Thuật Toán Rankbrain Là Gì? Cách Hoạt Động Và Vận Hành Của Rankbrain

Thuật toán RankBrain là một thuật toán quen thuộc đối với SEOer. Nhưng ngược lại có rất ít SEOer có thể hiểu sâu được về RankBrain. Nếu không hiểu sâu được về thuật toán thì các dự án thực hiện sẽ bị ảnh hưởng không ít, điều này thì không tốt chút nào. Trong nội dung bài viết dưới đây SEODO sẽ giúp bạn hiểu hơn về Thuật toán RankBrain là gì? Cách hoạt động và vận hành của Rankbrain.

1. Thuật toán Rankbrain là gì?

Khác biệt với tất cả các thuật toán được lập trình bằng tay trước đây của Google, RankBrain xây dựng trên nền tảng học máy (Machine Learning). Thuật toán này được Google dùng trong việc phân loại kết quả tìm kiếm, và nó cũng có vai trò rất lớn trong việc hiểu nhanh và xử lý những truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Trước đây, quy trình thay đổi và kiểm thử các thuật toán mới hoàn toàn diễn ra với sự phụ thuộc cao vào nhân lực. Các kỹ sư đánh giá các vấn đề gặp phải và thử nghiệm những thay đổi trong thuật toán. Tiếp đó các tester sẽ kiểm tra hiệu quả của thuật toán mới rồi từ đó họ đưa ra quyết định có giữ nguyên những thay đổi hay không.

Thuật toán RankBrain ra đời hỗ trợ đắc lực cho các kỹ sư Google. Kỹ sư Google trong quy trình đổi thuật toán

Thay vào đó, từ lúc RankBrain xuất hiện, nó như một trợ lý đắc lực, giúp cho việc thay đổi thuật toán này trở nên dễ dàng hơn. RankBrain có thể tự thay đổi thuật toán một cách vi diệu mà không còn quá phụ thuộc vào các kỹ sư như trước đây. Dựa trên từ khoá, RankBrain tự đánh giá và đưa ra những cải tiến như tăng hay giảm tầm quan trọng của những yếu tố mang tính quyết định thứ hạng từ khóa trong bài viết.

Thuật toán RankBrain thay thế các tester Cách RankBrain thay đổi các thuật toán

Bên cạnh giảm nhẹ gánh nặng cho các kỹ sư, thuật toán RankBrain cũng có thể thay thế cả những tester thông qua việc nó tập trung vào cách mà người dùng Google tương tác với các kết quả tìm kiếm mới.

Trong trường hợp người dùng có những phản hồi tích cực với cách vận hành của thuật toán mới, cũng như nhận thấy việc cải tiến thuật toán này đem lại nhiều giá trị cho họ, thì RankBrain sẽ giữ lại thuật toán đó. Còn không, thuật toán cũ sẽ được RankBrain tự động cho quay trở lại.

Thuật toán RankBrain chiến thắng các kỹ sư trong việc dự đoán kết quả trên Google So sánh khả năng dự đoán của RankBrain với các kỹ sư

Đáng ngạc nhiên hơn, là khi kết quả cho cuộc khảo sát khả năng dự đoán trang sẽ được xếp hạng #1 trên Google, RankBrain đã đánh bại các kỹ sư tài năng với độ chính xác cao hơn đến 10%.

Không chỉ thực sự hiệu quả, thuật toán RankBrain đang ngày càng phát triển tinh vi hơn, thoả mãn tốt hơn các truy vấn của người dùng. Và để lý giải vì sao nó trở nên hiệu quả như vậy, hãy tiếp tục tìm hiểu nguyên lý vận hành thuật toán RankBrain trong đoạn kế tiếp.

2. Cách hoạt động và vận hành của thuật toán Rankbrain.

2.1 Hiểu truy vấn tìm kiếm (từ khóa)

Thời gian trước khi RankBrain ra đời, Google gặp phải một vấn đề không nhỏ đó là 15% truy vấn đến từ người dùng bao gồm những từ khoá chưa từng xuất hiện. Đối diện với điều này, Google sẽ phải đi quét các trang xem liệu ở đó có chứa chính xác các từ khoá mà người dùng đang tìm kiếm.

Thế nhưng và đây là những từ khoá lần đầu tiên xuất hiện, nên gần như Google không có manh mối nào, và nó buộc phải phán đoán. Chính vì thế, mà kết quả đầu ra không có độ chính xác cao làm người dùng tốn nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm. Bởi vậy mà mức độ thỏa mãn yêu cầu người dùng bị giảm sút.

Tuyệt vời là, sự ra đời của RankBrain đã giúp Google giải quyết bài toán đó nhờ vào việc thuật toán này có thể hiểu những truy vấn của người dùng và đưa ra kết quả chính xác lên đến 100%.

