Marketer ACCESSTRADE Vietnam
ACCESSTRADE Vietnam

Marketing team @ ACCESSTRADE Vietnam

Tiến hóa của mô hình doanh nghiệp D2C trong thời đại E-commerce

Việc thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên phổ biến khiến khách hàng cảm thấy tự do hơn khi được mua sắm online. Điều này dẫn đến xu hướng bán hàng online theo đường thẳng từ chủ doanh nghiệp tới khách hàng, đồng thời tạo nên làn sóng làm thay đổi ngành công nghiệp TMĐT. Vì nhu cầu biến hóa không ngừng của người dùng cuối (end user), doanh nghiệp buộc phải theo đuổi mô hình bán hàng trực tiếp D2C.

Mô hình bán hàng trực tiếp D2C là gì?

D2C là viết tắt của Direct-to-consumer (trực tiếp đến khách hàng), nghĩa là doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm tự phân phối trực tiếp sản phẩm đó tới khách hàng mà không cần đại lý hay bên trung gian thứ 3. Mô hình này hay ở chỗ, doanh nghiệp có thể trực tiếp chạm đến khách hàng mà không bị can thiệp, và được toàn quyền thu thập, kiểm soát, xử lý data khách hàng.

Nghiên cứu cho thấy, có tới 51% người dùng công nhận tầm quan trọng của các trải nghiệm cá nhân hóa thông qua các kênh digital khác nhau của thương hiệu. Vì thế, website hoặc quảng cáo qua mạng xã hội là những kênh mà doanh nghiệp D2C hoàn toàn nên tận dụng để bán sản phẩm tới người dùng cuối, và trực tiếp bỏ qua các bước trung gian.

Nhờ đó, các doanh nghiệp áp dụng D2C có thể tiết kiệm một khoản chi phí lớn mà còn kiểm soát được từ đầu đến cuối quá trình sản xuất, phát triển, marketing và phân phối sản phẩm. Khách hàng cũng sẽ cảm thấy được kết nối hơn với thương hiệu, khi insight của họ được thương hiệu trực tiếp thu thập và xử lý, thay vì bị trôi vào các công ty hay đại lý trung gian không thể khắc phục hay tối ưu sản phẩm.

Biểu đồ tăng trưởng lượng người mua trực tiếp qua các kênh digital tại Hoa Kỳ từ 2017-2021

Marketing thế nào để doanh nghiệp D2C bứt phá trên thị trường TMĐT

Việc cắt giảm toàn bộ các khâu trung gian mang lại nhiều lợi ích và tiết kiệm chi phí, nhưng đồng thời doanh nghiệp phải suy nghĩ về một vấn đề mới: Marketing làm sao để từ thương hiệu đến được với người dùng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Có hai phương thức hữu ích mà doanh nghiệp D2C có thể tận dụng là Social Marketing và Affiliate Marketing.

Social Marketing - quảng cáo qua mạng xã hội - không còn là cách thức tiếp thị xa lạ với đại đa số doanh nghiệp. Những nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram có lượng người dùng khổng lồ, cộng thêm các công cụ hỗ trợ thương mại tân tiến khiến chúng trở thành một trong những mắt xích không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp D2C lớn nhỏ.

Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, khách hàng nhận biết các thương hiệu D2C qua Facebook chiếm 44%, tỉ lệ này lần lượt là 31% và 28% qua Youtube và Instagram. Hầu như tất cả các thương hiệu và doanh nghiệp, cho dù có buôn bán qua mạng xã hội hay không thì cũng đều sở hữu ít nhất một tài khoản để tăng nhận diện thương hiệu.

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của social platforms - các nền tảng mạng xã hội. Nhưng chi phí dành cho social marketing cũng không hề rẻ, nhất là đối với những doanh nghiệp, thương hiệu mới. Hiệu quả đầu tư cho việc marketing thông qua các kênh mạng xã hội cũng khó đảm bảo.

Lúc này, các doanh nghiệp D2C có thể sử dụng phương thức Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết. Với mô hình tiếp thị liên kết, nhãn hàng tận dụng được nguồn tài nguyên là hàng triệu Publisher (nhà phân phối) quảng bá và bán hàng, và chỉ cần trả cho họ khoản tiền hoa hồng hợp lý trên mỗi đơn hàng đã bán thành công.

Mạng lưới Publisher rộng lớn với đa dạng các models Publisher như review website, data segment, Influencer, comparison website, mega traffic website… giúp doanh nghiệp theo đuổi mô hình D2C dù chỉ chọn một kênh duy nhất là Affiliate Marketing vẫn có thể nối dài cánh tay bao trùm mọi kênh trên hành trình khách hàng, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và thúc đẩy việc “chốt đơn”.

