Cấu Trúc Silo – Xây Dựng Cấu Trúc Chuẩn Từng Bước Trên WordPress

Cấu trúc Silo là một trong những kỹ thuật SEO Onpage lợi hại nhất hiện nay, tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật này thì thực sự chưa có nhiều tài liệu chi tiết hướng dẫn

Rand Fishkin từng nói "SEO không thể hoạt động hiệu quả với cấu trúc silo nữa". Nhưng thực tế thì cấu trúc silo vẫn tồn tại và tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả, ít nhất là trong tương lai gần.

Hiện nay nhiều cấu trúc nổi lên như Topic Cluster, nhưng silo vẫn được nhiều người ưa thích vì sự hiệu quả của nó.

Trong bài viết này, bạn sẽ được giới thiệu và hướng dẫn cách triển khai xây dựng cấu trúc Silo chi tiết nhất. Hoặc bạn có thể tham khảo cấu trúc web của SEODO hiện tại cũng theo Silo.

1. Cấu trúc Silo là gì?

Xét trên website dạng blog, Silo là quá trình tổ chức, cấu tạo, thiết lập các thông tin liên quan lại với nhau trên website. Cấu trúc Silo thường được mô tả dưới dạng 1 bản đồ trước khi một website ra mắt.

cấu trúc silo

1.1. Tại sao cần sử dụng cấu trúc Silo

  • Đối với trải nghiệm người dùng:

Một website được tổ chức khoa học sẽ cho phép khách truy cập di chuyển dễ dàng trên trang web đó. Bởi khi trang web được phân cấp và hệ thống thành tầng bậc, người dùng tìm được tất cả các nội dung tương thích với nhau và việc điều hướng trên trang trở nên rất tự nhiên.

Ví dụ khi bạn đọc một bài viết về SEO Offpage, thì điều làm bạn quan tâm hơn hết là offpage SEO. Cấu trúc silo sẽ làm cho internal link trong bài, thanh sidebar đều nói về offpage SEO, khi đó sẽ tối ưu chủ đề cho người dùng hơn, gia tăng trải nghiệm người dùng khi đọc bài viết và muốn tìm hiểu thêm.

  • SEO:

Một trong những lợi ích lớn nhất khi dùng cấu trúc Silo là tối ưu cho Search Engine. Việc thực hiện cấu trúc Silo cho trang ngay từ ban đầu giúp giảm thời gian Google sandbox - điều mà 1 website mới thường gặp phải trong khoảng thời gian 3-4 tháng sau khi ra mắt.

Sự tương thích và phù hợp đóng vai trò quan trọng trong SEO. Giả như một bài viết review điện thoại di động trên một chuyên trang sức khỏe nổi tiếng sẽ không có được thứ hạng cao hơn một blog công nghệ được.

Vì sao?

Rất rõ ràng, một chuyên gia sức khỏe sẽ không thể hiểu sản phẩm để đánh giá điện thoại di động tốt hơn một chuyên gia công nghệ được.

Việc liên kết các bài post/page có liên quan chặt chẽ thành một chủ đề sẽ giúp Google làm rõ mức phù hợp của chủ đề đó và tăng cường yếu tố ngữ cảnh (semantic) của trang web

Mặt khác, với cấu trúc Silo, bạn có thể phân phối tối đa link juice tới các content quan trọng và có thứ hạng cho từ khóa mục tiêu thông qua liên kết nội bộ internal link một cách thuận lợi.

  • Dễ dàng xây dựng backlink:

Với cấu trúc Silo phù hợp, bạn đã có thể xây dựng 80% liên kết tới các Page Silo quan trọng nhất trên website.

Vì các page Silo sẽ được liên kết với các bài post thuộc cùng danh mục, dòng chảy link juice sẽ theo đó phân phối tới toàn bộ website. Đó cũng là nguyên lý mà bạn có thể áp dụng khi xây dựng backlink.

Hoặc khi bạn xây dựng backlink về bài silo content trong một silo nào đó, dòng chảy PR sẽ chảy đều trong silo đó với sự liên quan chủ đề rất cao.

