Marketer ACCESSTRADE Vietnam
ACCESSTRADE Vietnam

Marketing team @ ACCESSTRADE Vietnam

Nắm chắc 5 xu hướng phát triển Mobile App Marketing năm 2022

Sự xuất hiện và bùng nổ của thế hệ di động thông minh trở thành mũi tên dẫn hướng cho sự phát triển của toàn bộ nền công nghiệp. Theo Google, 80% người dùng smartphone có khả năng chốt đơn cao từ các công ty có ứng dụng dành cho thiết bị di động. Statista đã dự đoán rằng năm 2022, chi tiêu của người dùng sẽ tăng đến 157 tỷ USD và không có dấu hiệu dừng lại. Nắm chắc xu hướng phát triển Mobile App Marketing giúp marketer và doanh nghiệp có những chiếc lược đúng đắn hơn.

Thương mại di động - trọng tâm của thị trường

Khởi đầu với tiếp thị SMS (Dịch vụ nhắn tin ngắn) vào những năm 2000, mobile marketing ngày nay đã trở thành một chiến lược tiếp thị đa kênh. Các chuyên gia nhận định thương mại di động sẽ còn phát triển vượt bậc trong vài năm tới, với ngân sách quảng cáo trên thiết bị di động dự kiến sẽ lan sang các nền tảng thương mại xã hội khác vào năm 2022. Với nhiều chiến lược tiếp cận các đối tượng mục tiêu trên smartphone, website, email, các nền tảng mạng xã hội và đặc biệt là trên mobile app sẽ được đẩy mạnh trong những năm tiếp theo. Theo báo cáo Global Media, khoảng 55% ngân sách được phân bổ cho quảng cáo kỹ thuật số hiện được chi cho quảng cáo trên thiết bị di động và con số này dự kiến sẽ đạt khoảng 65% vào năm 2022.

Sự góp mặt của Influencer Marketing trong Mobile App Marketing

Theo một báo cáo từ Influencer Marketing Hub, năm 2016 ngành Influencer Marketing đạt tổng doanh thu 1.7 tỷ USD toàn cầu, và sau hơn 6 năm đã tăng trưởng hơn 700% (so với năm 2016), chạm mốc 13.8 tỷ USD. Chỉ riêng trong năm 2021, ngành đã tăng trưởng đến 42%, từ 9.7 tỷ USD (2020) chạm ngưỡng 13.8 tỷ USD.

28% các công ty xem Influencer Marketing là kênh thu hút khách hàng trực tuyến nhanh nhất, bỏ xa các kênh khác như tìm kiếm tự nhiên và tìm kiếm trả phí hay Email Marketing.

Influencer Marketing trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển Mobile App Marketing, do đó các công ty lớn nhỏ đang tích cực phân bổ ngân sách cho Influencer Marketing trong kế hoạch tiếp thị của họ. Việc sử dụng điện thoại sẽ không ngừng phát triển mà chỉ có xu hướng ngày một tăng. Hơn nữa trong đại dịch, influencer đã chính thức ra “sân” một cách ngoạn mục, gây ảnh hưởng trực tiếp phần lớn đến hành vi của người dùng. Người dùng bị thu hút và lắng nghe những người có sức ảnh hưởng nhiều hơn trước khi quyết định sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Năm 2022 và kể cả những năm tiếp theo, các doanh nghiệp sẽ sử dụng Influencer Marketing trở thành một phần không thể thiếu trong chiến dịch tiếp thị cho ứng dụng di động của họ.

Mobile Streaming - miền đất hứa cho phát triển mobile marketing

Livestream không còn quá xa lạ trên Internet, nhưng lĩnh vực này chỉ mới bắt đầu trở thành lựa chọn phát triển tiềm năng của các Marketer trên thế giới. Nếu như trước đây, livestream chỉ thường được dùng để truyền tải nội dung liên quan tới gaming, nhưng hiện giờ đang được áp dụng nhiều vào các nội dung giải trí, thương mại điện tử nhiều hơn đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua.

Tại Trung Quốc, livestream sớm đã được phủ trên mọi mặt trận của những nền tảng số nội địa. Theo báo cáo của iiMedia Research Group, lĩnh vực livestream tại Trung Quốc đã có mức doanh thu 61 tỷ USD trong năm 2019. Con số này trong năm 2020 là 136 tỷ USD. Livestream hiện chiếm khoảng 7% trong cơ cấu doanh thu 867 tỷ USD của cả ngành thương mại điện tử tại Trung Quốc và được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử cũng không thể bỏ qua miếng bánh ngon này, chớp lấy thời cơ tham gia thị trường công nghệ ảo - livestream gia tăng doanh số bán hàng online trong đợt dịch. Sàn thương mại điện tử Lazada với chiến dịch “An tâm mua sắm tại nhà" hay sàn Shopee “ Ở nhà không khó - Có Shoppe lo" được phát vào những khung giờ vàng nhiều thể loại nội dung như săn quà, trò chơi quay số trúng thưởng, trò chuyện cùng các chuyên gia, người nổi tiếng thu lại những kết quả vô cùng ấn tượng và trở thành một giải pháp thu hút và giữ chân người dùng trên nhiều nền tảng ứng dụng.

