Marketer Marketer UpBase
Marketer UpBase

Social Media Marketing Specialist @ Upbase

Bắt đầu bán hàng trên Shopee/Lazada – Tại sao lại từ 0 đến 1?

Đặt tên từ 0 đến 1 bởi theo UpBase. Khó khăn nhất khi bán hàng trên sàn của Startup hay Doanh nghiệp là từ chưa có gì đến những kết quả đầu tiên. Khi đã có kết quả đầu tiên ( là 1) bạn có thể dễ dàng tới 10, đến 100,…..

Xây dựng 1 gian hàng/nhãn hàng thành công sẽ khó khăn và lâu hơn xây dựng 1 sản phẩm thành công rất nhiều. Vậy thì tập trung cho 1 sản phẩm thành công bạn sẽ dễ dàng đạt được sản phẩm thứ 2,3,4…,n. Từ đó từng bước xây dựng một gian hàng phát triển bền vững.

UpBase hiện không có số liệu rõ ràng về việc Thương mại điện tử Việt Nam đang ở giai đoạn nào. Nhưng chắc chắn rằng, đã qua giai đoạn ăn xổi đăng sản phẩm là có đơn rồi. Thời điểm này cần chuyên nghiệp và tập trung. Nhà bán hàng khi đã tham gia cần coi trọng và đầu tư nghiêm túc, có kế hoạch dài hạn.

Bắt đầu bán hàng trên Shopee/Lazada – Chọn sản phẩm bắt đầu từ đâu?

Bạn có thể bắt đầu từ 1 ngành hàng, ngành hàng con hoặc từ thị trường ngách nào đó. Với ngành hàng thì không có gì để nói. Bạn có thể xem Danh mục của sàn. Lựa chọn theo sở thích, những mối quan hệ của mình có lợi thế với ngành hàng nào, mình có hiểu biết về ngành hàng nào những vấn đề này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho bạn trong tương lai.

Tuy nhiên ngành hàng/ ngành hàng con bây giờ quá lớn để bắt đầu. Bạn sẽ vấp phải vấn đề cạnh tranh với các ông lớn (nhiều tiền, nhiều hàng, nhận diện tốt, giá nào cũng chơi được) và khó để khách hàng đón nhận với 1 gian hàng/ nhãn hàng mới. Thị trường ngách là một khởi đầu hoàn hảo cho bạn.

Thị trường ngách (Niche) là gì?

Theo Wikipedia. Thị trường ngách (Niche) là 1 phân khúc của thị trường lớn hơn, nó có thể 1 phân khúc thị trường đã từng hoặc chưa từng được khai phá. Chọn được thị trường ngách là chiến lược hiệu quả nhất để cạnh tranh với những đối thủ đang khai thác thị trường lớn hơn (ngành hàng/ ngành hàng con).

Một số cách phổ biến để xác định thị trường ngách (Niche):

  1. Giá: Xa xỉ, Outlet
  2. Nhân khẩu học: Giới tính (Nam,nữ,LGBT), Độ Tuổi (Sơ sinh, học sinh, trưởng thành, trung niên, cao tuổi), mức độ thu nhập , trình độ học vấn
  3. Chất lượng sản phẩm: Cao cấp, Handmade, OCOP, Organic, Phổ thông
  4. Sở thích: gaming, DIY, cắm trại, thú cưng, etc
  5. Thế hệ: Baby Boomer, Gen X, Millenium, GenZ

Làm thế nào để đánh giá thị trường ngách (Niche) có tiềm năng không?

  • Lên sàn TMĐT: tìm kiếm về Niche đó và thống kê lại lượt bán của đối thủ, gian hàng tương tự. Nên thủ công để hiểu hơn về thị trường, ngoài ra bạn có thể dùng tool.

  • Chạy thử trước khi đầu tư: Nhập 1 số lượng nhỏ hàng về với nhãn hiệu khác hoặc OEM để test phản ứng của thị trường với sản phẩm, Niche này. Bạn cũng có thể nhập 1 số lượng mẫu về và gửi cho những người có tầm ảnh hưởng trong niche đó và xin nhận xét của họ về sản phẩm.

  • Đào sâu vào niche của bạn: Tìm hiểu thông tin về niche đó, insight của đối tượng. Tìm kiếm thông tin trên mạng, blog, facebook, tiktok, insta, youtube, podcast, offline, follow những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng đó,…. Hãy hiểu sâu nhất có thể, nó sẽ là lợi thế cho bạn trong lựa chọn sản phẩm sau này.