  • Không có hiện tượng page/post bỏ hoang:

Page/Post bỏ hoang tức là page/post không có internal link trỏ tới

Nếu như bất cứ một bài post nào không có liên kết với ít nhất 1 post khác, nó sẽ bị trình index của Google SERPs bỏ qua.

Sử dụng cấu trúc Silo sẽ giúp bạn tránh khỏi điều này bằng cách các post tương thích với nhau sẽ được liên kết lại trong 1 Silo page và mỗi một page mà bạn tạo ra đều nằm trong 1 Silo page tương ứng.

Nhờ đó, Google có thể thực hiện dò quét toàn bộ website của bạn cực dễ dàng.

1.2. Phác thảo cấu trúc Silo

Trước khi triển khai Silo cho site, điều quan trọng là tạo ra 1 mindmap nhằm mô hình hóa cấu trúc Silo mà bạn muốn thể hiện trên website.

Bạn có thể sử dụng phần mềm XMind để làm điều này.

cấu trúc silo

2. Xây dựng cấu trúc Silo trên WordPress

Hiện WordPress không cung cấp tính năng hỗ trợ để tạo cấu trúc Silo cho website. Bạn cần tự mình phân cấp và nhóm các nội dung liên quan để tạo thành một cấu trúc Silo chuẩn theo ngành nghề của bạn.

2.1. Lên ý tưởng từ khóa và nhóm từ khóa

Ví dụ, ngách mục tiêu của bạn là ‘"onpage SEO”. Bên cạnh việc chọn từ khóa mục tiêu, hãy chú ý tìm kiếm từ khóa của cả các ngách con khác như là:

  • Viết bài chuẩn SEO
  • Checklist onpage
  • Cấu trúc Silo
  • Robot
  • Sitemap

Đây là những từ khóa phổ biến khi xem xét ngách thị trường “onpage SEO”.

Và bạn cũng không cần phải quá lo lắng về độ cạnh tranh của từ khóa.

Điều bạn cần đảm bảo là những từ khóa bạn tìm chọn phải đáp ứng mục đích của người tìm kiếm và phù hợp với chủ đề.

2.2. Tạo Silo Page

Silo Page là nội dung chủ đề, đại diện cho mỗi silo

Lý do bạn nên tạo Silo Page trên website WordPress là để giúp cho các bài viết tránh được tình trạng bị bỏ qua khi Googlebot dò quét website

Độ dài đề xuất cho Page Silo là khoảng 2000 - 4000 từ và bạn cần đảm bảo rằng nội dung đó vượt trội so với các đối thủ trên SERP cả về thông tin cung cấp và hình thức trình bày (bảng biểu so sánh, nội dung giàu hình ảnh...)

Lưu ý rằng, content được nói tới ở đây là ​content page chứ không phải 1 bài post.

Ngoài ra, b​ạn nên giữ cho Silo page và category có URL trùng nhau​. Giả sử, bạn đã xác định có 3 Silo trên website, bây giờ bạn cần tạo 3 trang danh mục có cùng URL với 3 Silo page đó (slug/name).

Sử dụng chuyển hướng 301 để chuyển /category/Silo-1​ về /Silo1/

Hiện tại những công cụ như Yoast SEO hay Rank Math đều có chức năng Redirect và hỗ trợ được chúng ta trong vấn đề này.

Sau khi chuyển hướng, bạn ​không de-index trang danh mục và trang danh mục nên chuyển hướng 301 về trang Silo

cấu trúc silo

2.3. Tạo Support Content

Ở bước này, bạn tạo ra các bài viết (post) trong từng Silo mà bạn đã xây dựng theo quy tắc

Chú ý​: Bạn cần ​tạo tối thiểu 3 bài viết liên quan với từ khóa chính của Silo Page​. Qua đó, tất cả các thành tố trong Silo page bạn đã tạo đều có các bài viết phụ trợ.

2.4. Chiến lược internal link cho cấu trúc Silo

Việc lựa chọn chiến lược link nội bộ phù hợp với cấu trúc Silo cho trước sẽ giúp Google xác định đúng content liên quan trên website của bạn.

