Chiến lược xây dựng thương hiệu vượt thời gian của Nike

Nhắc đến Nike, dòng chữ “Just do it” hay giày thể thao Air Jordan với hình ảnh vận động viên nổi tiếng và biểu tượng swoosh sẽ xuất hiện ngay trong tâm trí bạn. Nhưng những chiến lược đó có phải là tất cả mà Nike đang làm để Marketing cho thương hiệu? Hay có một chiến lược nào khác mà chúng ta không nhận ra? Có thể nói chiến lược của Nike không thực sự là một chiến lược. Mà có thể hiểu đơn giản Nike cung cấp cho khách hàng những giá trị thực sự.

(Nguồn: La Tercera)

Chiến lược Marketing đầu tiên của Nike

Bill Bowerman là một huấn luyện viên điền kinh, đồng thời, ông là một trong những người đồng sáng lập Nike. Vào giữa những năm 1970, ông bắt đầu thử nghiệm với nhà máy bánh quế của vợ mình để thiết kế ra một loại giày chạy bộ với đế tốt hơn thị trường hiện tại. Sau đó, ông đã sử dụng thiết kế đó để tạo ra chiếc giày Nike đầu tiên thường được gọi là "Nike Moon shoe". Đó là bước đầu tiên đưa mà ông Nike lên bản đồ các thương hiệu về giày. Sự nghiên cứu của Bill đã thực sự đưa môn chạy bộ thoát trở nên rõ ràng và trở thành sự quan tâm của công chúng.

(Nguồn: Starting Business)

Sau khi quan sát câu lạc bộ chạy bộ ở New Zealand, Bill bắt đầu hiểu giá trị của việc chạy bộ như một thói quen thể dục hữu ích. Ông bắt đầu viết các bài báo và sách về chạy bộ như một phần của tập thể dục. Từ cuốn sách nhỏ dài ba trang đến cuốn sách 90 trang về hướng dẫn chạy bộ mà ông viết cùng với một bác sĩ tim mạch giàu kinh nghiệm.

Ngoài ra ông còn kết hợp với các vận động viên chuyên nghiệp. Chính những điều này của ông đã truyền cảm hứng cho xu hướng chạy bộ vào những năm 1970 và nhãn hàng Nike được hưởng lợi từ đây.

Đây có phải là kết quả của một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Câu trả lời có lẽ là sự kết hợp của cả hai.

1. Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu

Khách hàng hứng thú với những sản phẩm với chất lượng tuyệt vời và đem lại lợi ích cho họ. Giày Nike Moon đã làm được điều này khi khách hàng bắt đầu hiểu về chạy bộ và những lợi ích của nó đối với sức khỏe. Mục tiêu của Bill không phải là bán giày, ông ấy chỉ đơn giản là quảng cáo thứ mà ông tin tưởng. Đây có vẻ không phải là một chiến lược tiếp thị, nhưng nó thực sự hiệu quả đối với thương hiệu giày Nike.

2. Tạo chiến lược dựa trên nhu cầu thực

Ban đầu đối với khách hàng của Nike, nhu cầu của họ chính là chạy bộ một cách tốt hơn để có vóc dáng đẹp. Do đó, chạy bộ đã trở nên phổ biến đối với vận động viên và cả trẻ em vào những năm 1970. Họ quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe tim mạch. Một khi xu hướng lan rộng, nhu cầu thay đổi bản thân và từ đó "giày chạy bộ" đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi người.

3. Tin vào sản phẩm bạn đang bán

Mục tiêu duy nhất của ông ấy là quảng bá môn chạy bộ mà ông tin tưởng. Là một nhà làm Marketing, chúng ta có nên tin vào sản phẩm và ý tưởng mà chúng ta đang bán không? Câu trả lời chắc chắn là có. Đối với Bowerman, sự tin tưởng làm cho việc quảng bá sản phẩm của ông trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ông đang Marketing mà không hề nhận ra mình đang định làm gì.

Chiến lược tiếp thị của Nike đã phát triển như thế nào

1. Nắm bắt các công nghệ mới

Mặc dù chiến lược Marketing ban đầu của Nike tập trung ở các ấn phẩm in ấn như báo chí. Nhưng sau đó, Nike đã tiếp tục thống trị các phương tiện khác, như truyền hình trong những năm 80 và 90. Và cuối cùng là thông qua các nền tảng truyền thông xã hội hiện đại ngày nay.

(Nguồn: Saga.vn)

2. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trước đây, Nike chỉ theo đuổi những đối tượng mới và hào nhoáng. Còn hiện tại,họ đã nhanh chóng chinh phục các phương tiện mạng xã hội bởi vì đây là nơi có nhiều khách hàng tiềm năng. Nike cũng luôn đảm bảo rằng mọi thứ họ đăng tải đều cung cấp giá trị cho khách hàng. Thay vì những lời bán hàng trực tiếp, Nike chia sẻ những thông điệp động viên.

(Nguồn: Marketing week)

3. Tạo nội dung hấp dẫn

Cho dù đó là trên blog, mạng xã hội, nền tảng video hay báo chí, nội dung bạn tạo ra đều phải hấp dẫn được khách hàng. Bạn phải giúp khách hàng của bạn có được những trải nghiệm tốt hơn những gì họ mong muốn. Nếu bạn không chắc về nhu cầu thực sự của khách hàng, hãy xem xét mọi thứ, từ nghiên cứu từ khóa đơn giản đến khảo sát để hiểu rõ hơn về nội dung mà bạn có thể tạo mà họ sẽ thấy có giá trị. Quá trình này sẽ cung cấp cho bạn một hình dung tốt về cách bạn có thể thực hiện quy trình quảng bá thông qua nội dung này.

(Nguồn: Sage.edu.vn)

Nguồn: Asdplus