11 công cụ tốt nhất để đo lường Content Marketing ROI (P1)

Sau đây là 1 câu chuyện thường gặp đối với hầu hết các marketer:

Bạn đang thành công với Content Marketing. Bạn biết cách tạo nên những content marketing hiệu quả với câu chuyện của chính mình. Bạn tạo content ấn tượng, bạn quảng bá content đó, thuê người quản lý những kênh Social Media của mình.

Những bình luận đầu tiên xuất hiện; mọi người bắt đầu theo dõi bạn trên Twitter và chia sẻ bài đăng trên Facebook. Dường như chiếc máy content marketing đang hoạt động. Nhưng làm thế nào để bạn biết những nỗ lực bỏ ra cho toàn bộ công việc này thực sự được đền đáp? Rất rõ ràng, nếu những nội dung mà bạn đăng tải không đưa đến bất kỳ giá trị thiết thực nào cho doanh nghiệp (tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu,...) thì bạn chỉ đang làm việc chăm chỉ, chứ không làm việc hiệu quả.

Điều này thực sự khó khăn. Ngay cả những chuyên gia marketing với nhiều năm kinh nghiệm cũng không ngừng tìm kiếm những cách mới để đo lường ROI của content marketing.

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu về 10 công cụ giúp bạn phần nào đánh giá mức độ thành công các nỗ lực content marketing của chính mình.

Các chỉ số đo lường Content

Điều khó hiểu nhất khi đo lường mức độ hiệu quả content là không phải lúc nào bạn cũng biết rõ mình nên đo lường như thế nào. Có phải chiến dịch thành công là khi nó đạt được 1.500 visitor mới không? Hay bạn chỉ hài lòng khi bạn nhận được 10.000 đô la doanh thu?

Trên thực tế, trước khi thực hiện phân tích, bạn nên xác định rõ mục tiêu của mình.

Bạn có muốn đo lường ROI (số tiền bạn kiếm được) của content?

Hay thành công về mặt social engagement (số lượt chia sẻ, lượt thích, sự tiếp xúc với thương hiệu)?

Yếu tố thực sự cần khi đo lường kết quả đánh giá là bạn cần hiểu điều gì quan trọng hơn với bạn. Các chỉ số bạn cần xem xét sẽ phải khác nếu bạn đang muốn tăng doanh số bán hàng hoặc mục tiêu chính của bạn chỉ đơn giản là thu hút nhiều người chú ý đến thương hiệu của bạn hơn.

Do đó, khi tìm kiếm các công cụ đo lường ROI của content marketing, hãy quyết định điều bạn muốn về sự thành công của chiến dịch. Dưới đây là một số mục tiêu thường gặp và các chỉ số tương ứng cần theo dõi:

  • Số lượng hiển thị: Có bao nhiêu người đã xem content của bạn? Xem xét lưu lượng truy cập, lượt chia sẻ trên mạng xã hội và số lượt thương hiệu được đề cập.
  • Độ tương tác: Content của bạn hấp dẫn đến mức nào? Mọi người có thích content không? Đo lường tỷ lệ click (CTR) và Bounce rate, thời gian trên trang, scroll depth và mức độ tương tác trên mạng xã hội (bao gồm cả lượt thích và lượt chia sẻ).
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Content của bạn ảnh hưởng đến Google ranking như thế nào? Theo dõi thứ hạng, từ khóa và links của bạn.
  • Khả năng chuyển đổi của content: Bạn đã kiếm được bao nhiêu tiền nhờ chiến dịch này? Đánh giá số lượng lead, sale và subcription của bạn.

11 công cụ hàng đầu để đo lường ROI content marketing

Có rất nhiều công cụ trên mạng mà bạn có thể sử dụng để đo lường ROI content marketing. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 11 công cụ sau đây và áp dụng để đo lường ROI cho chiến lược content marketing.

1. Các công cụ tích hợp sẵn trên social media

(Hầu hết) mạng xã hội đều có công cụ phân tích tích hợp sẵn, cung cấp cho các marketer thông tin chính xác và chi tiết liên quan đến mức độ phổ biến và hiệu quả của content. Những công cụ này miễn phí nhưng lại mang đến thông tin cực kỳ giá trị, đặc biệt nếu mạng xã hội là một phần quan trọng trong hoạt động content marketing của bạn.

Twitter Analytics

Twitter Analytics là một công cụ all-in-one cho phép bạn biết followers phản ứng như thế nào với content bạn chia sẻ. Bạn có thể theo dõi hiệu suất tổng thể hàng tháng của mình, phân tích từng tweet riêng biệt và có được thông tin chi tiết về những người theo dõi bạn.

Chi phí: Miễn phí.

Twitter Analytics được sử dụng nhằm các mục đích sau:

  • Đo lường mức độ tiếp xúc và mức độ tương tác. Tab Trang chủ cho bạn biết bao nhiêu:

    • Người đã xem tweet của bạn.

    • Số lần họ truy cập hồ sơ của bạn

    • Người đã follow/ unfollow bạn

    • Số lượt đề cập đến bạn

Những thống kê này giúp bạn đo lường ROI content marketing trên Twitter. Nếu bạn đang đánh mất người dùng, đã đến lúc phải thay đổi.