Affiliate Marketing tiết kiệm cho doanh nghiệp D2C rất nhiều thời gian và và chi phí khi giải quyết được hai bài toán khó nhằn là nhân lực và uy tín. Bởi không phải công ty nào cũng có thể tự mình len lỏi vào cuộc sống và chăm sóc từng khách hàng một, và cũng rất khó để khách hàng có thể tin tưởng một mặt hàng nhất định, nếu không có người giới thiệu cho.

Doanh nghiệp D2C muốn ứng dụng Affiliate Marketing có thể hợp tác với một bên thứ 3 cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết uy tín. Bên thứ 3 này cần có một nền tảng tốt với khả năng thống kê đơn hàng, data khách hàng, tính toán hoa hồng hiệu quả và liên tục. Đồng thời, độ lớn của mạng lưới Publisher là một trong những yếu tố chính các doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

Nền tảng Affiliate Marketing uy tín dành cho D2C tại Việt Nam

Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng thành công sang D2C nhờ sự hỗ trợ đắc lực từ Affiliate Marketing, nổi bật là những cái tên như thương hiệu khẩu trang Wakamono, Siro Cá Mập hay Gia dụng Kalite.

Sau 2 tháng hợp tác với ACCESS D2C (giải pháp triển khai bán hàng trực tiếp đến người dùng của ACCESSTRADE), lượng traffic của Wakamono qua ACCESS D2C tăng 200% mỗi tháng, mức tăng trưởng doanh thu tăng đến 56,77%, tỉ lệ chuyển đổi thành công đạt tuyệt đối 100%. Nhãn hàng Siro Cá Mập tiêu thụ được 100,000 đơn hàng trong tháng 5/2021; thương hiệu gia dụng Kalite tiêu thụ online 10,000 chiếc nồi chiên không dầu, lọt top thương hiệu ra số cao nhất mô hình ACCESS D2C dù chỉ mới lên sàn vài tháng.

ACCESS D2C là một nền tảng uy tín được phát triển bởi ACCESSTRADE dành riêng cho những doanh nghiệp bán hàng trực tiếp, đánh thẳng vào pain-point của các doanh nghiệp D2C tại Việt Nam.

ACCESS D2C có 4 ưu thế để doanh nghiệp tận dụng:

Mạng lưới Publisher cực lớn: Trong năm 2021, doanh nghiệp hợp tác với ACCESS D2C có thể tận dụng gần 1,5 triệu Publisher của đơn vị này để triển khai marketing. Mạng lưới Publisher đông đảo kể trên đem về cho các doanh nghiệp đối tác 10,000,000,000 hiển thị, 500,000,000 tương tác, 50,000,000 tiếp cận khách hàng. Một con số đáng mong đợi cho mọi chiến dịch D2C nào.

Kiểm soát hiệu quả đầu tư: Thay vì phải trả phí marketing cho đủ các kênh mà chưa chắc đem lại hiệu quả, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiếm soát chi phí khi chỉ cần trả hoa hồng cho những đơn hàng được bán thành công.

Thu thập nguồn data khách hàng: Với tiềm lực Publisher bán hàng đa dạng, data khách hàng đổ về cho doanh nghiệp cũng sẽ đa dạng. Và nhờ có hệ thống của DiMuaDi, những thông tin này cũng sẽ được thống kê chi tiết.

Ứng dụng DiMuaDi: App bán hàng DiMuaDi là một trong những điểm cộng lớn của nền tảng ACCESS D2C. DiMuaDi app có giao diện tiện lợi và thu hút cả Publisher lẫn khách hàng khi giá tiền và hoa hồng hiện rõ ngay phía dưới mỗi sản phẩm, cùng với sự tích hợp những tính năng như tạo link rút gọn, tạo nội dung thu hút khách hàng, liên kết với Facebook hay hệ thống tính toán đơn và hoa hồng cẩn thận. Thông qua ứng dụng, Publisher có thể tự tạo đơn cho khách hàng, hoặc để khách hàng dùng link rút gọn vào hệ thống và tự tạo đơn cho mình.

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thuốc, dinh dưỡng hay khẩu trang, mà ngày càng có nhiều các ngành hàng khác nhau đang áp dụng mô hình D2C như mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang, văn phòng phẩm, điện tử… ACCESS D2C là một trong những nền tảng có đa dạng ngành hàng nhất được mua bán sôi nổi, và cũng sở hữu mạng lưới Publisher tài năng lớn nhất, sẵn sàng ra đơn cho mọi sản phẩm.

Vì những ưu thế vượt trội kể trên, doanh nghiệp nên có mặt ngay trên sàn ACCESS D2C để tăng uy tín, tăng doanh thu và mở rộng kinh doanh, nhất là trong thời đại thương mại điện tử lên ngôi. Để hợp tác với ACCESS D2C, doanh nghiệp có thể đăng ký nhận tư vấn tại: https://bit.ly/3uJwBQt