Thay vì cố gắng trả về những kết quả có chứa chính xác những từ truy vấn, thuật toán RankBrain cố gắng để hiểu điều thực sự mà người dùng đang mong muốn tìm kiếm thông qua cách khớp những từ khoá chưa từng hiện diện trước giờ với những từ khoá đã có trước đây.

Để cụ thể hoá hơn vấn đề này, cùng SEODO điểm qua một ví dụ sau đây:

Chẳng hạn như người dùng tìm kiếm truy vấn “mua điện thoại ip 13”, trước đây Google sẽ tìm những trang chứa các từ khoá “mua”, “điện”, “thoại”, “ip”, “13”. Nhưng với thuật toán RankBrain, Google đã có thể hiểu gần như chính xác điều mà người dùng đang tìm. Và qua đó Google cũng trả về những kết quả phù hợp hơn như giá ưu đãi, bảo hành, các cửa hàng có kinh doanh sản phẩm cần tìm,...

Thuật toán RankBrain hiểu thấu hiểu truy vấn của người dùng RankBrain hiểu thấu hiểu truy vấn của người dùng

Có thể nhận thấy rằng, RankBrain có tiến bộ vượt bậc hơn việc chỉ so khớp từ khoá đơn giản. Thuật toán này dựa theo ngữ cảnh để thấu hiểu những truy vấn của người dùng, chuyển hóa các truy vấn của họ thành các khái niệm và cố gắng tìm kiếm các trang web bao hàm những khái niệm đó.

2.2 Đo lường sự thỏa mãn người dùng

Thuật toán RankBrain bên cạnh nổ lực để hiểu những từ khoá lần đầu xuất hiện, nó thậm chí còn có thể vặn thuật toán, điều chỉnh theo chiều hướng mà nó thấy tốt hơn. Nhưng khi RankBrain hiển thị một danh sách kết quả truy vấn, làm sao để nó đánh giá liệu đó có thực sự là bảng xếp hạng chất lượng?

Quá trình quan sát đó diễn ra theo trình tự sau:

Thuật toán RankBrain đo lường độ thoả mãn người dùng RankBrain đo lường độ thoả mãn người dùng

Quy trình này nếu diễn giải một cách dễ hiểu là RankBrain sẽ hiển thị một danh sách thứ tự các kết quả tìm kiếm mà nó nghĩ rằng sẽ phù hợp cho người dùng.

Nếu nhiều người thích một trang đích nào đó bất kì trong danh sách, trang đích đó sẽ được đẩy lên thứ hạng cao hơn. Và ngược lại trang đích không đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng sẽ bị thay thế bằng trang đích khác.

Thuật toán RankBrain cũng chú ý đến cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm qua các khía cạnh sau:

2.2.1 Tỷ lệ nhấp tự nhiên

Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên hay tỷ lệ nhấp hữu cơ là tỷ lệ % mà người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google. Tỷ lệ này là một yếu tố quan trọng trong xếp hạng đã được Google tuyên bố sử dụng. Khi tỷ lệ nhấp tự nhiên càng cao sẽ dẫn đến thứ hạng càng cao, song song với đó lượng truy cập cũng nhiều hơn.

2.2.2 Chỉ số Dwell Time

Đây là khoảng thời gian tính từ lúc người dùng click vào một kết quả truy vấn cho đến lúc họ quay trở lại trang SERP (trang kết quả tìm kiếm). Nó cũng gần tương đồng với thời gian dừng chân của người dùng tại trang web mà họ click vào. Chính vì thế mà chỉ số này càng cao, RankBrain sẽ nhận định rằng đối với truy vấn này, thì kết quả này là tốt và đem lại sự hài lòng cho người dùng.

Chỉ số DwellTime trong thuật toán RankBrain Chỉ số DwellTime trong thuật toán RankBrain

Ngược lại một kết quả sẽ bị đánh giá thấp, khi người dùng chỉ dừng chân tại đó trong khoản thời gian ngắn và RankBrain cũng sẽ đánh giá trang đó chưa đáp ứng tốt trải nghiệm người dùng.

2.2.3 Tỷ lệ thoát

Tỷ lệ thoát là phần trăm số lượng người rời khỏi trang web mà không có bất kì lượt click nào diễn ra. Do đó RankBrain sẽ ưu tiên xếp hạng cao cho các kết quả truy vấn có tỷ lệ thoát thấp.

2.2.4 Pogo - sticking

Là chỉ số mô tả hành động mà người dùng xem một trang đích và back rất nhanh về trang kết quả tìm kiếm. Nếu thao tác của người dùng là bấm vào một kết quả truy vấn nhưng nhận ra đó không phải điều họ tìm kiếm rồi nhanh chóng quay trở về để tìm một kết quả khác, thì đó chính là Pogo - sticking.