● Nhận được kết quả phân tích chi tiết của từng tweet. Chuyển đến tab Tweets để tìm hiểu về các tweet hàng đầu, tỷ lệ tương tác và số lần hiển thị tổng thể của bạn.

● Audience insights. Điều gì khiến audience của bạn quan tâm? Trình độ học vấn của những người theo dõi bạn ở mức nào? Họ chủ yếu là nam hay nữ? Họ có thích xem thể thao không? Hoặc có thể là phim hài? Twitter chia nhỏ insights cho bạn và điều đó cực kỳ có giá trị.

Facebook Page Insights

Với mạng xã hội lớn nhất - Facebook, việc hiểu điều phù hợp và không phù hợp với khán giả của bạn càng trở nên quan trọng. Giống như Twitter Analytics, Facebook Page Insights là nơi bạn có thể theo dõi mức độ thành công của chiến dịch và nghiên cứu hành vi của followers.

Chi phí: Miễn phí.

Facebook Page Insights được sử dụng nhằm các mục đích sau:

● Đo lường mức độ hiển thị và tương tác. Những sự tương tác (like,share, comment,...), phạm vi tiếp cận, Page Visits và Tab Visits sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về lượt xem, nhận xét và lượt chia sẻ mà bài đăng của bạn nhận được. Bạn cũng sẽ thấy paid và organic likes mà bạn đã nhận được, những bài đăng nào khiến mọi người bỏ like/theo dõi trang và fan của bạn đến từ đâu (ví dụ: trang web của bạn, Google hoặc các trang web được liên kết khác).

● Hiểu fans của bạn. Facebook Page Insights sẽ cho bạn biết khi nào những người theo dõi của bạn hoạt động tích cực nhất (để bạn có thể đăng vào thời gian “vàng”), những ai đã xem bài đăng của bạn (nam hoặc nữ, người lớn tuổi hoặc trẻ tuổi), nơi họ sống và họ nhấp vào nút nào nhiều hơn. Đảm bảo kiểm tra phần Action trên Page và tabs của mọi người.

YouTube Analytics

Có phải viewer thích từng phút trong video của bạn hay họ rời đi sau 5 giây đầu tiên? Audience mục tiêu của bạn thậm chí có biết về kênh của bạn không? Youtube analytics có thể trả lời tất cả các câu hỏi của bạn, miễn là bạn biết cách đọc biểu đồ.

Chi phí: Miễn phí.

YouTube Analytics sử dụng nhằm các mục đích sau:

● Đo lường mức độ hiển thị và tương tác. Tỷ lệ giữ chân người xem (Audience Retention), Báo cáo tương tác (Engagement Reports) và Báo cáo vị trí (Playback Location) sẽ cho bạn biết tất cả về cách viewer tiếp nhận content của bạn. Bạn không chỉ biết được có bao nhiêu người đã nhấp vào xem video mà còn biết được bao nhiêu người đã xem cho đến phút cuối, đã nhận xét hoặc chia sẻ video của bạn trên các kênh khác.

● Đo lường thời gian trên page. Watch Time Tab cho bạn biết viewer trên trang của bạn thực sự xem video của bạn bao lâu. Ngoài ra, bạn sẽ biết được họ nhấp chuột vào phút nào và điều gì đã đưa họ đến kênh của bạn (video được đề xuất, Google hoặc các nguồn khác).

2. Hootsuite

Về cơ bản, Hootsuite là sự kết hợp của các công cụ phân tích sẵn có trên Twitter, YouTube, Facebook Page, LinkedIn và Instagram được kết hợp trong một ứng dụng.

Đây là một giải pháp hoàn hảo cho những người luôn cảm thấy khá bất tiện khi phải kiểm tra 5 công cụ thống kê khác nhau để có được insight về những điều đang diễn ra.

Chi phí: Hootsuite có phiên bản miễn phí nhưng với chức năng hạn chế và cung cấp các báo cáo cơ bản. Sau khi tin tưởng sử dụng khách hàng có thể lựa chọn gói cơ bản, cung cấp nhiều phân tích đầy đủ hơn với $9,99/ 1 tháng cho 1 người dùng. Với các công ty lớn có thể lựa chọn mức giá $100/ 1 tháng phù hợp với quy mô business. Trước khi quyết định đặt hàng, bạn đều có thể đăng ký dùng thử miễn phí để kiểm tra mức độ phù hợp.

Hootsuite được sử dụng nhằm các mục đích sau:

● Đo lường social engagement. Với tất cả về lượt xem, lượt thích, lượt chia sẻ, nhận xét, lượt tweet lại và những người theo dõi mới, bạn sẽ học và nhận ra được nhiều góc độ. Bạn luôn được cập nhật liên tục vì Hootsuite cho phép bạn theo dõi mức độ tương tác real - time trên mạng xã hội.

● Theo dõi số lượt đề cập đến thương hiệu. Chỉ với một cú nhấp chuột và bạn sẽ nhận được một biểu đồ trình bày đẹp, hiển thị tất cả thông tin đề cập tới thương hiệu của bạn trong một khoảng thời gian được lựa chọn. Sử dụng Hootsuit nhìn chung sẽ giúp quản lý các kết nối business và xem mức độ đề cập về thương hiệu của bạn một cách dễ dàng.

