Snippet Là Gì? 6 Bước Tối Ưu Features Snippet Cho Website

Chắc hẳn những ai thuộc lĩnh vực Marketing đều thường gặp cụm từ Snippet. Vậy Snippet là gì? Được biết, SEO là một phương án linh hoạt để các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thương hiệu một cách lâu dài. Cùng với đó Featured Snippet có tác động rất lớn đến SEO. Để hiểu rõ hơn về Snippet, hãy cùng SEODO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Snippet là gì?

Snippet (tên đầy đủ Features Snippet) là đoạn thông tin được trích dẫn hiển thị lên đầu tiên (top 0) của google. Featured Snippet được trích đoạn từ một bài viết, hình ảnh hoặc video và tiêu đề cùng với URL trỏ ngược về bài viết của đoạn. Nội dung này cho phép người dùng có nhanh câu trả lời từ kết quả tìm kiếm.

Mình tin chắc rằng bạn đã bắt gặp Snippet rất nhiều lần khi tìm kiếm thông tin trên google. Dưới đây là một ví dụ điển hình về Snippet khi bạn tìm kiếm từ khóa content marketing strategy. Để bạn hiểu rõ hơn về Snippet là gì, bạn hãy đọc và tham khảo những hình ảnh dưới đây nhé!

Snippet là gì Ví dụ về snippet

2. Rich Snippet là gì?

Rich Snippet là phần trích đoạn nhiều thông tin hơn bình thường của một website bất kỳ trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Trong Rich Snippet bao gồm những cơ bản như: URL. title, meta description. Ngoài ra, còn có thêm một số phần khác như: Link nội bộ, điều hướng, bảng xếp hạng, ảnh đại diện,...

snippet là gì Rich Snippet là gì?

3. Tầm quan trọng đối với SEO của Snippet là gì?

Với vị trí đặc biệt - top 0 google. Snippet đóng vai trò rất quan trọng đối với SEO. Nếu coi bài viết SEO là một đường chạy marathon thì Snippet chính là huy chương vàng trong cuộc đua thứ hạng cho các website. Bởi vậy, việc tối ưu là snippet là vô cùng quan trọng!

3.1 Lí do phải tối ưu Features Snippet

Features Snippet mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn khi làm web. Vì vậy, lý do bạn cần phải tối ưu Features Snippet là:

  • Bạn không nhất thiết phải nằm trong top 5 mới có thể lọt được vào Snippet. Trong nhiều trường hợp, dù bạn có nằm trong top 20 thì vẫn có thể ngang nhiên đứng trong top 0.
  • Vị trí top 0 sẽ giúp thương hiệu của bạn tăng độ nhận diện và uy tín cũng như hiển thị trên SERP.
  • Features snippet giúp trang web của bạn có nhiều traffic hơn. Nhiều tình huống, vị trí top ) còn có tỉ lệ CTR (Click Through Rate) cao hơn cả vị trí top 1.
  • Nếu bài viết của bạn vừa đạt top 1 mà vừa lọt top 0 thì không còn gì để bàn. Để tối ưu vị trí top 0 bạn sẽ không cần mất thêm bất kỳ chi phí nào.

Features Snippet Featured snippet giúp tăng CTR

3.2 Vai trò của thẻ Rich là gì?

  • Thẻ Rich sẽ làm website trở nên nổi bật và thu hút được sự quan tâm của người dùng nhiều hơn. Giúp tăng tỷ lệ người dùng truy cập trang và tăng tỷ lệ nhấp chuột.
  • Giúp tăng không gian của website trên trang tìm kiếm. Điều này rất hữu ích bởi các cỗ máy tìm kiếm sẽ có giới hạn kích thước thông tin theo số ký tự hay số pixel. Bởi vậy, trang web của bạn sẽ thu hút thêm người dùng khi trang của bạn có thêm được diện tích.
  • Cải thiện tỷ lệ tăng CTR, Rich snippet sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm. Người truy cập cao hơn, sẽ được Google đánh giá cao hơn và tăng thứ hạng cho trang.

Snippet là gì Vai trò của thẻ Rich là gì?

4. Các loại Features Snippet thường thấy

Trước khi biết đến Snippet, chắc chắn bạn đã bắt gặp vô số lần. Snippet cũng đa dạng rất nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ thường thấy ba dạng chính sau đây.

4.1 Dạng văn bản

Snippet dạng văn bản được thiết kế với mục đích cung cấp cho người dùng về các thông tin mà họ tìm kiếm như định nghĩa, mô tả,... Những nội dung này có xu hướng ngắn gọn, súc tích, thường sẽ gói gọn trong 40 đến 60 từ. Nội dung này sẽ trả lời chính xác truy vấn của người tìm kiếm.

