Data.ai Report: TikTok ghi nhận kỷ lục hơn 840 triệu USD chi tiêu ứng dụng trong Quý 1/2022

TikTok đã đạt cột mốc lớn khi ghi nhận giá trị chi tiêu trong suốt vòng đời khách hàng lên tới 3,7 tỉ USD cho đến ngày 31/3/2022. Đây cũng là con số chi tiêu được ghi nhận cao nhất từ trước tới nay cho một ứng dụng, trò chơi.

Ra mắt lần đầu vào tháng 4/2014, và chỉ sau 8 năm, Tik Tok đã chứng tỏ mình là một “chiến binh toàn cầu”. Sự vươn lên của Tik Tok bắt đầu từ năm 2018 khi họ mua lại Musical.ly và thiết lập kỷ lục toàn cầu mới trên điện thoại – gần đây nhất là kỷ lục về tổng chi tiêu tiêu dùng trong quý 1/2022.

Nguồn: Data.ai

Yếu tố chính giúp TikTok vươn lên dẫn đầu là chiến lược tiền tệ hoá của họ. TikTok chủ yếu kiếm tiền thông qua quảng cáo – các nội dung thu hút sự chú ý là yếu tố quan trọng cho thành công này. Ngoài quảng cáo in-app, TikTok còn sử dụng tính năng tương tự hệ thống tiền boa của Twitch để kiếm tiền. Coin là loại tiền tệ của TikTok. Người hâm hộ có thể mua quà bằng coin và tặng nó cho người sáng tạo nội dung mà họ yêu thích.

Người sáng tạo nội dung cũng có thể mua coin để sử dụng các công cụ như Promote tool – nơi cho phép họ lựa chọn một video để quảng bá nhằm tăng lượng like hay người theo dõi. Với một số lượng coin nhất định, nhà sáng tạo nội dung có thể thiết lập ngân sách ưu đãi, thời gian, mục tiêu cũng như đối tượng.

Chi tiêu tiêu dùng toàn cầu của TikTok tăng 40% qua mỗi quý kể từ quý 4/2021

TikTok giữ vị trí thứ 1 về chi tiêu tiêu dùng trong số toàn bộ các ứng dụng và game trong quý 1/2022 và quý trước đó – trở thành ứng dụng đầu tiên đánh bại game về chi tiêu trong quý 4/2021 và quý 1/2022.

Nguồn: Data.ai

Hơn nữa, tổng chi tiêu toàn cầu của TikTok trong quý 1/2022 đánh dấu con số lớn nhất, hơn bất cứ ứng dụng hay game nào. Chi tiêu toàn cầu của ứng dụng vượt mốc 840 triệu USD, cú nhảy vọt tới 40% từ quý 4/2021. Mỹ là một trong những động lực chính của sự tăng trưởng này với mức chi tiêu tăng tới 125% trong quý 1/2022, so với quý trước đó.

Mỹ đứng đầu tính theo chi tiêu cho TikTok trong quý 1/2022, đóng góp 37% tổng chi tiêu toàn cầu. Trung Quốc đứng thứ 2 khi đóng góp 26%.

Ngoài Mỹ và Trung Quốc, các thị trường chi tiêu nhiều cho TikTok trong quý 1/2022 bao gồm Kuwait, Đức, Ả Rập Xê Út, Anh, Nga, Nhật, Pháp và Ý.

Số người dùng active toàn cầu trong quý 1/2022 của TikTok đạt gần 1,6 tỷ

TikTok đứng vị trí thứ 2 về lượt tải, thứ nhất về chi tiêu và thứ 5 về số người dùng active trung bình mỗi tháng trong quý 1/2022. Số người dùng active trung bình mỗi tháng của TikTok được dự đoán sẽ vượt 1,5 tỷ trong năm 2022, và chỉ sau 1 quý đầu tiên của năm, TikTok đã “phá vỡ” dự đoán đó.

