Nghiên cứu từ khóa - 2 bước quyết định thành bại của dự án

Nghiên cứu từ khóa SEO là quá trình phân tích, nghiên cứu và đưa ra những từ khóa phù hợp với doanh nghiệp. Với SEODO từ bộ từ khóa, chúng ta có thể biên soạn nội dung chuẩn SEO, đo lường hành vi, đi backlink dựa trên bộ từ khóa đó

1. Mục đích nghiên cứu từ khóa

  • Nghiên cứu từ khóa mục tiêu, đây thường là những từ khóa SEO chính, bắt buộc phải đạt TOP. Thông thường là những từ khóa tập trung vào sản phẩm, dịch vụ (ví dụ: dịch vụ seo, giày da nam, quần jean nữ,....)
  • Nghiên cứu từ khóa để lên Content Plan, đây là những từ khóa bổ trợ cho bộ từ khóa SEO chính, dùng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tạo lực bên trong website thúc đẩy bộ từ khóa SEO chính.

2. Công cụ nghiên cứu từ khóa

  • Google Keywords Planner
  • KeywordTool
  • Ahref
  • Google Search Console
  • Google Sugguest

3. Giai đoạn nghiên cứu từ khóa

GD1: Tìm đầy đủ danh sách từ khóa phù hợp

GD2: Phân nhóm từ khóa (Keyword Map)

  • Ở giai đoạn 2, sau khi đã có danh sách từ khóa đầy đủ, chúng ta cần phân chia từ khóa thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm tương ứng với mỗi mục tiêu tìm kiếm của người dùng
  • Sở dĩ có giai đoạn 2 là chúng ta muốn khi người dùng tìm kiếm, họ sẽ nhận lại kết quả là trang cung cấp đúng nhu cầu mà họ đang mong muốn.

4. Tiếp nhận mục tiêu

đo lường chuyển đổi

Trong từng dự án mục tiêu sẽ khác nhau, thông thường anh em làm SEO thì mục tiêu chắc hẳn là TOP và traffic. Tuy nhiên đứng trên góc độ cao hơn của một người làm Digital Marketing, chúng ta làm SEO là cần mang lại hiệu quả doanh thu cho doanh nghiệp.

Vậy thì mục tiêu của nghiên cứu từ khóa SEO là:

  • Organic Traffic
  • Đơn hàng
  • Lead
  • Sự liên hệ
  • Doanh thu (dành cho website E - commerce)

Cách tính toán mục tiêu SEO cụ thể:

  • Tính số click dự kiến từ search organic

Click (dự kiến ) = Search Volume * CTR ( top 1-10 )

CTR tùy từng ngành nghề, tùy từng vị trí sẽ có CTR khác nhau, CTR dự kiến bạn có thể tham khảo tại đây: https://www.advancedwebranking.com/ctrstudy/

  • Tính số chuyển đổi marketing dự kiến ( Lead hoặc contact ) – ( 3% là tỉ lệ chuyển đổi tối thiểu – sau này đo lường trong phần Goal của Google Analytics )

Số chuyển đổi = Click ( dự kiến ) * 3%

Những chỉ số % chuyển đổi bạn cần nắm thông qua doanh nghiệp hay bộ phận sale để ước tính được số % tương đối.

Dưới đây là bảng tính dự trù mục tiêu, dựa vào bảng tính này chúng ta sẽ lựa chọn thêm từ khoá mục tiêu, nhằm tăng Search Volume giúp thoả mãn mục tiêu kinh doanh đặt ra.

Với các dự án SEO của Agency, hầu hết mục tiêu là traffic, nên chúng ta có thể dự tính để đưa ra số volume và số lượng từ khóa cần thiết. Từ đó đưa ra số lượng bài content cần thiết cho mục tiêu, tránh lãng phí nguồn lực.

5. Các bước nghiên cứu từ khóa SEO

Mục tiêu của bước này là nghiên cứu toàn bộ từ khóa của thị trường và lên được keyword map

B1: Nghiên cứu sản phẩm và thị trường

Bước này chúng ta cần nghiên cứu kỹ sản phẩm, dịch vụ:

  • Những loại sản phẩm: sản phẩm cửa có cửa nhôm, cửa kính cường lực, cửa nhựa lõi thép, trong cửa nhôm có cửa nhôm thường, nhôm xingfa,....Đào sâu chủng loại sẽ càng hiểu sản phẩm
  • Đặc tính của sản phẩm: cửa nhôm có 1 cánh, 2 cánh, đi lùa, giá rẻ, cao cấp,..
  • Thị trường: doanh nghiệp bán hàng ở những thị trường nào, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội

B2: Tự đưa ra từ khóa chính

Có 2 loại từ khóa mà chúng ta cần đưa ra:

  • Từ khóa chung chung: như “cửa nhôm”, “cửa kính cường lực”, từ khóa chung chung có thể không cần dữ liệu từ B1, thường là tên của chính ngành hàng, có tìm kiếm nhiều nhất
  • Từ khóa chi tiết: như “cửa nhôm xingfa đẹp”, “cửa nhôm giá rẻ”, “cửa nhôm đà nẵng”. Phần này muốn tự nghĩ được nhiều thì B1 phải nghiên cứu sâu, sau đó chỉ cần ghép tên ngành hàng với thể loại (hoặc đặc tính, hoặc thị trường,...)

