Mình đã tìm Job content Freelance giá cao ở đâu?

Trong bài viết về content lần trước, mình đã phân tích tại sao có những content giá 50k nhưng sẽ có những content giá trăm, giá triệu (bạn có thể đọc bài này tại blog của mình). Vậy cụ thể là chúng mình có thể tìm job content giá cao ở đâu, và cần làm gì để có thể nâng giá bản thân lên cao hơn? Hôm nay, mình sẽ gợi ý cho các bạn những cách mà mình đã làm trong khoảng thời gian 1 năm rưỡi vừa qua nhé.

Lưu ý: Bài viết này không dạy bạn làm giàu, không seeding, không PR, không sponsored. Bài viết được viết bởi một content junior có một năm kinh nghiệm, tự học và chưa từng làm việc trong một môi trường agency hay doanh nghiệp full time chính quy.

TRƯỚC KHI TÌM VIỆC

Trước khi đi tìm việc, bạn hãy đánh giá năng lực của bản thân qua những ý sau:

1. Bạn đang ở trình độ nào?

Rất nhiều bạn nhầm tưởng giữa một job viết content và một job viết content marketing. Có chữ marketing vào nghĩa là bạn phải biết về marketing. Mình cũng chẳng tự tin bảo bản thân hiểu về marketing tuyệt đối đến mức bài nào cũng nhập tâm viết được. Tuy nhiên, mình cũng rất không vui khi nhiều người đánh giá thấp nghề viết content marketing.

Bạn cần đánh giá được mình đang ở trình độ nào và có thể viết được content loại nào. Thử trả lời câu hỏi sau để đánh giá nhé: Bạn chỉ có khả năng viết lách hay có thể vừa viết vừa áp dụng được kiến thức marketing?

  • Trường hợp 1: Bạn chỉ mới dừng lại ở khả năng viết tốt, tức câu cú sử dụng không sai ngữ pháp, từ vựng đúng ngữ cảnh không sai chính tả…

  • Trường hợp 2: Bạn đã có kiến thức marketing nhưng chưa áp dụng được vào khả năng viết.

  • Trường hợp 3: Và cuối cùng, bạn đã phần nào hiểu và dùng được kiến thức marketing của mình, có khả năng viết bài seeding hoặc blog cho đi giá trị (như blog của mình).

2. Bạn cần gì ở chiếc job đó?

Sau khi xác định được khả năng của mình, tiêu chí tiếp theo để bạn xem xét lựa chọn job sẽ là nhu cầu về job đó của bạn. Hãy gạch chân câu trả lời từ thấp đến cao cho câu hỏi này: Bạn cần gì ở chiếc job này? Một số lý do điển hình khi muốn tìm việc về content:

  • Cần training, cần mentor

  • Cần tiền

  • Cần kinh nghiệm trong CV

  • Cần cọ xát thực tế

Không phải ai đi làm job content cũng cần tiền. Ban đầu, bản thân mình cần nhất chính là kinh nghiệm và có người dẫn dắt (mentor), nên nếu bạn đang muốn được training, được dẫn hướng như trường hợp 1 và 2 thì một vị trí thực tập sinh hoặc một công việc có training sẽ phù hợp hơn với bạn. Cá nhân mình khuyên rằng bạn không nên làm các job freelance vì vừa cạnh tranh cao, vừa giá thấp, hơn nữa lại không được trau dồi kiến thức marketing để nâng giá về sau. Bên cạnh thực tập, đừng quên trau dồi kiến thức về marketing thật tốt nhé.

Nếu bạn cần tiền hoặc cần một job đủ lớn để đưa vào CV, thì bạn đương nhiên sẽ trả công sức tương xứng với nó. Không cần quá to tát, chỉ cần bạn kiên trì. Thử nghía qua 4 cách tìm job mà mình đã thử qua nhé:

NHỮNG CÁCH MÌNH ĐÃ TÌM ĐƯỢC JOB GIÁ TỐT HƠN

1. Follow agency/doanh nghiệp trong thành phố

Đầu tiên và cũng đơn giản nhất là các bạn có thể follow các Agency và doanh nghiệp ở nơi bạn sống và học tập. Vị trí thực tập sinh, cộng tác viên hoặc part-time đều phù hợp với các bạn newbie, tuy nhiên phải chắc rằng bạn sẽ được training tốt nhé.

Có một nghịch lý rất hay thấy ở nơi mình sống, là rất nhiều nơi tuyển thực tập sinh (intern) nhưng lại đòi kinh nghiệm như thể junior (?) Intern luôn mặc định không biết gì, chỉ cần thái độ tốt để được đào tạo. Bên cạnh đó, mình không ủng hộ chuyện doanh nghiệp tuyển thực tập sinh nhưng không trả lương. Nếu không trả lương, chí ít phải có khoản phụ cấp và training đàng hoàng. Các bạn đừng quá vội vàng mà để bản thân bị bóc lột nhen.