Snippet là gì Snippet dạng văn bản

4.2 Dạng danh sách liệt kê

Ngoài Snippet dạng văn bản, còn có Snippet dạng danh sách liệt kê. Đối với dạng này, Snippet được chia thành 2 mục, bao gồm:

  • Danh sách theo thứ tự: Là các mục trong danh sách được trình bày theo một thứ tự cụ thể. Cách sắp xếp này nhằm đáp ứng các truy vấn các bước của người tìm kiếm. Google thường sử dụng loại danh sách này để sắp xếp cho một list xếp hạng theo thứ tự cụ thể.
  • Danh sách không theo thứ tự: Là cách trình bày không theo một trình tự cụ thể hay khuôn mẫu nào. Google thường dùng danh sách này để thực hiện việc liệt kê danh sách cơ bản và không có thông tin nào cần sắp xếp.

Rich Snippet Dạng danh sách liệt kê

4.3 Dạng bảng

Snippet dạng bảng là loại được Google thực hiện việc lấy dữ liệu, thông tin từ một website bất kỳ nào đó. Sau đó, hiển thị các thông tin đó dưới dạng bảng. Snippet dạng này cho phép người tìm kiếm có thể dễ thấy được các số liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.

Snippet là gì Features Snippet dạng bảng

5. Tối ưu Features Snippet là gì?

Bạn cần biết rằng không phải bất cứ từ khóa nào cũng có thể hiện thị trên Snippet. Chỉ có một số từ khóa được hiển thị trên Snippet như các từ so sánh, từ truy xuất ý nghĩa, từ tìm kiếm hướng dẫn, cách làm,... Bởi vậy, bạn sẽ không biết từ nào có thể được tối ưu trên Snippet, và điều bạn cần làm chính là:

5.1 Liệt kê từ khóa có khả năng hiển thị snippet

Bạn cần tìm cho mình một từ khóa tối ưu. Nếu không dùng từ khóa không có khả năng hiển thị trên Snippet thì không ai có thể giúp bạn đạt top 0 google được. Thông thường mọi người sẽ thường tham khảo những trang trong nước hoặc quốc tế để xem những từ nào có khả năng xuất hiện trên snippet. Sau đó sẽ tối ưu bài viết của mình một cách tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể liệt kê tất cả các từ truy vấn có liên quan đến:

  • Có từ "là gì", người tìm kiếm đang muốn tìm hiểu chi tiết về nó
  • Có từ "hướng dẫn" hoặc "cách làm" người dùng muốn tìm kiếm về quy trình, cách thực hiện để tạo ra một điều gì đó
  • Các từ liên quan đến thống kê hoặc các thông số mà người dùng có xu hướng quan tâm đến

5.2 Phân tích và dự đoán snippet của từ khóa

Như đã nêu trên, có 3 kiểu snippet cơ bản, bạn hãy cố gắng đưa bài viết của mình thành một trong 3 dạng để có thể hiển thị trên Features Snippet. Bạn có thể xem các ví dụ để hiểu hơn về khung mẫu mà google thông qua Snippet đến với người dùng. Từ đó hãy tối ưu bài viết của mình sao cho phù hợp nhất.

Snippet là gì Ví dụ về dạng liệt kê để tối ưu trên Snippet

5.3 Tối ưu bố cục bài viết

Bố cục bài viết ở đây là cấu trúc các thẻ (H - Heading) trong bài viết để phân tách các nhóm nội dung. Các thẻ H2, H3, H4 sẽ được thêm vào bài viết một cách hợp lý tùy thuộc vào độ sâu của bài viết mà phân bố một cách hợp lý nhất. Các thẻ H càng đề cập đến chuyên mục sẽ càng có lợi cho bài viết. Bạn có thể sử dụng keyword tool để kiểm tra từ khóa chính khi viết bài. Bạn có thể xem qua ví dụ dưới đây:

Snippet là gì Ví dụ về bố cục bài viết

Trước khi viết bài này cần nghiên cứu từ khóa để chèn thẻ H vào trong bài. Có thể sử dụng Keyword tool để kiểm tra qua các từ khóa chính trước khi viết bài. Hoặc bạn tìm kiếm những từ khóa mà người dùng có thể tìm kiếm liên quan đến bài viết và đưa chúng vào làm thẻ H. Nhiều người sử dụng gợi ý của google để làm thẻ này.

5.4 Tối ưu nội dung và hình ảnh

Hầu hết các bài viết trên Snippet đều có nội dung sây. Thường thì các bài có nội dung trên 1500 từ sẽ có tỷ lệ lên Feagures Snippet cao hơn. Đặc biệt hình ảnh trong các thẻ H, mỗi thẻ H2 các bạn nên cho ít nhất một hình ảnh minh họa. Điều này sẽ giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn và tốc độ đọc cũng sẽ tốt hơn. Nội dung chuẩn SEO và càng bao quát được chủ đề sẽ càng có lợi thế lớn.