B3. Tìm từ khóa

Bước 3 này tổng hợp nhiều cách khác nhau từ những công cụ nghiên cứu từ khóa.

B3.1. Sử dụng Google Keyword Planner

Nhập từ khóa vào Google Keyword Planner (tối đa được nhập 10 từ khóa 1 lúc), lúc này Keyword Planner sẽ đề xuất những từ khóa liên quan dựa trên từng từ xuất hiện trong từ khóa

nghiên cứu từ khóa bằng google keyword planner

Tải xuống bằng Excel

nghiên cứu từ khóa bằng google keyword planner

Từ những dữ liệu từ Google có thể có thêm từ khóa chủ đề bổ sung cho B2, để gia tăng từ khóa khi sử dụng các công cụ khác

B3.2. Sử dụng KeywordTool.io

Nhập lần lượt từng từ khóa ở B2 vào công cụ (thêm những từ khóa bổ sung từ Keyword Planner nếu có)

keyword tool

B3.3. Sử dụng Ahref

Đây cũng là cách mà bên mình thường xuyên sử dụng

Truy cập Ahref -> Keywords Explorer -> Copy những từ khóa ở bước 1 vào

ahref

ahref

Vào Having Same Term như ảnh trên.

Ngay trên cùng là bộ lọc dùng để lọc từ khóa

KD: Độ khó từ khóa, từ 0 - 100

CPC: Giá thầu cho 1 click khi quảng cáo CPC

Volumn: lượt tìm kiếm mỗi tháng (chỉ số này sẽ khác volumn của Google Keyword Planner, vì bot của Ahref khác với bot của Google, cơ chế crawl sẽ khác nhau)

Bấm Export để tải xuống Excel, nếu Excel lỗi thì tải bản Excel lỗi đấy lên Google Drive

B3.4. Sử dụng Ahref để lấy từ khóa landing page đối thủ

Đầu tiên, kiểm tra mỗi nhóm sản phẩm từ khóa nào nhiều search nhất (thông thường là từ khóa chung chung). Ví dụ nhóm cửa nhôm thì “cửa nhôm” là từ khóa có nhiều tìm kiếm nhất, cũng là từ khóa cạnh tranh nhất

Dán từ khóa đấy vào Ahref -> Keywords Explorer như B3.3

Kéo xuống dưới sẽ hiển thị TOP 10 đối thủ cạnh tranh, và nhiệm vụ của chúng ta là lấy hết từ khóa của landing page đối thủ

ahref

Ở phần KW (keywords), chọn 1 số đối thủ nhiều KW rồi click chuột phải vào con số KW đấy để mở tab mới, lúc đấy chúng ta sẽ thấy tất cả từ khóa của landing page đấy

ahref

Trên thanh bộ lọc, chọn Position rồi lọc từ khóa có Position từ 1-10

ahref

Ra bộ từ khóa TOP 1-10 của landing page đối thủ

ahref

Export dữ liệu xuống bản Excel, chúng ta sẽ có ngay những từ khóa liên quan của đối thủ trong 1 landing page

B4. Lấy lượt tìm kiếm của từ khóa

Những từ khóa lấy được từ Ahref với KeywordTool thì sẽ phải copy hết vào Google Keyword Planner để lấy lượt tìm kiếm

Đây là quá trình đảm bảo mọi từ khóa đều có lượt tìm kiếm, vì các công cụ cơ chế crawl sẽ khác nhau, vì vậy lượt tìm kiếm sẽ chênh nhau (chúng ta chỉ tin vào volumn của Google Keywords Planner, các công cụ khác chỉ để tham khảo)

B5: Lọc từ khóa

Sau khi đã có danh sách từ khóa từ B3, cần tiến hành xóa những từ khóa thừa

Để xóa đúng từ khóa, cần nắm rõ B1, hiểu đúng ngành hàng, sản phẩm tránh việc xóa nhầm từ khóa

Ví dụ: trong danh sách cho “cửa nhôm cà mau”, nhưng hiện tại Cà Mau chưa có chi nhánh công ty nên chưng ta loại bỏ từ khóa không phù hợp này đi.

nghiên cứu từ khóa

Sau khi xóa hết những từ khóa không phù hợp, chúng ta sẽ có danh sách từ khóa phù hợp, nhưng còn rất lộn xộn

B6: Lên keyword map

Mục đích của bước này là tối ưu hóa nhu cầu tìm kiếm của người dùng, đảm bảo người dùng nhận đúng nội dung mà họ mong muốn.

Phần nhóm từ khóa này rất quan trọng. Nếu nhóm không tốt sẽ gây lãng phí nguồn lực content và gây ra hiệu quả không tốt.

Thông thường phần này rất nặng và chiếm nhiều thời gian.

Lưu ý: Đối thủ nhóm được như thế nào, mình có thể nhóm được như thế

Kết luận: Từ keyword map thì chúng ta bắt đầu cấu trúc nội dung dựa trên những nhóm từ khóa mà chúng ta nghiên cứu được

Trải qua những bước này là chúng ta đã có được bộ từ khóa phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Chúc bạn nghiên cứu từ khóa thuật lợi hơn khi đọc xong tài liệu mình chia sẻ.

Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/nghien-cuu-tu-khoa.html