2. Upwork

Nói tới job freelancer không thể không nói tới Upwork. Nếu chịu khó, bạn có thể sẽ tìm được vài công việc viết tiếng Việt với yêu cầu không quá cao, mức thu nhập thì lại khá tốt. Mình từng nhận viết một job với giá 12$/1k2 từ, yêu cầu chỉ cần đúng với chủ đề và unique là được.

Tuy nhiên số lượng job như vậy không nhiều lắm. Để tìm được job tốt trên Upwork, bạn cần có khả năng ngoại ngữ khá - tốt, đồng thời mạnh chuyên ngành như SEO, strategy… Các bạn có thể tìm và xem các job tuyển người Việt Nam trên Upwork sẽ thấy rõ hơn nhé.

3. Xây dựng networking

Job giá cao thường có, nhưng nó thường không leak ra ngoài để bạn tìm được. Ví dụ như một doanh nghiệp cần tìm người viết content chất lượng cao, đầu tiên bạn chắc chắn sẽ tìm đến các mối quan hệ trong nghề của mình nhờ giới thiệu rồi. Nhờ vào mối quan hệ luôn rút ngắn thời gian hơn, % thành công cao hơn, thay vì phải đăng tuyển ở ngoài và sàng lọc mấy ngày để tìm ra người hợp ý (có khi không tìm ra luôn).

Do vậy, xây dựng networking hay xây dựng mối quan hệ trong ngành là rất cần thiết. Có mối quan hệ ở bây giờ không mang hàm ý xấu như đi cửa sau như ngày xưa nữa, vì nếu bạn không đem lại giá trị gì (cả vật chất và tinh thần) cho người kia thì họ cũng chẳng mặn mà kết thân với bạn. Mình quan sát được 2 cách để xây dựng mối quan hệ trong ngành mà các bạn newbie có thể áp dụng nhanh là:

  • Đăng ký khóa học: Lựa chọn các khóa học của những người có tiếng, có mối quan hệ rộng trong ngành. Tất nhiên bạn nên ưu tiên chọn khóa học có ích cho bản thân nhé :3 Để tìm xem anh chị nào là người bạn có thể học thì cứ tìm trong các group chuyên môn, xem ai được chọn làm chuyên gia hoặc là min mod. Nhắc thêm nè, nhớ đối chiếu nhiều group và hỏi kỹ càng bạn nhé, vì bây giờ có nhiều khóa lùa gà mà chất lượng thì í ẹ lắm á :3

  • Comment dạo trong các group: Đừng xem thường chuyện comment dạo nhen. Cá nhân mình từng nhận được job content nhờ vào việc đi comment dạo roài đó :3 Bạn cần có độ phủ nhất định trong group/trên feed của người ta thì người ta mới nhớ tới bạn được. Để khi người ta cần gì, bạn sẽ xuất hiện trong đầu người ta ngay đó (thấy giống chuyện quảng cáo nói quài rồi tới lúc cần thì sẽ nhớ tới hem?)

4. Xây dựng thương hiệu cá nhân

Cuối cùng, cách nâng giá content viết ra là bạn có cho mình một mức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Khi đó, content bạn viết ra có thể là review, trải nghiệm, có thương hiệu cá nhân của bạn trong đó. Mình cũng gợi ý bạn 2 cách sau để xây dựng thương hiệu cá nhân nha:

  • Sử dụng LinkedIn: Một trong những mạng xã hội chưa phổ biến với các bạn sinh viên hiện nay là LinkedIn. Thực tế, nhà tuyển dụng cũng sẽ tìm kiếm các ứng viên tài năng trên LinkedIn thay vì Facebook đó. Theo kinh nghiệm của một người quen thì bạn nên connect tầm 500 người (mình ưu tiên connect với các chị HR hoặc các anh chị ở nơi mà mình muốn làm việc), sau đó viết các bài content để có tương tác (content có thể là chia sẻ kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, truyền cảm hứng… miễn là về công việc và học tập). Các job trên LinkedIn có giá cao hơn vì nghiêm túc hơn nhiều so với các chợ viết hay group tràn lan trên Facebook.

  • Xây dựng một trang mạng xã hội: Facebook fanpage, Tiktok account… hay bất cứ mạng xã hội nào khác mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân. Tất nhiên, để phục vụ cho công việc thì content của bạn cần là nội dung hữu ích, có giá trị như learnontiktok chẳng hạn, còn các video giải trí thì mình không khuyến khích lắm nhé :3 Nếu bạn muốn xây fanpage blog như mình, bạn có thể xem bài viết ở album “Ton mần marketing” của mình nhen :3

Chuyện kiếm được tiền vốn dĩ đã không dễ, nâng được giá content trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay lại càng khó hơn. Chính vì vậy, những cách mà mình chia sẻ cũng là những cách chung nhất, nhưng old but gold. Hy vọng các bạn newbie đã có phần nào có được hướng đi cho bản thân mình nhen ~