5.5 Tối ưu độ đọc của bài viết

Hầu hết các bài có độ đọc đạt đều đạt từ chấm màu cam (khá) trở lên. Làm sao để tối ưu độ đọc? Khi viết xong bài, bạn có thể truy cập vào phần “readability analysis” ở phía cuối bài viết. Sẽ có rất nhiều chỉ dẫn, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn cho đến khi chuyển sang màu xanh ở các đầu mục là bài viết của bạn đã được tối ưu độ đọc.

Snippet Readability analysis

5.6 Sumit Google bài viết

5.6.1 Cách thức submit website lên Google

Nếu bạn chưa thêm và xác minh website của mình trên Công cụ Quản trị Trang web (Webmaster tool) của Google. Thì việc bạn cần làm đầu tiên chính là xác mình theo đường link này https://www.google.com/webmasters/tools/

Sau khi đã xác minh được website, hãy click vào tên miền website rồi chọn: Thu thập thông tin (Crawl) -> Sơ đồ trang web (Sitemaps). Sau đó click vào Thêm (Add) / Kiểm tra sơ đồ trang web (test sitemaps), nhập URL sơ đồ trang web của bạn vào (thường cấu trúc URL này sẽ có dạng www.tên-miền.com/sitemap.xml)

Một số plugin sẽ tự động tạo các kiểu sitemap khác nhau phần đuôi (ví dụ: post_sitemap.xml và page_sitemap.xml). Nhưng "No problem". Bạn chỉ cần thêm tất cả chúng vào Search Console, và như thế là bạn đã hoàn thành Submit website.

Snippet là gì Submit website lên Google bằng Web Master Tool

5.6.2 Cách submit url qua các trang khác

Hiện nay thì có rất nhiều các trang ping hỗ trợ cho việc submit link lên Google. Bởi vậy mà một số cách khác cũng được các SEOer tận dụng. Một số link phổ biến hiện nay như: http://pingomatic.com/ http://ping.in/ https://pingler.com/ http://googleping.com/

Bạn chỉ cần vào các website đó và dán đường link cần Ping của mình sau đó submit lên. Tiếp đến bạn chỉ cần đợi kết quả. Chú ý: Để có thể biết link của bạn đã được Google index hay chưa bạn chỉ cần dán đường link của mình vào thanh công cụ tìm kiếm của Google. Nếu đường link của bạn xuất hiện thì điều đó có nghĩa rằng bạn đã Ping thành công.

6. Lưu ý khi tối ưu Snippet

Khi sử dụng Snippet, người dùng cần nắm rõ các thông tin và quy định về thuật ngữ này. Vậy làm sao để tối ưu Features Snippet một cách an toàn và đạt hiệu quả cao nhất? Bạn cần phải chú ý những điều sau đây:

  • Vị trí website là nhân tố khá quan trọng. Vị trí website của bạn càng cao thì tỷ lệ Snippet càng lớn, hầu hết là nằm trong Top 5 tìm kiếm. Cũng có nhiều trường hợp sẽ lên đến Top 10.
  • Snippet có thể bị thay đổi. Nếu người khác viết tối ưu tốt hơn bạn vị trí Top 0 sẵn sàng bị đảo lộn.
  • Snippet bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ và đi theo cách của chính bạn.
  • Thời gian lên top 0 cho mỗi website sẽ khá mất thời gian. Nó giống như cách bạn đợi chờ Crush vậy. Nên hãy bình tĩnh và chờ đợi nhé!

7. Cách tạo Rich Snippet

Để tạo ra Rich Snippet SEOer có thể đánh dấu dữ liệu thông qua ngôn ngữ phổ biến là Schema. Hầu hết các loại Rich Snippet có thể áp dụng cách này. Google hiện đang hỗ trợ 3 dạng dữ liệu có cấu trúc: JSON-LD, RDFa, Microdata. Nhưng JSON-LD là lựa chọn được khuyên dùng nhiều nhất.

Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những đoạn mã Schema Markup để thêm vào nguồn. Với mục đích chủ yếu là hướng dẫn công cụ tìm kiếm về những thông tin trong Rich Result. Nhưng không có điều gì là chắc chắn đảm bảo kết quả của bạn sẽ thuộc dạng giàu thông tin. Google sẽ dùng thuật toán để "định giá" website của bạn. Để có thể kiểm tra trang web của bạn đã được tối ưu trên Rich Snippet hay chưa, bạn có thể sử dụng một số công cụ SEO khác như Ahref; SEMrush; Rich Result Test của Google.

Snippet là gì Lưu ý khi tối ưu Snippet

Trên đây là toàn bộ thông tin về Snippet là gì. Có thể thấy Snippet rất quan trọng trong SEO. Với bài viết này, SEODO hy vọng đã mang đến cho bạn hình dung rõ ràng và những thông tin bổ ích về Snippet. Chúc cho những bài viết của bạn sẽ sớm được lên Top 0 Google nhé!

Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/snippet-la-gi.html