Trái ngược với Dwell Time, Pogo - sticking càng cao càng thể hiện sự không hài lòng của người dùng đối với kết quả đó. Và đồng thời, RankBrain sẽ làm giảm thứ hạng của trang không mang lại giá trị cao cho người dùng đó.

Trên đây là 4 chỉ số cốt lõi để RankBrain phân loại, sắp xếp các kết quả tìm kiếm. Mục đích các chỉ số mà RankBrain đo lường đều dựa vào sự thỏa mãn người dùng vì Google muốn mang lại những nội dung phù hợp cũng như những trải nghiệm tốt nhất cho họ.

3. Thuật toán RankBrain - kiểu nghiên cứu từ khóa

3.1 Từ khóa dài đã "chết"

Nhìn lại độ thời gian mà tất cả mọi SEO-ers đều xây dựng hàng trăm những trang đích khác nhau, song mỗi trang chỉ tối ưu quanh duy nhất 1 từ khoá. Thế nhưng giờ đây, nhờ có RankBrain mà Google đã có thể dễ dàng nắm bắt search intent của mọi người dùng qua truy vấn mà họ đưa ra.

Chẳng hạn như từ khoá “công cụ nghiên cứu SEO tốt nhất” và “công cụ tốt nhất để nghiên cứu SEO” từng được Google xếp hạng riêng dựa trên từ khoá dài tương ứng, thì nay nó đã hiểu được rằng hai từ khoá này thực chất là như nhau và nó sẽ trả về 2 kết quả đồng nhất.

Cách xếp hạng cũ của Google dựa trên từ khoá dài tương ứng:

Cách xếp hạng cũ của Google thuật toán RankBrain chưa xuất hiện Cách xếp hạng cũ của Google dựa trên từ khoá dài tương ứng

Với thuật toán RankBrain, Google ngày nay đã hiểu 2 từ khoá này thực chất như nhau và trả về kết quả đồng nhất:

Cách xếp hạng mới của Thuật toán RankBrain Cách xếp hạng mới của Thuật toán RankBrain

3.2 Tối ưu từ khóa độ dài trung bình

Vậy nên, những từ khóa có độ dài trung bình sẽ phù hợp cho việc tối ưu xung quanh nó vì từ khóa này có mật độ tìm kiếm ở tầm trung và lại không quá cạnh tranh.

Khi tối ưu trang đích xoay quanh một từ khóa trung bình với điều kiện trang đó thực sự đem đến giá trị cho người dùng, thuật toán RankBrain sẽ tự động đánh giá cao hơn trang web đó, xếp hạng cao hơn cho nó cũng như những từ khóa tương tự khác trên website.

Chung quy lại, điều ta cần làm là xây dựng và tối ưu trang đích xoay quanh một từ khóa có độ dài trung bình cụ thể. Còn lại là việc của thuật toán RankBrain, nó sẽ xếp hạng trang đích này dựa trên rất nhiều từ khoá có liên quan khác.

4. Thuật toán RankBrain đóng vai trò như thế nào trong kết quả xếp hạng của Google

4.1 RankBrain hỗ trợ các thuật toán khác

Khi RankBrain được ra đời, thuật toán này đã có tác động lên mọi ngôn ngữ để tạo ra một miền truy vấn nhanh và liên quan nhất. Thông qua dữ liệu thời gian thực, thuật toán RankBrain hỗ trợ dịch các trang web và kết nối chúng với các truy vấn tìm kiếm có liên quan.

4.2 RankBrain hiểu được các truy vấn phức tạp

Sự kết hợp giữ công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo tạo điều kiện cho RankBrain hiểu được các truy vấn phức tạp. Nó đặt truy vấn của người dùng vào ngữ cảnh thích hợp để thấu hiểu được ý định của họ. RankBrain cùng với Hummingbird hoạt động song song nhằm cung cấp thứ hạng kết quả phù hợp nhất.

5. Giảm Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate) giúp thuận lợi với thuật toán RankBrain

5.1 Tạo nội dung xuất hiện trước khi người dùng cuộn trang

Tâm lý chung của mọi người dùng khi click vào trang là mong muốn ngay lập tức nhận được câu trả lời cho vấn đề mà họ đang truy vấn. Tức là ta cần nỗ lực đẩy nội dung lên đầu trang để tiếp cận với họ, hạn chế tối thiểu trường hợp người dùng phải cuộn xuống thêm mới có thể đọc được nội dung.