3. HubSpot

HubSpot là một giải pháp “siêu đa dụng” dành cho các marketer. Không chỉ đem đến những phân tích, HubSpot giúp người dùng tìm ra khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng, tự động hóa marketing, quản lý khách hàng và nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Tuy nhiên, bởi vì chúng ta đang nói về việc đo lường ROI content marketing, chúng tôi sẽ bỏ qua các tính năng có phần “bay bổng” và tập trung vào vấn đề cấp thiết hơn - ROI.

Mức giá: Sau một tháng dùng thử miễn phí, bạn sẽ cần trả mức phí $200/ tháng để tiếp tục sử dụng HubSpot.

Hubspot (trong trường hợp này) được sử dụng nhằm các mục đích sau:

● Tracking SEO. HubSpot Marketing Analytics có thể đo lường và xác định các bài viết nào trên blog, landing page, email và trên mạng xã hội đang có hiệu suất tốt, theo các từ khóa cụ thể. Hubspot cũng xem xét backlinks, một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nói cách khác, mọi content bạn đăng tải đều có thể được phân tích và bạn sẽ biết chính xác content ảnh hưởng như thế nào đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

● Giám sát các lượt đề cập đến thương hiệu. HubSpot’s Social Inbox là một công cụ cho phép theo dõi các lượt đề cập đến thương hiệu cũng như các hashtag và từ khóa. Ngoài việc giải phóng bạn khỏi công việc thu thập thông tin này theo cách thủ công, tính năng này cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát việc theo dõi hiệu suất trên social media.

● Theo dõi lead. Hãy tưởng tượng rằng bạn có một bức tranh đầy đủ, chi tiết về khách hàng tiềm năng của mình. Bạn biết họ đến từ đâu, cách họ phản ứng với content của bạn, họ nhấp vào liên kết nào và họ bỏ qua những liên kết nào. Tất cả những thông tin đó đều có thể được thu thập được với HubSpot.

4. Buzzsumo

Công cụ này được thiết kế một cách đơn giản nhưng lại là một giải pháp tuyệt hảo cho cuộc sống của bạn. Dù Buzzsumo chủ yếu được sử dụng để tìm kiếm influencer, công cụ này cũng có thể được tận dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của content mà người dùng đăng tải.

Chi phí: Bạn có thể dùng thử Buzzsumo với khá nhiều chức năng một cách hoàn toàn miễn phí. Chi phí sử dụng Buzzsumo bắt đầu từ 79$/ tháng.

Buzzsumo được sử dụng nhằm các mục đích sau:

● Đo lường mức độ tương tác. Bạn có thể nhập domain của mình và tìm dạng content hoạt động tốt nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn sẽ nhận được danh sách những trang web được chia sẻ nhiều nhất chứ không thấy danh sách webpage nơi nhận được nhiều traffic nhất.

● Kiểm soát links. với tính năng View Backlinks, bạn có thể kiểm tra tất cả các backlinks của một phần content cụ thể.

● Giám sát các lượt đề cập đến thương hiệu. Với BuzzSumo, bạn có thể theo dõi các lượt đề cập thương hiệu không chỉ trên social media mà còn trên tất cả các trang web. Bạn có thể thiết lập cảnh báo và nhận thông báo mỗi khi tên của bạn (hoặc bất kỳ tên của đối thủ cạnh tranh nào) được nhắc đến trên internet.

5. Google Analytics

Google Analytics là công cụ được sử dụng phổ biến nhất cho đến nay - đặc biệt đối với những người thường xuyên làm việc với các website. Thật khó để tìm một dịch vụ có thể cạnh tranh với Google Analytics về giá cả, dữ liệu và số lượng các tính năng có sẵn.

Chi phí: hoàn toàn miễn phí.

Google Analytics được sử dụng nhằm các mục đích sau:

● Đo lường traffic. Với Google Analytics, bạn sẽ thấy số liệu truy cập hàng ngày, những trang phổ biến nhất và traffic của bạn đến từ đâu. Việc đo lường được nguồn gốc traffic đặc biệt hữu ích nếu người dùng đang thực hiện chiến dịch email marketing, guest post hay social media.

● Đo lường Bounce Rate. Đây là một metric tốt khi đo lường về mức độ hấp dẫn content của bạn. User có thể sử dụng metric này để xác định phần content nào không thu hút người xem, từ đó nỗ lực cải thiện content của mình.

● Đánh giá ROI. Google Analytics sẽ giúp người dùng biết được mỗi bước chuyển đổi sẽ đáng giá bao nhiêu. Khả năng xác định giá trị của từng mức độ chuyển đổi cụ thể trong Google Analytics là vô cùng hữu ích. Tìm kiếm, bổ sung các giá trị vào chuyển đổi của bạn trong Google Analytics và thế là bạn sẽ có data phù hợp, thuyết phục để hỗ trợ các nỗ lực marketing của mình.

Về AppROI.co

AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác lớn