Không tạo ra bài post mới nếu chúng không thuộc bất cứ Silo nào bạn đã tạo trước đó

Trước khi biết các quy tắc liên kết nội bộ cho cấu trúc Silo bạn cần hiểu 2 điều sau:

    • Sắp xếp các nội dung ở các danh mục có liên quan và nhóm/gộp các nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau lại thông qua liên kết nội bộ
    • Không thực hiện liên kết nội bộ giữa các trang hoặc bài đăng không liên quan để tránh rò rỉ link juice và sự liên quan, nếu có internal link qua silo khác thì cần đặt link nofollow

2.4.1 Đối với Support Content

  • Tất cả các support content phải trỏ liên kết về trang Silo cha (nên đặt liên kết trong đoạn đầu tiên của bài đăng). Đây là nơi bạn chuyển tải link juice tối đa cho Silo Page và xếp hạng cho nhiều từ khóa tốt hơn. Bạn có thể đa dạng hóa anchortext khi đặt link nội bộ để giúp ích cho xếp hạng của các Silo Page và tránh spam anchor text
  • Một bài post có thể liên kết với 1 bài post khác cùng cấp với nó.
  • Bạn ​không nên trỏ link từ một bài viết con tới một trang Silo Page thuộc Silo khác​, nó sẽ phá vỡ vòng tròn liên quan và rò rỉ link juice
  • Bạn không nên liên kết các bài post của Silo này với Silo khác.

2.4.2 Silo page

  • Một Silo page nên liên kết với tất cả các bài đăng con của nó
  • Một Silo page chính có thể liên kết với 1 số Silo page khác nếu phù hợp

2.4.3 Trang chủ

  • Trang chủ nên liên kết với tất cả các Silo page (trên sidebar hoặc thanh điều hướng - navigation bar)
  • Với cách liên kết như vậy, link juice tối đa sẽ được truyền tới Silo page đồng thời giúp đẩy thứ hạng cao hơn cho từ khóa mục tiêu.

cấu trúc silo

Một số công cụ hỗ trợ triển khai link nội bộ dành cho WordPress:

  • Related post plugin​: Theme bạn sử dụng có thể có sẵn tính năng này hoặc bạn có thể chọn 1 plugin riêng bất kì có thể hiển thị cho bạn thấy tất cả các bài post trong 1 danh mục.
  • Display category:​ Như đã nói, bạn cần liên kết tất cả các post trong trang Silo Page.

Tuy nhiên, việc này có thể gặp khó khăn khi cần thực hiện liên kết nội bộ nội dòng phù hợp với ngữ cảnh. Để xử lý tính huống này, bạn có thể sử dụng plugin như ​Custom Sidebars​ hoặc Content Aware Sidebars

  • Breadcrumbs​: Tính năng này được tích hợp trên phần lớn các theme phổ biến hiện nay. Hoặc bạn có thể sử dụng 1 plugin của bên thứ 3 như ​Breadcrumb NavXT​.
  • Breadcrumbs quan trọng ở chỗ nó giúp mọi post con đều trỏ tới Silo page. Ngoài ra, nó cũng giúp Google xác định cấu trúc website của bạn.
  • Internal linking plugin​: Vì bạn cần liên kết các bài viết liên quan lại với nhau, do đó sử dụng plugin chuyên dùng cho liên kết nội bộ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên mình không khuyến khích dùng plugin này vì bạn sẽ khó kiểm soát dòng chảy pr trong website.
  • Có nhiều plugin cung cấp tính năng này tuy nhiên bạn không nên chọn các plugin sử dụng duy nhất 1 loại anchor text chính xác cho tất cả các liên kết nội bộ.
  • Để đa dạng hóa anchor text, bạn cần đảm bảo việc tạo link nội bộ được thực hiện thủ công với sự trợ giúp của các plugin tương tự như Mentionable

2.5. Cách nghiên cứu chủ đề Silo

Mục tiêu của việc này là tìm ra các chủ đề trong ngách thị trường mục tiêu của bạn. Nếu chủ đề của bạn hướng tới là phụ nữ thì sẽ có nhiều chủ đề ngách cần hướng tới như:

  • Bệnh phụ khoa
  • Chăm sóc da mặt
  • Chăm sóc tóc
  • Trị mụn

Để nghiên cứu chủ đề được tốt, bạn cần tham khảo nhiều website khác trong ngành nghề (trong và ngoài nước). Một số ngành các website trong nước đã nghiên cứu chủ đề silo rất tốt nhưng nhiều ngành bạn cần phải nghiên cứu website nước ngoài thì mới có được góc nhìn tốt

2.6. Thời điểm sử dụng cấu trúc Silo

Silo Page được đề xuất sử dụng khi bạn tạo mới hoặc cập nhật website nhằm tăng cường và củng cố sức mạnh và sự tối ưu onpage SEO cho trang web của bạn.

Nếu bạn chưa thực hiện nó, hãy trong các thời điểm sau:

  • Khi website chưa được tổ chức một cách khoa học, chưa có cấu trúc rõ ràng
  • Bạn cần xếp hạng cho một trang cụ thể trên web (tức là Silo Page)
  • Website có nhiều content nhưng lại có rất ít traffic
  • Là 1 website mới
  • Website bạn là một website Blog

2.7. Triển khai Silo cho website đang hoạt động

Nếu một site nhận được ít organic traffic dù có rất nhiều nội dung, đã đến lúc bạn cần tạo cấu trúc Silo.

Các bước triển khai Silo cho 1 website đang chạy gồm:

  • Khám phá các ngách chủ đề có thể làm Silo
  • Đảm bảo mỗi bài post thuộc 1 và chỉ 1 category.
  • Mỗi category có ít nhất 3 post.Xóa các category thừa hoặc không cần thiết. Nếu có 3 Silo trên site, hãy giữ 3 category dưới cùng 1 name/slug
  • Tạo Silo Page (nội dung chuyên sâu). Trang này nên nhắm mục tiêu tới 1 từ khóa cụ thể (có thể là từ khóa có độ cạnh tranh cao)
  • Đối với Silo page, thực hiện tạo liên kết nội bộ tới tất cả các post bên dưới nó.
  • Thêm liên kết tới các Silo page chính mà bạn đã tạo trên trang chủ thông qua navigation hoặc sidebar
  • Tạo liên kết qua lại giữa các bài post trong cùng 1 silo
  • Loại trừ các liên kết nội bộ giữa các bài post không liên quan. Hãy đảm bảo việc phân biệt hóa và phân nhóm các bài post được thực hiện một cách hợp lý.
  • Đôi lúc, sẽ có vài bài post không phù hợp với bất cứ 1 Silo nào bạn tạo ra mặc dù nó hoạt động khá hiệu quả trên trang web hiện hành. Hãy cố gắng xếp chúng vào 1 Silo nào đó khả dĩ nhất, hoặc đơn giản là giữ nguyên nó như vậy.

Silo rất hiệu quả nhưng nó là con dao hai lưỡi nếu triển khai không đúng cách, hệ quả có thể là bạn sẽ mất đi thứ hạng hiện tại. Do vậy không nên lạm dụng hoặc thần thánh hóa tác dụng của Silo.

2.8. Số lượng Silo đề xuất trên site

Bao nhiêu Silo là đủ trên 1 website?

Điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào chiến lược nội dung của bạn, phụ thuộc vào ngách thị trường của bạn.

Nếu như bạn quyết định tập trung vào 1 phân khúc hoặc ngách thị trường và tên miền đã có nhận biết thương hiệu, chỉ 1-2 Silo là đủ. Khi muốn mở rộng thị trường, bạn luôn có thể tạo thêm các Silo mới.

2.9 Loại cấu trúc Silo

2.9.1 Cấu trúc Silo vật lí

Cấu trúc Silo vật lí là cấu trúc dựa trên đường dẫn của page/post.

Đường dẫn sẽ có định dạng: domain.com/chu-de/bai-viet hoặc domain.com/chu-de-1/chu-de-2/bai-viet

Cấu trúc silo vật lí sẽ khó xử dụng hoặc rủi ro cao nếu bạn có định hướng thay đổi cấu trúc về sau

2.9.2 Cấu trúc Silo ảo

Cấu trúc silo ảo có định dạng url là domain.com/bai-viet

Mô hình cấu trúc được thể hiện qua link nội bộ là chính

Liên kết nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng Google Bot để Google bot vẫn hiểu website chúng ta đang theo cấu trúc Silo.

