Trình diễn cách chơi: Cung cấp cho bạn gái điều mà bạn ấy cần
    - Thao tác sai dẫn đến kết quả không đạt

Quảng cáo là hiển thị một số giai đoạn thú vị của game, tạo cho người xem cảm giác họ đang chơi game của chính mình. Màn hình trực tiếp gameplay cho phép người chơi hiểu về nội dung cốt lõi của game, thu hút người chơi tải game về.

Thông qua cuộc phỏng vấn với giám đốc điều hành của công ty, chúng tôi hiểu rằng các nhà thiết kế game đã tham gia rất nhiều vào việc thiết kế quảng cáo. Họ đã thêm một số quảng cáo tuyệt vời vào game và có một số chế độ gameplay được hiển thị trong quảng cáo. Đó là lý do tại sao game và các quảng cáo của nó được cập nhật rất nhanh. Nó tiết kiệm chi phí và cũng để tăng tỷ lệ giữ chân người chơi. Bạn có thể thử nếu game của bạn giống với game này.

Tối ưu thêm: So sánh với các quảng cáo khác được phát hành một năm trước, chúng tôi nhận ra rằng BGM và phần kết tương đối giống nhau, điều duy nhất thay đổi là các giai đoạn. Mặc dù nó có thể làm cho game trở nên ấn tượng hơn, nhưng nó không giúp ích nhiều cho việc thu hút người chơi mới. Có lẽ có thể thử một số sáng tạo mới để tạo sự khác biệt

Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập link: www.socialpeta.com

* Nguồn: Marketing SocialPeta