4 Loại thị trường bạn có thể chọn để bắt đầu công việc kinh doanh

  • Thị trường hiện tại (Existing Market): Thị trường mà đối thủ và khách hàng đã được xác định rõ.

  • Thị trường đã được phân chia (Resegmented Market): Thị trường đã được thống trị bởi 1 hoặc 1 vài đối thủ

  • Thị trường mới (New Market): Thị trường mà đối thủ không tồn tại và rất khó để xác định khách hàng

  • Thị trường sao chép (Clone Market): Dựa trên mô hình KD thành công trước đó, bạn sẽ sao chép ra một mô hình mới/sang một địa điểm mới(Cần có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế như đặc điểm con người, văn hoá bản địa.)

Trong bài viết này, UpBase sẽ nói về cách lựa chọn sản phẩm cho thị trường hiện tại.

Thị trường hiện tại/hiện hữu

Thị trường hiện tại/hiện hữu là thị trường bạn đã biết rõ về người dùng, độ lớn thị trường, các đối thủ cạnh tranh. Trong thị trường này, người dùng đã chi tiêu cho những sản phẩm/ dịch vụ tương tự với thứ bạn định cung cấp. Họ vẫn luôn mong muốn được phục vụ tốt hơn, vì vậy hiệu suất và tính năng sản phẩm là quan trọng nhất.

Ví dụ, Bee vẫn nhảy vào thị trường vận chuyển hành khách ngay cả khi biết rõ khách hàng đã có sẵn nhiều sự lựa chọn như Grab, GoViet…

Ngắn gọn thị trường hiện tại là nơi mà đối thủ, khách hàng, sản phẩm đã được định rõ. Tuy nhiên chưa có đối thủ nào thống trị được thị trường và nó vẫn còn đang rất phân mảnh.

Kinh doanh thì phải win từ sản phẩm bán mới thúc đẩy dễ dàng được. Vậy làm sao để win từ sản phẩm?

Đối thủ hiện tại –> Khoảng trống (Đây chính là cơ hội) –> SKU mới chất lượng hơn, hoặc chất lượng đột phá.

Các bước để lựa chọn thị trường phù hợp

Bước 1: Liệt kê danh sách 20+ sản phẩm trong Niche bạn chọn

Liệt kê danh sách 20+ sản phẩm trong Niche bạn chọn. UpBase sẽ không nói nhiều về phương pháp liệt kê. Nếu bạn đã tìm hiểu và “nằm vùng” về Niche này, bạn có thể liệt kê được nhiều hơn 20 sản phẩm.

Bước 2: Liệt kê 5+ sản phẩm tương tự

Liệt kê 5+ sản phẩm tương tự cho mỗi sản phẩm được liệt kê ở bước 1. Sản phẩm tương tự là sản phẩm có cùng tính năng chính, là những sản phẩm của những đối thủ đang bán trên thị trường.

Bước 3: Đánh giá lợi thế cạnh tranh

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của những sản phẩm tương tự

  1. Sản phẩm: Chất lượng, nguồn gốc, tính năng đặc biệt,…
  2. Trang bán hàng: Tiêu đề, hình ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm, các loại hình khuyến mãi họ đang chạy, các kênh quảng cáo họ đang chạy
  3. Đánh giá (Reviews): Số lượng reviews, review xấu khách hàng chê gì (đây là cái mình có thể cải thiện), review tốt khách hàng khen gì (đây là cái mình phải có để cạnh tranh)
  4. Đánh giá doanh số trong tháng của sản phẩm

Đánh giá sơ bộ Lợi nhuận gộp của sản phẩm thông qua giá bán lẻ hiện tại và giá nhập dự kiến (có thể dùng 1 số bên như Alibaba, 1688 để dự kiến tương đối)

Bước 4: Phân loại sản phẩm

Dựa vào danh sách 20+ sản phẩm và danh sách sản phẩm tương tự. Hãy phân loại sản phẩm theo 3 tiêu chí sau:

  1. Mức độ cạnh tranh thấp: Sản phẩm còn nhiều tính năng có thể nâng cấp (làm tốt hơn), sản phẩm thay thế chưa cao, trang bán hàng có nhiều yếu tố chưa tối ưu (có thể làm tốt hơn), Số lượng reviews, lượt bán không quá lớn
  2. Thị trường doanh số lớn
  3. Lợi nhuận gộp tối thiểu 35%

Bước 5: Sắp xếp thứ tự sản phẩm

Lên thứ tự sản phẩm ưu tiên dựa trên năng lực của bản thân.

(Còn tiếp phần 2)