TikTok không chỉ có số lượng người dùng gia tăng, lượng người dùng còn tương tác nhiều hơn với ứng dụng – số người dùng ngoài Trung Quốc dành tới trung bình 19,6 tiếng một tháng sử dụng ứng dụng trong suốt năm 2021. Con số này tương đương với Facebook (ứng dụng social đứng thứ 1 về thời gian sử dụng trên toàn cầu trong năm 2021). Tốc độ tăng trưởng của TikTok không thể đánh bại, tăng tới 4,7 lần chỉ trong 4 năm. Năm 2018, số thời gian sử dụng trung bình mỗi người dùng chỉ là 4,2 tiếng.

Nguồn: Data.ai

TikTok tiếp tục mở rộng khả năng của họ – xoá nhoà ranh giới giữa social, video streaming và âm nhạc, mang lại lượng người dùng mới và cung cấp tính năng mới để tăng tỷ lệ giữ chân người dùng hiện tại.

Tháng 3/2022, TikTok mở rộng tính năng thử nghiệm Stories vốn đã được bắt đầu từ mùa hè năm 2021. Trong cùng tháng đó, TikTok ra mắt SoundOn, cho phép nhạc sĩ tải và kiếm tiền từ âm nhạc – xâm lấn vào địa phận của các ứng dụng music streaming như Spotify và Apple Music.

Theo báo cáo State of Media & Entertainment, Spotify đứng vị trí thứ nhất về số lượt tải toàn cầu trong năm 2021, sau đó là nền tảng music streaming Resso của ByteDance (công ty mẹ của TikTok). Điều này đánh dấu cam kết về khai thác âm nhạc và streaming của TikTok.

Kênh truyền thông tiềm năng hiệu quả với 74% tỉ lệ người dùng ứng dụng hàng ngày tại Việt Nam

Không giống với cách các nền tảng mạng xã hội khác, nơi quyết định các nội dung “go viral” dựa phần lớn vào độ phổ biến của người đăng, TikTok đã xác nhận rằng mức độ người theo dõi không ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng.

Về cơ bản, người dùng hoàn toàn có khả năng sở hữu video hàng triệu view chỉ trong vòng 1 ngày sau khi đăng tải. Điều này tạo nên môi trường công bằng đối với mọi nhà sáng tạo, hoàn toàn khác biệt so với Facebook khi các thông tin từ các nhân vật, page nổi tiếng sẽ được ưu tiên hiển thị trên newfeed của người dùng.

Nguồn: TikTok

Nhờ vào nguồn sáng tạo đa dạng, thương hiệu và các đơn vị cũng dễ dàng hơn để tạo nên những chiến dịch xu hướng, tạo được tính lan truyền cao với một mức chi phí tiết kiệm đáng kể. Đây cũng là nền tảng thu hút được đông đảo các nhà sáng tạo nội dung ở mọi lứa tuổi, ngành nghề.

TikTok vẫn còn nằm trong giai đoạn khởi đầu với rất nhiều những cập nhật và thay đổi thú vị, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh. Bản thân TikTok và TikTok For Business vẫn còn quá mới đến nỗi chưa có một công thức hay một gợi ý chắc chắn nào.

Nhìn chung, không có gì thay thế cho việc xắn tay áo lên và thử tiếp thị TikTok cho chính bạn. Nếu bạn chưa có, hãy tải xuống ứng dụng, xem qua một số video và xem liệu nó có phù hợp với chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp bạn hay không.

Giải pháp là gì? Truy cập vào nền tảng, bắt đầu xem nội dung và sáng tạo. Không có quy tắc nào được nêu ra, vì vậy hãy thử những điều mới và xem nó dẫn bạn đến đâu.

Tải xuống báo cáo phiên bản đầy đủ tại đây.

Chin Media là agency chuyên về hoạch định chiến lược và cung cấp các giải pháp Digital Marketing.

Chin Media
* Nguồn: Data.ai