>>> Các bạn có thể tham khảo về cách tối ưu onpage seo website từ a - z.

3. Hỏi đáp về cấu trúc Silo

3.1. Tôi nên xây dựng backlink cho những page nào?

Bạn nên nhắm chọn từ khóa có volume search cao cho các Silo page và lựa chọn từ khóa dài cho các bài post.

Trong chiến lược backlink, tỷ lệ backlink đề xuất dành cho các Silo page là 80% (tức là nếu bạn tạo 100 backlink cho website thì có 80 backlink trỏ tới các Silo page)

Khi bạn liên kết các bài post trong Silo page, link juice sẽ được phân phối tới toàn bộ topic thông qua cấu trúc Silo. Trong khi đó, việc xây dựng backlink đảm bảo tính thích hợp cho internal link Silo.

3.3. Có thể xem cấu trúc Silo của đối thủ hay không?

Có một sự thật là, 80% website hiện nay không tuân theo cấu trúc Silo. Để biết chắc 1 web có sử dụng cấu trúc Silo hay không, hãy xem sitemap của họ

Hoặc chỉ cần di chuyển vài lần trên trang web của đối thủ, bạn cũng đã có thể xác định là họ có dùng Silo hay không.

3.4. Có nên xây dựng các Silo vật lý hay không?

Việc triển khai một cấu trúc Silo phân cấp dưới dạng vật lý không phải là quá cần thiết như cũ. Với WordPress, bạn chỉ cần tạo ra các Silo page và các bài post cấp dưới, và liên kết chúng lại bằng liên kết nội bộ (Silo ảo)

Lời khuyên là bạn nên sử dụng breadcrumbs khi áp dụng Silo để google hiểu cấu trúc Silo của bạn tốt hơn.

Sử dụng breadcrumbs và liên kết nội bộ một cách logic là đủ để Google xác định cấu trúc trang web của bạn.

3.5. Cấu trúc URL cho các bài viết chi tiết nên đặt như thế nào?

Một số website đặt cấu trúc URL cho bài viết chi tiết theo dạng domain.com/Silo-name/post-name.

Thực ra, 1 cấu trúc URL phức tạp như vậy là không cần thiết miễn là bạn đã có Silo internal link hợp lý.

Bạn có thể sử dụng cấu trúc URL dạng domain/post-name cho cả các trang web và các bài post là đủ.

3.6. Có nên sử dụng sub-Silo?

Sub Silo là các Silo phụ nằm bên dưới Silo chính. Trong trường hợp này, bài post sẽ có vị trí như sau: Silo>sub-Silo>post. Như vậy breadcrumb sẽ trở nên quá sâu.

Nếu như bạn đang có 1 website đa ngành, có thể sử dụng sub-Silo. Còn nếu bạn đang hướng tới 1 ngách hoặc siêu ngách, sub-Silo là không cần thiết.

3.7. Cách thức nhắm chọn từ khóa trên Silo page

Bạn cần nhắm chọn từ khóa cho tất cả các content mà bạn tạo ra.

Do chiến lược backlink tập trung vào Silo page và dòng chảy link juice sẽ phân phối xuống các trang chon, nên việc nhắm chọn vào từ khóa có lượng tìm kiếm cao là rất quan trọng đối với các Silo page.

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn từ khóa có tìm kiếm trung bình -> Cao cho các Silo page miễn là bạn tạo ra content chuyên sâu và xây dựng được backlink chất lượng cao.

Kết Luận:

Nếu bạn đang làm một website mới, nên áp dụng cấu trúc silo ngay từ đầu

Nếu bạn đang SEO 1 website không có hiệu quả hoặc cấu trúc không rõ ràng, cũng nên áp dụng cấu trúc silo

Mong rằng với hướng dẫn trên đây sẽ giúp ích cho bạn để bạn gia tăng được hiệu quả SEO tối đa nhất

Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/cau-truc-silo.html