AI & Voice Technology - chìa khoá cho sự cải tiến

Công nghệ AI và sử dụng giọng nói không còn quá xa lạ với các nền tảng ứng dụng. Vài năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo và công nghệ giọng nói trở thành bước tiến lớn trong sự phát triển Mobile App Marketing. Sự phát triển của kỹ thuật số - trí tuệ nhân tạo AI đã giúp gã khổng lồ Amazon phân tích hành vi mua hàng, phân tích dữ liệu người dùng đưa đến họ những sản phẩm thông tin đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và việc ứng dụng chatbot trong các chiến dịch tiếp thị cũng mang lại nhiều lợi ích khác nhau đặc biệt mang lại sự hài lòng cho người dùng một trải nghiệm, trả lời câu hỏi nhanh chóng, từ đó sự tin tưởng và yêu mến doanh nghiệp sẽ lưu lại trong mỗi người dùng.

Hơn nữa sự phát triển của công nghệ giọng nói đang càng ngày xuất hiện trên nhiều nền tảng ứng dụng. Ví dụ như Alexa của Amazon, Siri của Apple và Trợ lý Google trở thành một sự tiện lợi giúp con người tạo kế hoạch, đặt lịch hẹn, liên lạc, tìm kiếm thông tin trên chính chiếc điện thoại hay TV thông minh. Tháng 11, năm 2020 hai công nghệ này được định giá khoảng 2 tỷ đô và có khả năng đến 40 tỷ đô la vào năm 2022, tăng trưởng gấp 20 lần chỉ trong vòng 2 năm (theo báo cáo từ Global Media).

Các giải pháp mobile marketing bắt đầu gây được tiếng vang

Mobile app không phải là mảnh đất màu mỡ chỉ có lợi nhuận, tăng trưởng và doanh thu. Đó là bài toán giữa mối quan hệ phức tạp giữa bộ ba "nhà cung cấp - ứng dụng - người dùng" mà doanh nghiệp cần giải quyết.

Theo thống kê của iPrice Group, khoảng gần một nửa số người tiêu dùng ở Đông Nam Á đã gỡ cài đặt app thương mại điện tử, trong đó tỷ lệ gỡ cài đặt của Việt Nam là cao nhất, lên đến 49%. Thực chất, đây không hẳn là một chỉ số tiêu cực, mà nó còn phản ánh tính chọn lọc và cạnh tranh giữa thị trường mobile app. Người dùng có những tiêu chuẩn riêng, giới hạn riêng và ngay cả khoảng trống dung lượng trong điện thoại của họ cũng thế. Chúng ta có thể mất vài năm để xây dựng, nhưng người dùng chỉ cần một giây để gỡ app.

Sự ra đời của các đơn vị chuyên cung cấp giải pháp phát triển mobile app giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng và giữ chân người dùng ứng dụng. Với lợi thế am hiểu về thị trường, xu hướng cùng nguồn data hữu ích, các đơn vị này cung cấp cho từng doanh nghiệp hướng đi phù hợp hơn. Báo cáo của AppsFlyer mới đây thể hiện rõ nét sự tăng trưởng mới mẻ của các doanh nghiệp tại thị trường tiếp thị cho ứng dụng di động khu vực Đông Nam Á, bằng chứng là sự có mặt của ACCESSTRADE Việt Nam ở vị trí top 5 nền tảng marketing di động hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Sở hữu lợi thế hệ sinh thái độc quyền gồm hơn 1,000 thương hiệu với hơn 74 triệu SKUs và đa dạng dịch vụ tiện ích (thanh toán hoá đơn, thanh toán tiện ích, ăn uống, du lịch, xem phim, mua sắm, quà tặng, đổi thưởng,...) sẵn sàng tích hợp với nền tảng app của mọi doanh nghiệp, mô hình CPR của ACCESSTRADE giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.

Khách hàng hài lòng sẽ giúp doanh nghiệp lan truyền người dùng mới, CPR giúp tối ưu hiệu quả kênh giới thiệu Referral/ MGM (Member Get Member). Với lợi thế có sẵn gần 1, 5 triệu Publisher đang hoạt động, chiến dịch MGM tạo ra một tác động lan truyền mạnh mẽ, khi mỗi Publisher là cầu nối để nhiều người quen của họ biết đến ứng dụng của doanh nghiệp, và rất có thể sẽ là người dùng ứng dụng này.

Việc lọt top 5 nền tảng marketing di động khu vực Đông Nam Á ngoài từ sự tăng trưởng vượt bậc của ACCESSTRADE còn đến từ những thành tựu mà đơn vị này mang lại cho các nhãn hàng đang muốn phát triển mobile marketing. Chỉ riêng trong năm 2021, ACCESSTRADE mang lại cho các doanh nghiệp đối tác 80 triệu lượt nhấp chuột, 22 triệu lượt install app cùng hơn 1 triệu đơn hàng cho mobile app.

Để sở hữu những giải pháp hiệu quả cho chiến dịch Mobile App Marketing tiếp theo, các doanh nghiệp có thể đăng ký và nhận thông tin thêm với ACCESSTRADE tại ĐÂY!