Chính vì lý do này mà ta không nên bỏ bất kỳ thứ gì làm cho nội dung bị đẩy xuống dưới mà bắt buộc phải cuộn trang để xem được như trường hợp sau đây:

Nội dung bị đẩy xuống dưới cuộn trang không tối ưu theo thuật toán RankBrain Nội dung bị đẩy xuống dưới cuộn trang

Tốt hơn là, Title cũng như những đoạn nội dung đầu tiên của bài viết cần hiện diện ở ngay chính giữa một cách rõ ràng như thế này:

Giao diện phân bố nội dung hợp lý tối ưu theo thuật toán RankBrain Giao diện phân bố nội dung hợp lý

5.2 Sử dụng Intros ngắn thu hút

Vốn dĩ là khi người dùng tìm kiếm một điều gì đó trên Google thì phần lớn là họ đã biết về nó rồi vậy nên không nhất thiết phải viết một intro dài dòng, thay vào đó một intros ngắn nhưng chắc lọc xúc tích lại có tác dụng cực tốt. Bởi intros một trong số những phần nội dung đầu tiên tiếp cận đến người đọc, do đó mà nó quyết định đến 90% về việc người đọc sẽ tiếp tục ở lại trang web hay ra đi.

6. Chiến lược tối ưu thuật toán RankBrain dựa vào Case Studies

Như đã trình bày phía trên, thuật toán RankBrain đánh giá chủ yếu dựa trên độ thỏa mãn người dùng trong đó có chỉ số tệ lệ nhấp. Vậy nên ngoài những thông tin giá trị tạo ra ở trang đích, ta cũng cần phải tối ưu làm sao để kết quả tìm kiếm của mình thu hút được lượt click của người dùng.

độ nhận diện thương hiệu cũng chính là một biến số đóng vai trò lớn trong vấn đề này bởi sỡ dĩ ai đó biết đến thương hiệu nào, họ sẽ có xu hướng nhấp chuột trang kết quả tìm kiếm đó hơn. Cùng tham khảo một vài cách sau đây để gia tăng độ nhận diện thương hiệu cho trang đích của mình.

6.1 Thử quảng cáo trên Facebook

Có thể việc chạy quảng cáo Facebook không tạo ra những chuyển đổi, tuy nhiên chắc chắn vẫn có sự gia tăng tiếp cận đến đối tượng mục tiêu. Và khi nhóm đối tượng tiềm năng này đã có những nhận biết về thương hiệu, họ sẽ có xu hướng click vào kết quả của thương hiệu đó nhiều hơn nếu tìm kiếm kết quả cho truy vấn của mình.

Quảng cáo Facebook Ads tăng độ nhận diện thương hiệu với thuật toán RankBrain Quảng cáo Facebook Ads tăng độ nhận diện thương hiệu.

6.2 Tạo chuỗi email có giá trị gửi đến đối tượng tiềm năng

Bên cạnh quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, những nội dung có giá trị và mang tính cá nhân hoá hơn được gửi đến email của đúng các đối tượng mục tiêu cũng là một cách xây dựng độ nhận diện thương hiệu hết sức hữu dụng.

Email Marketing tối ưu tiếp cận nhờ thuật toán RankBrain Tỉ lệ mở Email Marketing

SEODO cũng thường xuyên áp dụng hình thức Email Marketing này và luôn thu về những kết quả ngoài mong đợi vì hầu hết những Email gửi đi luôn mang những thông tin đầy giá trị đến cho đúng những người cần nó. Cứ như vậy, nhóm đối tượng này sẽ quen với nhận định SEODO luôn truyền tải những nội dung chất lượng và thế nên, khi kết quả truy vấn của SEODO xuất hiện ở trang đầu, họ sẽ có xu hướng nhấp chuột vào nhiều hơn.

6.3 Thử làm một cuộc “Xả Content”

“Xả Content” là một chiến lược tung ra hàng loạt bài viết trong khoảng thời gian ngắn, qua thực tế từng áp dụng cho Blog Kiến thức của SEODO cũng như đăng bài viết lên Brands Vietnam cho thấy rằng “xả content” hiệu quả hơn hẳn việc tung ra bài viết nhỏ giọt dàn trải đều xuyên suốt cả năm.

Đăng tải bài viết trên Brand Việt Nam nhằm tối ưu với Thuật toán RankBrain Đăng tải bài viết trên Brand Việt Nam

Qua hàng loạt bài viết về kiến thức SEO được đăng tải trong thời gian ngắn, phần nào đó giúp người dùng định vị SEODO là trang có thế mạnh cũng như cung cấp thông tin hàng đầu trong lĩnh vực SEO.

Trên đây là chắc lọc và đúc kết toàn bộ kiến thức về thuật toán RankBrain của Google mà SEODO xin chia sẻ đến quý đọc giả. Hy vọng những phân tích trên hữu ích với các SEO-ers trong việc tối ưu thứ hạng trang đích của mình trên kết quả công cụ tìm kiếm.

Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/thuat-toan-rankbrain.html