Hướng dẫn phân tích cạnh tranh trên mạng xã hội

Phân tích cạnh tranh trên nền tảng Social Media có thể cung cấp cho bạn tiêu chuẩn về hiệu suất, ý tưởng về nội dung mới và thời điểm đăng, các vấn đề của khách hàng tiềm năng, cách giao tiếp với họ, cách để tạo sự khác biệt cho thương hiệu,...

Dưới đây là quy trình 4 bước thực hiện phân tích cạnh tranh trên mạng xã hội:

Bước 1. Xác định đối thủ cạnh tranh

  • Xác định các từ khóa cạnh tranh

Lên danh sách các từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, cùng với số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng và mức độ cạnh tranh.

Sử dụng các từ khóa có liên quan này để giúp thu hẹp đối thủ, đảm bảo rằng bạn đang phân tích các doanh nghiệp đang thực sự cạnh tranh với doanh nghiệp của mình.

  • Kiểm tra xem ai đang xếp hạng cho những từ khóa đó trong Google

Chọn 5 - 10 từ khóa hàng đầu có mức độ liên quan nhất đến doanh nghiệp và kiểm tra chúng trên Google để tìm ra đối thủ cạnh tranh hàng đầu.

Nhấp qua các trang web của đối thủ cạnh tranh tiềm năng và liên kết đến các nền tảng xã hội của họ (thường được đặt ở đầu trang hoặc chân trang của trang web)

  • Kiểm tra xem ai xuất hiện trong các tìm kiếm trên mạng xã hội cho những từ khóa đó

Truy cập Facebook và nhập từ khóa của bạn vào hộp tìm kiếm.

  • Tìm hiểu những thương hiệu tương tự mà khán giả của bạn theo dõi

Để tìm những thương hiệu mà khán giả của bạn theo dõi trên Facebook:

- Mở https://business.facebook.com/latest/insights

- Chọn “Đối tượng” -> “Đối tượng tiềm năng”. Bạn sẽ tìm thấy “Trang phổ biến nhất” với những đối tượng tiềm năng này.

Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các đối thủ cạnh tranh trong ngành ở phần “Tổng quan” trong mục “Thông tin chi tiết”.

  • Chọn tối đa 5 đối thủ cạnh tranh

Khi đã có một danh sách khổng lồ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, hãy thu hẹp danh sách xuống còn 3 - 5 thương hiệu hàng đầu trên mạng xã hội. Chọn những thương hiệu phù hợp nhất với thị trường ngách mục tiêu.

Bước 2. Thu thập thông tin

Kiểm tra các mạng xã hội mà đối thủ của bạn sử dụng, đặc biệt là website và thu thập những thông tin sau:

  • Họ đang sử dụng mạng xã hội nào?
  • Quy mô của chúng là bao nhiêu và nó đang phát triển như thế nào? (ví dụ lượt like page, lượt tương tác,...)
  • Đối tượng người theo dõi của họ là ai?
  • Tần suất đăng nội dung như thế nào?
  • Tỷ lệ tương tác bao nhiêu?
  • Đo lường Share of voice của họ (Độ nhận diện thương hiệu, lượt đề cập trên mạng xã hội,...)
  • Họ thường sử dụng bao nhiêu thẻ # và những thẻ nào được sử dụng nhiều nhất?

Bước 3. Thực hiện phân tích SWOT

Phân tích SWOT giúp bạn tìm kiếm những cơ hội tiềm năng để cải thiện chiến lược của mình và những nguy cơ tiềm ẩn cần đề phòng trong quá trình thực hiện.

  • Điểm mạnh: Liệt kê các chỉ số của bạn cao hơn đối thủ.
  • Điểm yếu: Liệt kê các chỉ số của bạn thấp hơn so với đối thủ. Đây là những khía cạnh bạn cần tập trung cải thiện thông qua việc điều chỉnh chiến lược truyền thông xã hội.
  • Cơ hội: Xác định những cơ hội (những lĩnh vực mà bạn nghĩ mình có thể cải thiện so với đối thủ) dựa trên thông tin đã thu thập được hoặc dựa trên những thay đổi được dự đoán cho nền tảng social media.
  • Mối đe dọa: Các mối đe dọa đến từ bên ngoài tổ chức. Vì vậy, để xác định các mối đe dọa, bạn cần theo dõi toàn ngành để biết những thay đổi sắp tới có thể ảnh hưởng đến vị trí của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.

Bước 4. Kết hợp dữ liệu mới nhất với theo dõi mạng xã hội

Bạn cần thường xuyên cập nhật bản phân tích cạnh tranh trên mạng xã hội của mình, có thể là trong báo cáo và đánh giá hàng quý hoặc hàng năm.

Sử dụng theo dõi giám sát mạng xã hội như Mentionlytics để khám phá mọi thứ đang được nói về thương hiệu, đối thủ cạnh tranh hoặc bất kỳ từ khóa nào trên Twitter, Instagram, Facebook, Youtube, Pinterest và tất cả các nguồn web (tin tức, blog,...)

Nguồn: Ori Marketing Agency